NHÂN QUẢ – NGHIỆP BÁO ( Bậc Trung Thiện)

NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO

 
A. NHÂN QUẢ
I. Định nghĩa
Nhân là nguyên nhân, quả là kết quả. Nhân là cái hạt, quả là cai trái do hạt ấy tạo ra. Nhân là năng lực phát động, quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân quả là một định luật tất nhiên có tương quan mật thiết với nhau và chi phối tất cả mọi sự vật.

II.Những đặc tính của luật nhân quả
1.Nhân quả là một định luật nằm trong lý nhân duyên:
Mọi sự vật hiện tượng có được là nhờ duyên với nhau mà thành, nương vào nhau hay tương phản nhau không thể có cái nào đứng biệt lập được; Đạo Phật gọi là “nhân duyên”. Từ nhân đến quả phải qua nhiều duyên với nhau mới thành, không thể cắt xén thời gian hay các duyên.
Cho nên gọi cho đủ là nhân-duyên-quả (nêu ví dụ).
  2.Một nhân không thể sinh ra quả:
Sự vật trong vũ trụ nầy đều là sự tổng hợp của nhiều nhân duyên, cho nên không có một nhân nào tác thành quả được, nếu không có sự giúp đỡ của nhiều nhân khác. Ta cũng quả quyết rằng vạn vật không thể do một nhân sinh ra hay một nhân không thể sinh ra vạn vật.
  3.Nhân thế nào thì quả thế ấy:
Nếu ta muốn có cam thì trồng cam, muốn biết chữ thì học chữ… Nhân với quả bao giờ cũng đồng với nhau, nhân đổi thì quả đổi. Nhưng quả còn tùy thuộc vào duyên phụ, đạo Phật gọi là tăng thượng duyên hay trợ duyên.
  4. Trong nhân có quả trong quả có nhân:
Chính trong nhân hiện tại đã có hàm chứa cái quả vị lai, cũng chính trong quả hiện tại đã có bóng hình của nhân quá khứ. Một vật đều có nhân và quả, đối với quá khứ thì nó là quả, nhưng đối với tương lai thì nó là nhân, nhân và quả nối tiếp nhau không bao giờ dứt.
  5. Nhân quả không phụ thuộc vào thời gian:
Sự biến chuyển từ nhân đến quả có khi mau khi chậm, không diễn tiến trong một thời gian đồng đều. Có nhân và quả xảy ra kế tiếp nhau, nhân vừa phát khởi quả đã xuất hiện. Có khi nhân đã gây rối nhưng phải đợi một thời gian quả mới hình thành. Cũng có khi từ nhân đến quả phải mất hàng chục năm hoặc lâu hơn nữa.

  Do vậy chúng ta không nên nóng vội, hấp tấp cho rằng luật nhân quả không đúng hoàn toàn, mỗi khi thấy nhân chưa phát sinh quả.

III. Hành tướng của nhân quả trong thực tế
1. Nhân quả trong vật vô tri vô giác:
– Nước bị lửa đốt thì nóng, lạnh quá thì đông lại
– Nắng lâu thì hạn, mưu dầm lụt to, gió lớn sanh bão.
2. Nhân quả trong loài thực vật:
Giống ngọt sanh quả ngọt, giống chua sanh quả chua. Hạt cam sinh cây cam, cây cam sinh trái cam, hạt lúa sinh cây lúa, cây lúa sinh hạt lúa…
3.Nhân quả trong các loài động vật:
Con gà sinh trứng, trứng ấp nở gà con; động vật cho con bú sinh con, con ấy là quả, vật lớn lên làm nhân rồi sinh con là quả…
4. Nhân quả nơi con người:
a. Về phương diện vật chất:
Thân tứ đại là do bẩm thụ khí huyết của cha mẹ, do hoàn cảnh nuôi dưỡng. Vậy cha mẹ và hoàn cảnh làm nhân, người con trưởng thành là quà, cứ tiếp nối nhân sanh quả, quả sanh nhân.
b.Về phương diện tinh thần:
Đây là phần quan trọng chúng ta phải chú ý đến hình tướng của nó:
– Nhân quả của tư tưởng, hành vi không tốt như tham, sân, si, mạn, nghi ngờ, nghiện rượu, nghiện ma túy, cờ bạc, ham sắc…
– Nhân quả của tư tưởng, hành vi tốt: Những tư tưởng và hành vi tốt sẽ tạo cho con người có những quả xán lạn hơn, an vui hơn. Hàng ngày quanh chúng ta nhân và quả diễn ra không ngớt, nối tiếp nhau. Nói một cách tổng quát về phương diện vật chất và tinh thần, người ta gieo thứ gì thì gặt thứ ấy. Thi hào Nguyễn Du than rằng:
   “..Tẻ vui cũng một kiếp người.
    Hồng nhan phải giống ở đời mãi ru
      Kiếp xưa bởi vụng đường tu.
    Kiếp nầy nên khéo đền bù mới xong”
 
IV.Lợi ích của sư hiểu biết luật nhân quả

– Tránh cho ta mê tín dị đoan, tin tưởng sai lầm vào thần quyền; thấy thực trạng của sự vật; nó phủ nhận chủ trương vạn vật do một vị thân linh sinh ra và có uy quyền thưởng phạt muôn loài.
– Hiểu rõ luật nhân quả sẽ không tin tưởng mù quáng
– Luật nhân quả đem lại lòng tin vào chính con người,mình là người tự xây cuộc đời mình
– Hiểu được luật nhân quả ta không chán nản, luôn tu học gieo nhân tốt…và nhất định sẽ gặt quả tốt.

B. NGHIỆP BÁO

  1. Định nghĩa

Nghiệp là hành động, việc làm của thân khẩu ý; khi chúng ta nghĩ một điều, nói một câu, làm một việc lành hay dữ, xấu hay tốt, nhỏ hay lớn mà có ý thức đều có nghiệp báo. Nghiệp là nguyên nhân, báo là kết quả.

  1. Sự hình thành của nghiệp:

Trong phạm vi con người khi mới tạo ra hành động nào bất luận thân, khẩu hay ý thì hành động ấy gọi là nghiệp nhân, nó được gieo vào trong ruộng tiềm thức và trưởng thành dần, khi nó đủ cơ duyên kết thành thì gọi là nghiệp quả. Nghiệp quả nầy được gieo vào ruộng tiềm thức để làm nghiệp nhân cho nghiệp quả vê sau. Ruộng tiềm thức chất chứa nuôi dưỡng tất cả những hạt nhân và quả ấy trở thành ruộng thiện hay ác; có khi nửa thiện nửa ác tùy theo nhân ấy.

  1. Sức mạnh và sự tồn tại của nghiệp

– Nghiệp lực không có hình tướng, nhưng nó có một tác dụng vô cùng mãnh liệt.Nó tồn tại dai dẳng không bao giờ chấm dứt nếu chưa giác ngộ.
– Nghiệp báo cũng nằm trong luật nhân quả và bị chi phối bởi luật nhân quả. Thời gian từ nghiệp nhân đến nghiệp quả không nhất định.
– Khế kinh dạy “Giả sử trăm nghìn kiếp nghiệp nhân đã làm cũng không mất, khi nhân duyên hội ngộ thì quả báo đến”.

  1. Phân loại nghiệp

Nghiệp hình thành trên cơ sở tư tưởng và hành động của tất cả chúng sanh. Trong đó thiện, ác, tốt, xấu hỗ tương qua lại, liên đới trong 3 đời từ đó mà  hình thành nhiều loại nghiệp khác nhau trong cảnh giới.
1. Hắc nghiệp: là nghiệp chiêu cảm cái khổ quả do hành động bất thiện.
2. Bạch nghiệp: Là biểu tượng những nghiệp do tạo nhân thiện mà có chiêu cảm đến đời sống an lành.Ví dụ phóng sanh được trường thọ,bố thí được giàu sang.
3. Bạch hắc hòa lẫn: nghiệp nầy được biểu hiện trên cơ sở quá khứ và hiện tại cho kết quả có thể trong hiện tại hoặc tương lai. Ví dụ nhờ có bố thí
  Nên được giàu sang, nhưng đồng thời lại bất hiếu với cha mẹ, cho nên tuy họ sống trong cảnh giàu sang mà laị bị quả báo con cháu bất hiếu gây ra sự khổ não buồn bực.     
4. Không bạch, không hắc: Tức là nghiệp vô lậu của người đã đắc đạo giải thoát.
* Phân loại nghiệp theo thời gian:
    + Hiện nghiệp: nghiệp nhân gây trong đời nầy và được trổ quả trong hiện tại
    + Sanh nghiệp (hậu nghiệp): hạt nhân gây trong kiếp nầy nhưng trổ quả kiếp sau. Ví dụ người thực hiện phép lục độ  thì được sanh về cảnh giới an vui.
    + Nghiệp vô hạn định: nghiệp phát hiện ở kiếp sau khi chúng hội đủ điều kiện
    + Nghiệp vô hiệu lực: khi hành giả  chứng được quả vị  giải thoát (niết bàn)

* Phân loại nghiệp theo tính chất.
    + Tích lũy nghiệp: là những nghiệp đã tạo tác trong nhiều đời chất chứa lại. Đây được gọi như là chỗ chứa đựng các nghiệp của một chúng sinh
    + Tập quán nghiệp: Nghiệp tạo trong hiện tại tiếp diễn thành thói quen,thành tập quán
    + Cực trọng nghiệp: Là nghiệp quan trọng có năng lực tác động mãnh liệt hơn các nghiệp khác và chi phối tất cả
    + Cận tử nghiệp: Là những nghiệp lực gần lâm chung, cũng rất mãnh liêt và chi phối nhiều trong sự đi đầu thai.                                                       
Đứng về phương diện nặng nhẹ lớn nhỏ các nghiệp,                                                                                                            kinh ưu bà tắc trình bày một cách khoa học hợp lý
   – Việc nặng mà ý nhẹ: như khi quăng đá để dọa người mà lỡ tay giết phải người
   – Việc nhẹ mà ý nặng: như thấy lùm cây trong đêm tưởng là kẻ thù, cầm dao đâm loạn xạ muốn giết người
   – Việc và ý đều nhẹ: dùng lời châm biếm một người mình không ưa.
   – Việc và ý đều nặng: như vì lòng căm thù  cố ý giết người.
Sự phân chia trên cho chúng ta thấy sự khác nhau nặng nhẹ của nghiệp nhân và nghiệp quả. Sự nặng nhẹ của nghiệp báo đều do ý quyết định, không nên nhìn bên ngòai mà phê phán . Bởi cội nguồn xuất phát của nghiệp nhân là tâm. Đó là sự thật quay đều cả càn khôn vũ trụ.
   Tuy nhiên cận tử nghiệp là nghiệp vừa được tạo tác ra trước lúc chết, là quyêt định cảnh giới thác sanh thế thì hẳn rằng những tâm niệm sau cùng giữ vai trò quyết định. Điều nầy nói lên rằng một người có tu tập thường hành chánh niệm tỉnh giác sẽ giữ được phần chủ động trong việc đi thác sanh. Nếu sự tỉnh giác sau cùng đủ mạnh để đoạn trừ tham ái thì có thể giải thoát nghiệp ngay tại chỗ, không còn đi đầu thai nữa.

            V. Vai trò của nghiệp trong đời sống
Giáo lý về nghiệp dạy ta biết chế ngự mọi bất hạnh, không gây ác nhân để nối dài chuỗi oan oan tương báo mà biết nỗ lực đem sức mạnh của ý chí quyết cải tạo đời ta bằng thiện nghiệp, không ai ngoài tâm ta cứu vớt ta khỏi ô huế tội lỗi thoát ra vòng sinh tử luân hồi (lục đạo)./.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.