ÂM NHẠC LÝ THUYẾT (Tiếp theo bậc Sơ Thiện)
ÂM NHẠC LÝ THUYẾT (Tiếp theo bậc Sơ Thiện)
Với mục đích hướng dẫn của GĐPT, ở Bậc Sơ Thiện đã biết được một số khái niệm cơ bản và phổ thông về âm nhạc như: nốt nhạc, khoảng cách về cao độ, khuông nhạc, khóa nhạc, các dấu hóa, ô nhịp, trường độ, phách. Ở Bậc Trung Thiện, tập thực hành đánh nhịp cho một bài hát với các nhịp thông thường,…
1. NHỊP VÀ PHÁCH
Mỗi bài hát có 1 chu kỳ luân chuyển tuần hoàn giữa phách mạnh và phách yếu khác nhau trong một trường độ đều. Ở bất cứ bản nhạc nào, đầu khuôn nhạc luôn có số ghi biểu thị trường độ và phách nhịp trong bản nhạc.
Đây là khuôn nhạc, đầu khuôn biểu thị khóa Sol, khóa này phổ biến trong hầu hết các ca khúc, ngăn một khung nét vạch nhịp chia khuôn nhạc thành những ô nhịp đều nhau
+ Xem số bên trên là Tử số, số bên dưới là Mẫu số.
Tử số: cho biết số phách trong một ô nhịp, (1 Ô nhịp cách nhau bởi dấu ”|“). Ban đầu mới tiếp xúc, xem như mỗi phách là một lần gõ xuống. Thí dụ:
nhịp 3/4 => trong mỗi ô nhịp có 3 phách,
nhịp 4/4 => trong mỗi ô nhịp có 4 phách,
nhịp 7/8 => trong mỗi ô nhịp có 7 phách,…
Mẫu số: cho biết giá trị trường độ (GTTĐ) của một phách. Thí dụ mỗi phách có GTTĐ độ kéo dài bằng 1 nốt đen.
Chú ý: GTTĐ của một phách không cố định chính xác theo thời gian, mà tùy người chơi muốn nhanh hay chậm thôi (Thí dụ: = 75, = 100, = 120,…)
Nhớ 3 loại mẫu số hay dùng: 2 , 4 , 8 , 12.
2 : GTTĐ 1 phách = 1 nốt trắng
4 : GTTĐ 1 phách = 1 nốt đen
8 : GTTĐ 1 phách = 1 nốt móc đơn
12 : GTTĐ 1 phách = 1 nốt móc kép
Thí dụ: 9/8, mẫu số: 8 =>GTTĐ 1 phách = 1nốt móc đơn.
+ Ngoài ra có 2 ngoại lệ quan trọng là: người ta thường thay thế 2 loại nhịp là: 2/2 bằng chữ và 4/4 bằng chữ C
Ghi chú: Số chỉ nhịp (tên nhịp) không
có gạch phân số, nhưng để dễ hình dung, người ta tạm dùng vạch phân số ngăn cách tử số, mẫu số như trên.
2. CÁCH ĐÁNH NHỊP (với các nhịp 2/4, 3/4, 4/4)
a. Cách đánh nhịp 2/4 : Nhịp 2/4 có hai phách trong mỗi ô nhịp, mỗi phách bằng 1 nốt đen (). Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai là phách nhẹ.
Động tác đánh nhịp: Đánh tay phải xuống để thực hiện phách 1, nhấc tay lên để thực hiện phách 2.
Vỗ tay x x
Ví dụ áp dụng đánh nhịp nhạc phẩm “Hướng Phật đài”.
b. Cách đánh nhịp 3/4 : Nhịp 3/4 có ba phách trong mỗi ô nhịp, mỗi phách bằng 1 nốt đen (). Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai và phách thứ ba là phách nhẹ.
Động tác đánh nhịp: Đánh tay phải xuống để thực hiện phách 1, đánh tay ngang để thực hiện phách 2, đánh chéo tay lên để thực hiện phách 3.
Ví dụ áp dụng đánh nhịp nhạc phẩm “Dâng hoa”
c. Cách đánh nhịp 4/4: Nhịp 4/4 có bốn phách trong mỗi ô nhịp, mỗi phách bằng 1 nốt đen (). Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai là phách nhẹ, phách thứ ba là phách mạnh vừa và phách thứ tư là phách nhẹ.
Ví dụ áp dụng đánh nhịp nhạc phẩm “Chí hướng”.
Ghi chú:
+ Nhịp đơn 2/4 có 2 phách (nhóm trường độ), giá trị mỗi phách là một nốt đen (). Mỗi phách có thể phân ra làm 2 thì, mỗi thì là một nốt móc đơn ().
+ Nhịp đơn 3/4 có 3 phách (nhóm trường độ), giá trị mỗi phách là một nốt đen (). Mỗi phách có thể phân ra làm 2 thì, mỗi thì là một nốt móc đơn ().
+ Nhịp đơn 4/4 có 4 phách (nhóm trường độ), giá trị mỗi phách là một nốt đen (). Mỗi phách có thể phân ra làm 2 thì, mỗi thì là một nốt móc đơn ().
+ Các nhịp đơn 2/4, 3/4, 4/4 có một phách mạnh (trọng âm) ở phách đầu tiên (nốt đen) hay ở thì đầu tiên của phách đầu tiên (2 nốt móc đơn ) trong mỗi ô nhịp.
Thực hành hát nốt nhạc và vỗ tay (x) đều theo tiết tấu sau:
x x x x x x xxx
Con . lên chùa . dâng hoa.
Con . cúng dường . chư Phật.
Lòng . thành con . tưởng nhớ.
Đến . bao ngày . đã qua. xxx
x x x xxx x x x xx
Một . hồi chuông vừa gióng. Tình cờ . lòng con chợt thấy.
x x x x xxx x x xxx
Cuộc đời . buồn đau chồng chất trong lòng người.
xx x xx x xx x xx x x x
. . Nguyện cầu cho nơi nơi yên vui khắp chốn.
x xx x xx x xx x xxx
Ánh sáng Đức Thích Ca nhiệm mầu soi thế gian.
Thực hành hát nốt nhạc và vỗ tay (x) đều theo tiết tấu sau:
x x x x x x xx
Lời 1: Các anh phương xa từ đồi núi oai hùng.
Lời 2: Các anh hân hoan vì màu áo Lam hiền.
Lời 3: Các anh hiên ngang nhận cuộc sống thơm vàng.
x x x x x x xx
Lời 1: Chúng tôi miền xuôi miền thùy dương cát trắng.
Lời 2: Chúng tôi mừng vui vì đàn em yêu mến
Lời 3: Chúng tôi cười vang hòa niềm vui thân ái.
x x x x x x xx
Lời 1: Gặp nhau đây ta cùng nguyện đắp xây.
Lời 2: Gặp nhau đây ta chung một chí hướng.
Lời 3: Gặp nhau đây ta chung một chí hướng.
xx x x xx
Lời 1: Xây ngày mai huy hoàng. (Lời 2: Các anh hân hoan…)
Lời 2: Đem đuốc tuệ soi đường. (ĐK: Ôi nắm tay nhau …)
Lời 3: Đem đuốc tuệ soi đường.
ĐK:
xxxx x x x x xx x x xxxx
Ôi . nắm tay nhau mà ca một niệm chân thành.
xxxx x x x x xx x x xx
Ôi! . gió sương mưa dù rơi một lòng tinh tấn.
(Lời 3: Các anh hiên ngang…)