LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI LÝ

LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
  (THỜI LÝ – TRẦN)

 
I. PHẬT GIÁO ĐỜI LÝ (1010-1225)
1. Các triều vua:
Lý Công Uẩn con nuôi của nhà sư chùa Cổ Pháp là Lý Khánh Vân, thọ giáo với Thiền Sư Vạn Hạnh.  Lý Công Uẩn đựơc vận động đưa lên ngôi làm vua lập nên cơ nghiệp nhà Lý, hiệu là Lý Thái Tổ. Ngay đời Lý Thái Tổ nhà vua đã cho xây 8 ngôi chùa lớn: Hưong Thiên Ngự, Vạn Quế, Thắng Nghiêm, Thiên Vương, Cảm Y, Long Hưng, Long Thọ, Thiên Quang – Thiên Đức, trùng tu các chùa khắp làng xã, khuyến khích Tăng sĩ hoằng dương chánh pháp, nhà vua sai sứ sang Trung Quốc thỉnh kinh. Đời Lý Thái Tông dựng chùa Diên Hựu (chùa Một Cột). Đời  Lý Thánh Tông xây tháp Bảo Thiên 12 tầng và đúc một quả chuông ở Thọ Xương nặng 12.000 cân. Phật giáo đời Lý là thời kỳ cực thịnh.
Nhà Lý làm vua được 9 đời (kể cả Lý Chiêu Hoàng): Thái Tổ – Thái Tông – Thánh Tông – Nhân Tông – Anh Tông – Cao Tông – Huyền Tông – Huệ Tông – Chiêu Hoàng.
– Năm 1070 Lý Thánh Tông  xây dựng Văn Miếu.
– Năm 1076 Lý Nhân Tông thành lập Quốc Tử Giám
2. Vai trò của các thiền sư
Các Ngài Đa Bảo và Vạn Hạnh không những là người thầy của Lý Thái Tổ mà còn là những cố vấn chính trị quan trọng cho nhà vua trong đường lối lãnh đạo đất nước. Nước ta không những đẩy lui 30 vạn quân Tống trên sông Như Nguyệt mà còn ngoại giao lấy lại châu Quảng Nguyên trong tinh thần hữu nghị.
Vua Lý Nhân Tông (1072-1128) thay mặt hậu thế truy tán Thiền sư Vạn Hạnh bằng những lời đầy kính ngưỡng:

Vạn Hạnh thông ba cõi,
Thật hiệp lời sấm xưa,
Quê hương tên Cổ Pháp,
Chống gậy trấn kinh đô

3. Sự ra đời của dòng thiền Thảo Đường
Năm 1069, vua Lý Thánh Tông đi chinh phạt Chiêm Thành thắng lợi, trong số tù nhân có ngài Thảo Đường (thiền sư Minh Giác) là người Trung Quốc, giỏi thiền học, biết được tài năng của Ngài nhà vua phong Ngài làm quốc sư và mời về trú xứ chùa Khai Quốc  và sau đó dòng thiền thứ ba tại nước ta ra đời dòng thiền Thảo Đường.
+ Đặc điểm của dòng thiền Thảo Đường.
Phật Giáo cần có những đổi thay để phù hợp yêu cầu của thực tiễn, dòng thiền Thảo Đường ra đời với sự xuất hiện của các thế hệ truyền thừa chính thức không phải là giới xuất gia như trước mà đa phần là cư sĩ.
[Tổ Thảo Đường: Lý Thánh Tông (thế hệ thứ nhất), …, Lý Anh Tông (thế hệ thứ  ba),…, Phụng Ngự Phạm Đẳng (sau đó thất truyền)]
Chủ trương nhập thế của Phật giáo được phát triển mạnh mẽ vào đời Trần. 
  Như vậy cho đến cuối đời nhà Lý nước ta tiếp nhận 3 dòng thiền: Pháp Vân, Kiến Sơ, Thảo Đường, 3 dòng thiền nầy về cơ bản bổ sung cho nhau.
Thiền Sư Lý Thánh Tông trong thời đại của mình đã làm được 2 việc quan trọng: một là dựng Văn Miếu hai là thành lập dòng thiền cư sĩ.
4. Kết luận:  
Suốt các triều đại Nhà Lý từ Lý Thái Tổ đến Lý Anh Tông các vua đều có tăng thống cố vấn. cả nuớc có trên 200 ngôi chùa, các vị Tăng Thống không những uyên thâm Phật pháp mà còn là những nhà bác học thời bấy giờ.
Năm 1224 Lý Huệ Tông truyền ngôi cho con là Lý Chiêu Hoàng, sau Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi cho chồng là Trần Cảnh 8 tuổi (do Thái sư Trần Thủ Độ sắp xếp). Thế là sự nghiệp Nhà Lý chấm dứt vào năm 1225.

II. PHẬT GIÁO ĐỜI TRẦN (1225-1400)
1. Tình hình sinh hoạt của Phật giáo trong 2 triều vua đầu của Nhà TrầnTrần Cảnh lên ngôi lấy niên hiệu Thái Tông mở ra triều đại mới là NHÀ TRẦN.Tuy nhiên sự thay đổi đó không ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của dân tộc, đặc biệt là Phật Giáo vẫn tiếp tục phát triển với nền tảng của thời đại trước, mối quan hệ của Phật Giáo và Khổng Giáo, Lão giáo tốt đẹp. Trần Thái Tông rất thông hiểu đạo Phật, Ngài viết nhiều tác phẩm Phật học nổi tiếng như Khóa hư lục, Thiền tông chỉ nam, Lục thời sám hối khoa nghi… Trần Thánh Tông vừa sùng kính đạo Phật, vừa mở mang Nho học.
2.Tình hình Phật giáo từ vua Trần Nhân Tông đến cuộc chính biến năm 1400.
Vua Trần Nhân Tông là một trong những nhà lãnh đạo Phật tử có vị trí nổi bật. Ngài là nhà tư tưởng và là một nhà chính trị kiệt xuất.
a. Đôi nét về con người vua Trần Nhân Tông:
Tên là Trần Khâm (1258-1308), con của Trần Thánh Tông, lên ngôi năm 1278 đến 1293 nhuờng ngôi cho con là Trần Anh Tông để làm Thái Thượng Hoàng. Trong thời gian làm thái tử và ở ngôi vua Trần Nhân Tông đã 2 lần đánh tan quân xâm lược Nguyên-Mông (1285 và 1288). Năm 1299 ngài xuất gia vào tu ở núi Yên Tử, lấy pháp hiệu TRÚC LÂM CƯ SĨ, tự xưng là HƯƠNG VÂN ĐẠI ĐẦU ĐÀ. Người đời gọi ngài là Trúc Lâm Điều Ngự – Điều Ngự Giác Hoàng. Ngài đã vân du giảng Phật Pháp tại nhiều trung tâm Phật giáo của nước ta thời bấy giờ như chùa Phổ Minh, Sùng Nghiêm, Báo Ân, Vĩnh Nghiêm.
Sách Tam tổ thực lục chép rằng “năm 1304 Ngài đi khắp các chốn thôn quê trừ bỏ các dâm từ và dạy dân thưc hành thập thiện
 b. Dòng THIỀN TRÚC LÂM YÊN TỬ
Vua Trần Nhân Tông là người lập ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử và theo phả hệ dòng thiền nầy xuất phát từ dòng thiền Vô Ngôn Thông, bởi vì Trần Nhân Tông là học trò của Tuệ Trung Thượng Sĩ, Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ học đạo với ngài Tiêu Diêu, Ngài Tiêu Diêu là đệ tử của Ngài Ứng Thuận thuộc thế hệ XV của dòng thiền Vô Ngôn Thông.
c. Đặc điểm của dòng thiền TRÚC LÂM YÊN TỬ
Tư tưởng của dòng thiền Trúc Lâm là phát triển đỉnh cao của quan niệm “tức tâm, tức Phật”. Trong bài phú “Cư trần lạc đạo”, Trần Nhân Tông viết: “Nhân khuấy bổn nên ta tìm Bụt,Chỉn mới hay chính Bụt là ta”.   
Tuệ Trung Thượng Sĩ thì nói “Khi mê không biết ta là Phật, khi ngộ thì ra Phật là ta
d.Các Tổ của Thiền phái TRÚC LÂM YÊN TỬ
Tổ thứ nhất:   Trần Nhân Tông (1258-1308)
Tổ thứ hai  :   Pháp Loa (1284-1330)
Tổ thứ ba   :   Huyền Quang (1254-1334)
Ngài Kim Sơn (1300-1370) đệ tử của Ngài Pháp Loa, là một nhà sử học Phật giáo lớn; các tập sách “Thiền uyển tập anh, Thánh đăng ngữ lục” hết sức quý giá cho hậu thế.
Về cuối đời nhà Trần bị sự tác động của các nho thần và sự tha hóa của một bộ phận không nhỏ tâng sĩ, Đạo Phật không còn là chỗ dựa của đại đa số quầ chúng, hậu quả là cuộc chính biến năm 1400, Hồ Quý Ly lập nên nhà HỒ và năm 1407 nước ta bị nhà Minh phương bắc xâm lược.
Nhà Trần làm vua 12 đời tổng cộng 175 năm.

III. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỜI LÝ TRẦN:

  1. Phật Giáo là quốc giáo
  2. Về phương diện học thuật: đào tạo một lớp trí thức không cố chấp, biết dung hợp các ý thức hệ dị biệt của Nho – Lão – Phật.
  3. Về văn hóa, văn học, giáo dục: Lấy từ bi làm căn bản cho việc trị nước,  các Thiền sư sáng tác nhiều nhất và cũng là những nhà giáo dục kiệt xuất.
  4. Về mỹ thuật: Những công trình kiến trúc và điêu khắc của Phật giáo như chùa, tháp, chuông, tượng… là những đóng góp quan trọng của thời đại
  5. Dòng Thiền Trúc Lâm là sự chắt lọc những tinh hoa của các dòng thiền: Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, Tổ Sư là người Việt Nam.
  6. Mối quan hệ hài hòa giữa vua, quan, dân chúng, tăng sĩ tạo thành sức mạnh tổng hợp bền vững (phá Tống, bình Chiêm; 3 lần phá tan ách xâm lược của Nguyên – Mông).

CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy cho biết mối quan hệ giữa Lý Công Uẩn và Thiền sư Vạn Hạnh
2. Trong các triều đại Nhà Lý, mối quan hệ giữa Đạo Phật và đạo Khổng, Lão như thế nào? Vì sao?
3. Cho biết nét nỗi bậc của dòng thiền Thảo Đường.
4. Quân Nguyên Mông xâm lược nước ta 3 lần vào những năm nào?
5. Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu về Phật học của Trần Thái Tông.
6. Nêu những nét đặc sắc của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử
7. Nêu tên các vị Tổ truyền thừa  của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
(HD: 4. Lần 1: 1258    Lần 2: 1285    Lẩn 3: 1288)

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.