ƯỚC ĐẠC (Bậc Trung Thiện) CÁC PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG

Chủ nhật – 11/10/2020 05:03

ƯỚC ĐẠC (Bậc Trung Thiện)  CÁC PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG
CÁC PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG

1) Ước lượng thời gian:

  • Có rất nhiều phương pháp để ước lượng thời gian. Ở đây xin trình bày một phương pháp thông dụng là ta tập ước lượng thời gian bằng cách đếm số. Bạn chỉ cần đếm to tiếng “301, 302, 303, 304…” và căn cứ trên trên những con số “ 1, 2, 3, 4 … “ ở sau để biết số giây đã trôi qua kể từ khi bắt đầu đếm.
  • Trong khi tập, bạn nên kiểm soát trên mặt đồng hồ để tập đọc cho đúng vận tốc trôi qua mỗi giây cho chính xác.
  • Ngoài ra, về thời gian dài, ta có thể ước lượng bằng hơi thở. Trung bình một phút ta thở từ 12 đến 14 lần, hãy kiểm chứng bằng đồng hồ cho quen.
  • Chúng ta cũng có thể ước lượng thời gian bằng nhịp đập của mạch máu. Tùy theo cơ thể của mỗi người, một phút có thể từ 70 đến 100 nhịp đập. Hãy tự kiểm tra mình trong nhiều tình huống: bình thường, mệt mỏi, làm việc nặng…

2) Ước lượng số đông:

  • Chúng ta tập luyện bằng cách chia ra từng nhóm nhỏ rồi đếm số người của một nhóm. Sau đó ước lượng xem số đông đó có khoảng bao nhiêu nhóm, rồi nhân lên. Hoặc tập nhìn cho quen một số đông được ấn định (10 hoặc 20 người), rồi tập nhìn số đông được ấn định đó ở nhiều đội hình khác nhau (hàng ngang, hàng dọc, vòng tròn,…) .
  • Sau đó so sánh giữa số đông đó với một số đông khác rồi kiểm chứng lại. Tập luyện đến khi nào đạt được tới sai số nhỏ nhất. Khi đó chỉ cần bạn đảo mắt qua là ước lượng được ngay số đông đó (như số đông của buổi họp, 1 cuộc mít tinh, một đại hội…).

3) Ước lượng khối lượng:

  • Có thể tập luyện bằng cách so sánh với những khối lượng đã biết bằng tay. Nghĩa là lúc đầu ta tập cầm những khối lượng trung bình từ 1kg đến 5kg. Lúc tập nên đổi tay qua lại để cho tay quen.
  • Ngoài ra chúng ta còn có nhiều phương pháp khác để ước lượng khối lượng (ví dụ như dựa vào thể tích của một vật và khối lượng riêng của chúng,…).

4) Ước lượng thể tích, diện tích

  • Ước lượng thể tích vật thể, ta ước lượng chiều dài a, chiều rộng b và chiều cao c, sau đó nhân ba kích thước ấy biết thể tích V của vật thể: V = a x b x c.

Hoặc chúng ta dùng phương pháp so sánh với những vật thể có thể tích mà chúng ta đã đo lường kỹ càng. Sau khi ước lượng xong, chúng ta nên kiểm chứng lại, chỉ sau vài lần là quen.

  • Để ước lượng một diện tích (một mảnh đất, thửa ruộng, khu vườn…) chúng ta phải tập luyện bằng phương pháp so sánh bằng mắt. So sánh bằng mắt giữa một diện tích thật đã biết trước với diện tích cần so sánh. sau đó, chúng ta sẽ kiểm chứng lại diện tích đó bằng phương pháp đo ước đạc với các công thức thích hợp.
  • Công thức áp dụng:

+ Diện tích hình chữ nhật:
(chiều dài x chiều rộng) (đơn vị diện tích).
+ Diện tích hình vuông:      
cạnh  x  cạnh   (đơn vị diện tích).
Đơn vị diện tích:
– Đơn vị độ dài dùng là xen-ti-mét (cm) thì đơn vị diện tích là xen-ti-mét vuông (cm2).
– Đơn vị độ dài dùng là mét (m) thì đơn vị diện tích là mét vuông (m2), …

Nguồn tin: Tài liệu tu học bậc Trung Thiện

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.