VĂN NGHỆ (Bậc Hướng Thiện): KHẮC TRÊN PHẤN, TẨY – LÀM LỒNG ĐÈN

2. Khắc trên tẩy (gôm)
a. Vật liệu:
+ 2-3 cục tẩy (tùy theo bạn thích làm bao nhiêu con dấu), chọn tẩy dày và to cho dễ điêu khắc. Nên sử dụng loại tẩy dai (không bở vụn) và có bề mặt mịn, mượt (không rỗ)
+ Dao rọc giấy, chọn dao lưỡi mỏng và nhỏ.
+ Mực bút máy hoặc mực in
+ Bút bi, bút chì.
+ Hình mẫu định khắc (hoặc trong tư duy).
b. Các bước điêu khắc tẩy:
Bước 1: Vẽ hình mà em muốn lên giấy. Chú ý là kích thước phải nhỏ hơn so với kích thước của tẩy.
Sau đó đặt hình vẽ lên trên tờ giấy than (mặt than của giấy úp vào mặt sau của tờ giấy đã vẽ).
Đồ lại một lần nữa trên hình đã vẽ để có nét vẽ trên mặt sau của tờ giấy (hình ngược)
Bước 2: Úp mặt giấy than lên cục tẩy và tiếp theo úp mặt hình vẽ (thuận) lên cục tẩy (nhìn thấy hình ngược lên phía trên)
Sau đó dùng bút đồ lại trên hình ngược, sẽ in hình trên mặt tẩy. Vẽ lại hình trên cục tẩy cho đẹp.
Bước 3: Sau khi vẽ xong, dùng dao rọc giấy dọc theo những nét vẽ. Mũi dao rọc sâu sâu một chút thì mới dễ bóc tách.
Bước 4: Từ mép ngoài cục tẩy, cắt 1 đường nằm ngang, cách mặt tẩy khoảng 0.5mm, cắt sâu dần, đến khi chạm vào các rãnh mà ở bước 3 đã tạo ra thì dừng lại, nhấc lớp tẩy thừa lên rồi cắt đi.
Bước 5: Cắt những phần cần cắt rời nằm phía bên trong (nếu có). Dần dần gọt giũa, sẽ có một hình nổi lên trên thật ưng ý.
Bước 6: Tô màu lên phần nổi của tẩy sau đó in thử lên giấy. Nếu chưa hài lòng có thể dùng dao chỉnh lại.

C. NẮN TĨNH VẬT ( Thiếu Nam)
1. Vật liệu: đất sét, vật mẫu.
2. Cách nắn tĩnh vật:
+ Nhồi đất cho nhuyễn, vừa ráo tay.
+ Tập nắn những vật dụng như: Bình hoa, cốc uống nước trà, gạt tàn, con gà trống, gà mái, trứng gà, chim bay …
+ Để khô và dùng màu sơn nước sơn bên ngoài các màu thích hợp và đẹp mắt.
Hiện nay có loại đất sét mịn thơm, có thể cán mỏng làm thành cánh hoa, cành lá nhiều màu sắc rất đẹp.
 
  
 Kết Búp Bê bằng len (Thiếu Nữ)
Chuẩn bị len nhiều màu, kết thành búp bê, kết dây nhợ làm móc chìa khóa. Kết len với dây kim tuyến thành nơ kẹp, cột tóc …
Hướng dẫn cho Đoàn sinh làm một con búp bê đơn giản

D. LÀM LỒNG ĐÈN
Những lồng đèn Ông sao, đèn bánh ú, đèn cá chép.. được làm bằng nan tre truyền thống mãi mãi tồn tại. Nay chúng ta biết làm thêm các lồng đèn:
1. Đèn Hoa sen thả xuống nước trong lễ phóng đăng:
a/. Làm bằng nan tre dán giấy kính màu : Cắt nan tre nhỏ khoản 30 cm, bằng nhau, uốn cong nan tre theo hình  chữ U, dùng dây thép nhỏ cột cố định và dán giấy màu thành cánh hoa.
b/. Làm bằng giấy lịch (tờ) cũ: Cắt giấy thành hình cánh sen, lớn nhỏ tùy ý, một hoa sen có từ 4 cánh trở lên. ( có giấy carton mõng cứng càng tốt )
Sau khi có đươc cánh sen, chúng ta cắt đều các miếng xốp (loại dùng làm thùng đá) hoặc thân cây chuối chia ½ để nỗi được dưới nước, rồi cắm các cánh sen theo hình tròn. Ở giữa thắp đèn sáp.
 
2. Đèn giấy xếp
Làm lồng đèn treo trong nhà với bóng điện và giấy hoa. Khi không cần dùng nữa, em có thể lấy bóng đèn ra, gấp giấy lại đem cất. Nhanh gọn, tiện lợi và đẹp!
Cách làm:
1/ Dùng 1 tấm giấy lớn (32″ x 44″). Theo chiều rộng, gấp các nếp khoảng 2″. Bấm lỗ hai đầu giấy để thắt dây.

2. Đổi chiều, gấp mảnh giấy với tỷ lệ 1/3, nhớ xòe giấy theo nếp tròn.

3. Dán hai mép giấy lại với nhau.

4. Xỏ dây qua các lỗ. Thắt dây và tạo dáng đèn

5. Khéo léo kéo các mối gấp, không làm nhăn giấy.

 

6. Cuối cùng, cho một bóng đèn vàng đã nối dây điện vào bên trong, đầu giấy dài phía trên.

G. CẮM HOA
Trước khi mua hoa, cần nghĩ đến chủ đề trước, trong các dịp Vu lan, ngày Hạnh  …
Chủ đề là: Hiếu tử, Mẫu tử, Phụ tử, Kết đoàn … đều có cánh hoa hay cành lá làm chủ thể, các hoa thấp cao chen lá hay hoa nhỏ là làm nền để tôn vinh chủ thể.
Tính cân đối:  là điều rất quan trọng trong nghệ thuật cắm hoa, dù thế “nghinh phong” hay “chiếu thủy” vẫn có sự cân đối nhất định.
Tính đối xứng: Bình hoa hay giỏ hoa được nhìn từ nhiều hướng thì tính đối xứng rất cần thiết.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.