ƯỚC ĐẠC (Bậc Trung Thiện) CHIỀU RỘNG, CHIỀU SÂU, CÁCH TẠO GÓC VUÔNG

TÌM CHIỀU RỘNG

Phương pháp 1
Chọn một vật đích bên kia sông, ở bên này ta cắm cọc số 1 đối diện với vật đích; gọi đây là  D là khoảng cách cần tìm. Từ cọc này ta cắm cọc số 2 dọc bờ sông thẳng góc với đường D; rồi từ cọc số 2 ta  lại  cắm cọc số 3 thẳng góc với đường  nối  cọc 1 và cọc 2,  gọi đường nối cọc 2 và 3 là  d. ( Cách tạo thành một góc vuông xin xem phần sau). Đứng từ cọc số 3 ta ngắm vật đích bên kia sông, đường ngắm này cắt đường nối cọc 1 và 2 tại ví trí số 4 và chia đường này thành 2 đoạn A và B. Công thức tìm bề rộng ở phương pháp này như sau

Phương pháp 2
Ơ bờ sông bên này đối diện với vật chuẩn bên kia sông ta cắm 2 cọc A và B thẳng hàng với vật chuẩn, từ 2 cọc A và B vẽ 2 đường song song thẳng góc với đường AB; trên 2 đường này ta lại cắm 2 cọc C và D cũng thẳng hàng với vật chuẩn bên kia sông. Công thức tính bề rộng dòng sông (D) kể từ vật chuẩn đến cọc đầu tiên sẽ là

Phương pháp 3
Chọn một vật chuẩn bên kia sông, đứng thẳng người rồi từ từ kéo vành mũ xuống ngang tầm mắt cho đến khi thấy chân vật chuẩn chạm vành mũ thì dừng lại; xoay người về bên này bờ sông cho đến khi vành mũ chạm một điểm nào đó trên mặt đất. Khoảng cách từ chỗ đứng đến điểm chạm này là khoảng cách bề rộng cần tìm.

TÌM CHIỀU SÂU

Khi đứng ở một độ cao ở một nơi nào đó, thì để muốn biết chiều sâu từ nơi ta đúng đến mặt đất ta chỉ cần thả một vật nặng rơi tự do (không ném), ví dụ: lon nước ngọt, thùng nhôm,… khi chạm đất sẽ gây tiếng động. Chúng ta chỉ cần tính thời gian rơi tự do là bao nhiêu rồi áp dụng công thức chúng ta sẽ biết được độ cao cần tìm.
Công thức:

H =  x g x t2

Với H: Độ cao (chiều sâu) cần tìm, đơn vị tính: mét (m)
 t : thời gian rơi tự do, đơn vị tính: giây (s).
 g tương đương 10 m/s2: gia tốc trọng trường (hoặc g = 9,8 m/s2)

 

TẠO GÓC VUÔNG TRÊN MẶT ĐẤT

Phương pháp 1 (dùng một đoạn dây)
 Gấp đôi một sợi dây rồi đặt 2 đầu dây tại A và B, căng sợi dây để điểm giữa nằm tại C, làm dấu tại C. Giữ sợi dây tại A rồi thẳng sợi dây để đầu B đến tại vị trí D với 3 điểm ACD thẳng hàng; nối BD để có góc vuông ABD.

Ngoài ra còn có vài cách làm khác như áp dụng Góc Nội tiếp chắn nửa vòng tròn, hoặc bằng cách dựng đường trung trực  của một đoạn thẳng hoặc dùng bộ số Pythagore (3, 4, 5) Tuy nhiên những cách này phức tạp hơn cách trên nhiều.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.