MẬT THƯ (Bậc Trung Thiện) HỆ THỐNG THAY THẾ, DỜI CHỖ, ẨN DẤU.

MỘT VÀI CÁCH GIẢI MẬT THƯ DẠNG THƯỜNG GẶP

 
I. GIẢI MẬT THƯ HỆ THỐNG THAY THẾ, DỜI CHỖ, ẨN DẤU.
Văn bản được mã hóa bằng cách thay thế bởi những chữ, số, kí hiệu riêng (bao gồm cả âm thanh, hình ảnh…) theo một hệ thống. Hệ thống làm ẩn bạch văn trong chương trình Bậc Hướng Thiện và Sơ Thiện đã giới thiệu một số mật thư được soạn theo lối thay thế, dời chỗ, ẩn dấu. Nay ở Bậc Trung Thiện thử phân tích, đánh giá, phân loại và dịch khi gặp mật thư thuộc một trong các loại trên.
Giải mật thư 1: (Cuối phần mật thư ở Bậc Sơ Thiện có giới thiệu mật thư sau)
OTT      “Vững tâm”
Bản mật mã:
Đừng chia rẽ bạn nhé
Sống cần phải quan tâm
Sống phải có tấm lòng
Đừng làm mất nhân cách
Như bức thư vô hồn.    AR
Nhận xét:
– Thực tế: Bản mật mã có 4 câu thơ, mỗi câu đều có 5 từ và khóa như một mệnh lệnh “Vững tâm”.
– Đánh giá: Khóa không có dấu hiệu về thay thế bằng số hay bằng chữ. Bản mật mã không phải là số, không phải là nhóm ghép của các chữ cái khó hiểu hoặc là các ký hiệu khác.
– Suy đoán: Mật thư thuộc hệ thống ẩn dấu, bạch văn là các từ dấu trong các câu thơ của bản mật mã. Căn cứ khóa “vững tâm”, muốn người dịch ở câu thơ nào cũng đều lấy từ ở chính giữa (từ thứ 3 của mỗi câu):
“rẽ phải có mất thư”
và bản dịch đọc lại là: “rẽ phải có mật thư”
(đọc trại từ mất thành từ mật phù hợp với nội dung)
– Chú ý: Khóa loại này có thể viết khác: “Mỗi bước mỗi niệm Phật tại tâm”, “Mỗi vòng tròn chỉ có một cái tâm”,…
Giải mật thư 2
OTT     “Rắn ăn đuôi”
Bản mật mã: DIHOUWGBWSCASNOHETD
Nhận xét:
– Thực tế: Bản mật mã là một chuỗi liền các chữ cái đứng cạnh nhau một cách khó hiểu và khóa bằng một câu nói bóng “Rắn ăn đuôi”.
– Đánh giá: Khóa không có dấu hiệu thay thế chữ bằng chữ, chữ bằng số hay các ký hiệu khác. Bản mật mã không phải là các nhóm chữ cái hay từng chữ cái rời rạc, các chữ cái đều viết hoa như nhau xếp thành một chuỗi liền nhau.
– Suy đoán: Mật thư không thuộc hệ thống ẩn dấu hay thay thế mà thuộc hệ thống dời chổ. Căn cứ khóa “Rắn ăn đuôi”, muốn chữ cái đầu tiên là đầu, chữ cái cuối cùng là đuôi. Đầu quay lại ăn đuôi và cứ như thế sẽ sắp được thành một bạch văn.
– Cách làm: Dưới mỗi chữ cái của chuỗi bản mật mã đánh số thứ tự chữ cái đầu là 1, chữ cái cuối cùng là 2, trở lại đầu 3 rồi cuối 4… cho đến hết như sau:
D I H O U W G   B  W  S  C   A   S  N  O  H E T D
1 3  5 7  9  11 13 15 17 19 18 16 14 12 10  8  6  4  2
– Bạch văn : DDI THEO HUOWNGS BAWCS
Đi theo hướng bắc.
– Chú ý: Khóa của mật thư còn viết “Đầu xuôi đuôi lọt” hay “Nhất đầu nhì út”,…
Giải mật thư 3
OTT        “Ta về ta tắm ao ta,
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.”
Bản mật mã: FTAJP – CUZUW – JTHWUOZNG – BZAJNG – BAWNF -TAFY – AR.
Nhận xét:
– Thực tế: Bản mật mã là từng nhóm chữ cái cách nhau bởi dấu phẩy và khóa bằng một câu ca dao “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”.
– Đánh giá: Khóa không có dấu hiệu thay thế chữ bằng chữ, chữ bằng số hay các ký hiệu khác. Bản mật mã là các nhóm chữ cái, các chữ cái đều viết hoa như nhau đứng cách nhau dấu phẩy. Số lượng từ trong câu ca dao và số nhóm chữ cái không bằng nhau.
– Suy đoán: Căn cứ khóa “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” muốn dùng chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt. Mật thư thuộc hệ thống ẩn dấu.
– Cách làm: Gạch bỏ các chữ cái không có trong bảng chữ cái Tiếng Việt.
Mỗi nhóm chữ cái cho một từ Tiếng Việt không dấu.
– Bạch văn: TAP CUU THUONG BANG BAN TAY
Tập cứu thương băng bàn tay.
– Chú ý: Khóa của mật thư còn viết “Trâu ta ăn cỏ đồng ta, chớ thấy mạ tốt ăn qua đồng người”, “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”,…
Giải mật thư 4
OTT        “Cưa đôi thanh sắt để đặt đường rây”
Bản mật mã: VED ATT AJI FAS ATZ EFD ASR
ITM BUV AJN – AR
Nhận xét:
– Thực tế: Bản mật mã là một chuỗi gồm các nhóm chữ cái đứng cạnh nhau một cách khó hiểu và khóa “Cưa đôi thanh sắt để đặt đường rây”.
– Đánh giá: Khóa không có dấu hiệu thay thế chữ bằng chữ, chữ bằng số hay các ký hiệu khác. Bản mật mã là các nhóm chữ cái, các chữ cái đều viết hoa như nhau. Số nhóm chữ cái và số từ trong khóa không bằng nhau.
– Suy đoán: Khóa có ý xem bản mật mã là một chuỗi gồm các nhóm chữ cái đứng cạnh nhau như một thanh sắt đường rây. Cần cưa làm hai để đặt thành đường rây. Số chữ cái là số chẵn. Mật thư dạng dời chỗ.
– Cách làm: Chia đôi chuỗi chữ cái trong bản văn và đặt thành hai hàng ngang,  các chữ cái tương ứng song song:
V E D A T T A J I F A S A T Z
E  F D A S R  I TMBU VA J  N
Đọc các chữ cái theo cột từ trên xuống và từ trái qua phải, 2 mẫu tự cuối là ký hiệu được thêm vào cho đủ nhóm, không có nghĩa.
– Bạch văn:
VEEF DDAATS TRAIJ TIMF BAUS VAATJ
Về đất trại tìm báu vật.
– Chú ý: Khóa của mật thư còn viết “Môn đăng hộ đối”, …
Giải mật thư 5
OTT        “BI TRÍ DŨNG”
Bản mật mã: TGJO – UGJZ – NPUZ – HSTW – HMIR – WWRM– OAAG – ENRN – OATN – AR
Nhận xét:
– Thực tế: Bản mật mã gồm các nhóm chữ cái riêng biệt và khóa “BI TRÍ DŨNG”.
– Đánh giá: Khóa không có dấu hiệu thay thế chữ bằng chữ, chữ bằng số hay các ký hiệu khác. Khóa không có ẩn ý như các khóa ở các mật thư trên. Bản mật mã có  9 nhóm chữ cái đều viết hoa như nhau (AR là dấu hiệu kết thúc văn bản) và số chữ cái trong khóa cũng bằng 9. Số nhóm chữ cái và số chữ cái trong khóa bằng nhau.
– Suy đoán: Khóa có ý mỗi nhóm chữ cái của bản mật mã ứng với một chữ cái trong khóa. Mật thư có dạng của hệ thống dời chỗ.
– Cách làm: Thông thường loại này được qui ước sau:
+ Các nhóm chữ cái của bản mật mã (theo thứ tự ghi từ trái qua phải) được đánh số từ 1 đến hết.
TGJO(1) –UGJZ(2) –NPUZ(3) –HSTW(4) – HMIR(5) – WWRM(6) – OAAG(7) – ENRN(8) – OATN(9).
+ Vị trí các chữ cái trong khóa được giữ nguyên nhưng được đánh số thứ tự theo thứ tự của bảng chữ cái (bảng mẫu tự 26 chữ cái), nếu có 2 chữ cái trùng nhau thì chữ đứng trước mang số thứ tự nhỏ hơn.
B(1)   I(4)  T(8)   R(7)  I(5)   D(2)   U(9)    N(6)   G(3)
+ Xếp các nhóm chữ thành hang dọc theo số thứ tự tương ứng với số thứ tự của các chữ cái của khoá.
B(1)   I(4)  T(8)   R(7)  I(5)   D(2)   U(9)    N(6)   G(3)
  T      H       E        O       H       U       O       W       N
  G     S        N       A       M       G       A       W       P
   J      T        R        A       I         J         T        R        U
  O     W       N       G       R        Z        N       M       Z
+ Đọc theo hàng ngang ta sẽ có nội dung bản tin.
– Bạch văn: “THEO HUWOWNGS NAM GAWPJ TRAIJ TRUOWNGR” (4 chữ cái cuối ZNMZ thêm vào cho đủ nhóm, không có nghĩa).
“Theo hướng nam gặp Trại trưởng”.
– Chú ý: khóa thường gặp:“TINH TẤN”,“TỪ BI HỶ XẢ”,“HÒA TIN VUI”,“VIỆT NAM”,“ĐOÀN LAM”…
Trường hợp không đặc biệt, bảng mẫu tự thường dùng có 26 chữ cái (Bảng mẫu tự Quốc tế).
Giải mật thư 6
OTT        “Giữ năm điều luật Gia đình
Thực hành cho đúng đời mình sẽ vui”
Bản mật mã: 1312 – 333 – 14, 181 – 593, 33123 – 492, 244 – 172 – 11, 561 – 531 – 521 – AR.
Nhận xét:
– Thực tế: Bản mật mã gồm các nhóm các chữ số và khóa “Giữ năm điều luật Gia đình
Thực hành cho đúng đời mình sẽ vui”.
– Đánh giá: Khóa yêu cầu giữ 5 điều luật nhưng bản mật mã không ghi từ nào trong điều luật mà là các nhóm số, có nhóm có 5, 4, 3 hoặc 2 chữ số. Chữ số đầu tiên của mỗi nhóm số trong bản văn không lớn hơn 5. Cần chuyển chữ số thành chữ cái để biết nội dung mật thư dựa vào khóa: “Thực hành cho đúng” “Năm điều luật Gia đình”.
– Suy đoán: Mật thư dạng hệ thống thay thế. Trong mỗi nhóm số, số đầu tiên chỉ thứ tự điều luật, số thứ hai chỉ thứ tự từ trong điều luật đó, còn các số thứ ba, thứ tư, thứ năm chỉ thứ tự chữ cái được chọn trong từ ấy.
– Cách làm:
+ Nhóm số 1312,
Số đầu tiên: 1 – Điều luật thứ nhất (Phật tử quy y Phật Pháp Tăng và giữ giới đã phát nguyện),
Số thứ nhì: 3 – từ thứ 3 (quy),
Số thứ ba và thứ tư: 1, 2 – trong từ “quy” chọn các chữ cái thứ nhất và thứ nhì – (qu).
Trong nhóm số này ta được: qu
+Nhóm số tiếp theo: 333, trong điều luật thứ 3, ở từ thứ 3 và chọn chữ cái thứ 3:
Điều luật thứ 3 (Phật tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật), lấy từ thứ 3 (trau). Trong từ “trau”lấy chữ cái thứ 3 (a) ta được: a.
+ Tương tự, tiếp theo với nhóm số 14, ta được: y
+ Thực hiện lần lượt với các nhóm số cho đến hết.
– Bạch văn: “quay vê trai găp đst”
“Quay về trại gặp Đời sống trại”.
(ở trong kỳ trại của GĐPT, Huynh trưởng phụ trách phần việc viết tắt là “đst” đó là Đời sống trại).
– Chú ý: Khóa có thể lấy 3 điều luật của ngành Oanh hay 5 hạnh được sắp xếp thứ tự trên huy hiệu hoa sen,…
Giải mật thư 7
OTT        “Bài ca Sen Trắng”
Bản mật mã: Lòng hào trắng dung – Hào từ dung trí hình nghìn ta – Lòng kìa kìa vô –AR
Nhận xét:
– Thực tế: Bản mật mã gồm các nhóm từ lấy từ bài ca Sen Trắng và đọc không có nghĩa. Khóa “Bài ca Sen Trắng”.
– Đánh giá: Khóa muốn ghi lại bài ca Sen Trắng. Bản mật mã gồm các nhóm từ vô nghĩa nhưng cần có tương ứng một trật tự nào đó để chuyển thành các chữ cái, các từ của nội dung bản tin. Các từ trong bản mật mã không có ở trong phần lời “Đồng thệ nguyện một dạ theo Phật…”
– Suy đoán: Theo lời bài ca Sen Trắng, kể từ đầu mỗi từ ứng với một chữ cái từ A, B, C,…, Z.
– Cách làm: Ghi lời bài hát Sen Trắng rồi điền bảng chữ cái tương ứng, ta có:
“ Kìa xem đoá sen trắng thơm, nghìn hào quang
    A     B     C    D      E       F         G     H      I
chiếu sáng trên bùn. Hình dung Bổn Sư chúng ta,
  J       K      L     M      N      O      P    Q      R     S
lòng từ bi trí giác vô cùng …”
 T    U  V W   X   Y    Z
So sánh với nội dung bản mật mã ta sẽ có chữ cái tương ứng: “THEO HUOWNGS TAAY”.
– Bạch văn: “Theo hướng tây”.
– Chú ý: Khóa có thể dùng các bài hát: “Trầm hương đốt”, “Phật giáo Việt Nam”, “Quốc ca”,…
Giải mật thư 8
OTT        N = 16
Bản mật mã:
2863084507930273090633300882077509930
560512– AR.
Nhận xét:
– Thực tế: Bản mật mã là một chuỗi các số đứng liền nhau. Khóa N = 16.
– Đánh giá:
+ Nếu thay thế mỗi số là một chữ cái thì chỉ lấy được 9 chữ cái tương ứng từ 1 đến 9, trong khi đó bảng mẫu tự 26 chữ cái. Ví dụ các số đầu trong bản mật mã: 28630, có thể được xem là 2, 8, 6, 3, 0 hay 28, 6, 30 hay 2, 86, 30 hay … Như vậy việc thay thế như trên là không hợp lý vì các chuỗi số không có dấu phẩy ngăn cách.
+ Khóa N = 16 không hiểu là tọa độ (1,6) hay không hiểu kiểu bảng chữ nhật (vì phải có thêm xác định số dòng và cột).
+ Khóa N = 16, nếu không thay thế như trên thì có thể chuyển hướng một cách thay thế khác là morse.
– Suy đoán: Khóa N = 16. Với N = – . thì 1 (số lẻ) tương ứng là “tè” và 6 (số chẵn) tương ứng là “tích”. Còn số 0 để ngăn cách một chữ cái, 00 để ngăn cách một từ. Điều này có thể hợp lý.
– Cách làm: Theo cách suy đoán, chuyển số lẻ thành “tè” và số chẵn thành “tích”.
2 8 6 3 0 8 4 5 0 7 9 3 0 2 7 3 0 9 0 6 3 3 3 00
 . . .  – ,  . .  – ,  – – – ,   . – – ,  – ,  . – –  – ,
V           U         O          W      T         J
8 8 2 0 7 7 5 0 9 9 3 0 5 6 0 5 1 2
.  .  . ,  – – – ,  – – –  ,  – ,  – – .
S         O          O       N        G
– Bạch văn: “Vượt sông”.
– Chú ý:
+ Khóa có thể dùng “A = mh”. Với A = . – thì chữ cái thấp là “tích” và chữ cái cao là “tè” (trường hợp này không xem là nguyên âm, phụ âm vì “mh” cả hai m, h đều là phụ âm). Khi đó bản mật mã được viết  bằng các chữ cái theo kiểu viết thường. Trường hợp khóa “A = hm” thì chữ cái cao là “tích” và chữ cái thấp là “tè”.
+ Có trường hợp mật thư viết theo cách dùng nguyên âm a, ă, â, e, ê, o, ô, ơ, u, ư, i, y và phụ âm là các chữ cái còn lại thay cho ký hiệu “tích”, “tè”.
Giải mật thư 9
OTT        C = KE = TR
 Bản mật mã: IA . E . E . UE – NE . TI . ET . A . T . IE – T . AE . ET . EE . WT – AR.
Nhận xét:
– Thực tế: Bản mật mã gồm các chữ cái viết hoa như nhau, một nhóm lớn gồm các nhóm nhỏ có 2 chữ cái hoặc 1 chữ cái cách nhau bởi dấu chấm. Khóa xác định sự liên quan giữa các chữ  C với KE và TR, viết cũng như bản mật mã.
– Suy đoán:
+ K và E kết hợp để thành C, đồng thời T và R cũng kết hợp tương tự để thành C. Trong bảng morse:
K = – . –, E = . , T = – , R = ..  thấy rằng:
KE: ghép ký hiệu morse của K, E thành – .. = C
TR: ghép ký hiệu morse của T, R  thành – .. = C
Suy đoán như trên phù hợp với khóa ra, cần xem khi áp dụng vào bản mật mã có đọc được bản tin hợp lý không.
– Cách làm:
 I    A  .  E . E . U   E      – N  E .  T  I . E T . A . T . I  E
. . . – ,   . . , . ..     . . ,  – . ., . – , . – , – , . . .
   V       E   E     F            D       D      A    A   T    S
T  .  A  E  . ET. E  E .   W   T
–  ,  ..  ,  . –,  .   .  , . – – –
T      R       A       I           J
– Bạch văn: “Về đất trại”

 

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.