ÂM NHẠC LÝ THUYẾT (Bậc Hướng Thiện) BIẾT NHẠC CỤ CỔ NHẠC DÂN TỘC
ÂM NHẠC LÝ THUYẾT
A. PHÂN BIỆT VÀI NHẠC CỤ
(cổ nhạc dân tộc)
Nhạc cụ các dân tộc Việt Nam có nhiều loại khác nhau, những nhạc cụ này dùng để đệm cho hát, múa, độc tấu, hòa tấu … các nhạc cụ này còn dùng trong Lễ hội, trong sinh hoạt Văn hóa của mỗi dân tộc.
Sau đây là một số nhạc cụ thông dụng:
1). SÁO:
Được làm bằng thân cây trúc, nứa .. dùng hơi để thổi.
Có loại sáo dọc, có loại sáo ngang.
2). ĐÀN BẦU:
Chỉ có một dây, dùng que gảy, có âm sắc đặc biệt. Đây là một trong những nhạc cụ độc đáo của Việt Nam.
3). ĐÀN TRANH:
Đàn tranh còn gọi là đàn Thập lục (có 16 dây), dùng móng gảy. Ngoài độc tấu, hòa tấu, còn đệm cho ngâm thơ…
4). ĐÀN NHỊ:
Ở Miền Nam còn gọi là đàn cò, có 2 dây, dùng dây cung để kéo.
5). ĐÀN NGUYỆT (Nguyệt cầm)
Ở miền Nam gọi là đàn kìm, có 2 dây, dùng móng gảy.
Đàn Nguyệt thường hay dùng để đệm cho hát Chầu Văn – một thể loại dân ca đặc sắc của đồng bào Bắc Bộ.
6). ĐÀN ĐÁY:
Nhạc cụ điển hình của hát ca trù ở Bắc Bộ.
6). TRỐNG:
Có nhiều loại trống khác nhau như: Trống cái, trống cơm, trống đế ..vv. Trống Việt Nam đa dạng về loại hình và nghệ thuật diễn tấu phong phú, tinh tế.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1/. Kể tên những nhạc cụ dân tộc VN mà em biết ?
2/. Sự giống nhau và khác nhau giữa đàn Nhị và đàn Nguyệt.