LUÂN HỒI (Bậc Chánh Thiện)

LUÂN HỒI

 
I. MỞ ĐỀ:
Vấn đề sống chết của con người là việc vô cùng quan trọng, đã là vấn nạn cho loài người từ trước đến nay. Tựu trung có hai thuyết được chú ý nhất:
1. Chấp đoạn: cho rằng loài người cũng như loài vật, một lần chết là mất hẳn, không còn gì tồn tại sau đó nữa.
2. Chấp thường: chủ trương loài người chết đi nhưng linh hồn vẫn vĩnh viễn để lên thiên đàng hưởng lạc thú hoặc xuống địa ngục chịu cực hình mãi mãi.
Theo giáo lý đạo Phật thì chúng sanh không phải đoạn diệt, cũng không phải thường còn mà quay vần trong sinh tử luân hồi.

II. THUYẾT LUÂN HỒI CỦA ĐẠO PHẬT
 1. Định nghĩa luân hồi
Luân hồi dịch ở chữ Samera trong tiếng Phạn. Theo chữ  hán thì luân là bánh xe, hồi là xoay tròn. Đức Phật đã dùng hình ảnh bánh quay tròn để hình dung sự xoay chuyển của mỗi chung sanh trong sáu cỏi (lục đạo) luôn luôn tiếp nối tử sanh, sanh tử không ngừng như bánh xe lăn.
2. Sự luân hồi trong mọi sự vật và người
+ Đất                          
– Cái bình được làm bằng đất, sau nhiều lần thay hình đổi dạng (bể nát, bón cho cây, cây làm thực phẩm, thành phân…) nhưng nó cũng trở thành đất, sau một vòng luân chuyển dài hay ngắn.
+ Nước                        
– Nước ở biển, sông, hồ,… bốc thành hơi,…thành mưa rơi xuống sông, hồ… rồi chảy ra biển. Hiện tượng của nước biến đổi vô cùng, bản thể của nước không bao giờ mất, nó chỉ luân hồi mà thôi.
+ Gió                                     
– Gió là sự luân chuyển của không khí. Gió có khi nhỏ khi to, khi hiu hiu lúc cuồng bạo, nhưng bản chất vẫn là không khí.
+ Lửa                                    
– Lấy hai thanh gỗ chà xát vào nhau một hồi lâu thì lửa bật lên cháy hóa thành tro than và thán khí. Các cây khác hút tro than vào rễ và thán khí vào lá, chứa lại sức nóng để rồi gặp duyên lại bùng cháy.
+ Cảnh giới                           
– Kinh Phật thường nói: “Thế giới nhiều như cát Sông Hằng”. Mỗi thế giới đều không thoát ra ngoài định luật thành – trụ – hoại – không. Mỗi một phút, giây đều có thế giới bị tan diệt và thế giới khác xuất hiện làm nhân, làm quả tiếp nối nhau, luân hồi không dứt.
+ Thân người              
– Thân người (thú) là thân tứ đại gồm đất, nước, gió, lửa. Thịt xương (đất), máu mủ, mồ hôi, nước mắt, nước tiểu (nước), hơi thở (gió), hơi ấm (lửa). Tứ đại do nhân duyên hợp thành thân người hay thú và luôn thay đổi, biến dạng chứ không thường còn, cũng không mất hẳn mà là luân hồi.
+ Tinh thần                           
– Theo Đạo Phật, con người gồm 2 phần:
* Phần sắc (thể xác) do tứ đại hình thành và luân hồi.
* Phần tâm (tinh thần) tức tâm lý do thọ, tưởng, hành, thức hợp thành. Sắc đã biến hóa luân hồi thì tâm hay tinh thần cũng biến chuyển xoay vần.
Tất cả những hành động của thân tâm tạo thành cho mỗi chúng ta cái nghiệp (karma). Xem bài nhân quả -nghiệp báo Bậc Trung Thiện. Cái nghiệp ấy biến dịch xoay vần mãi khi đội lớp nầy, khi mang hình dáng khác, trôi lăn trong lục đạo cho đến ngày nào được giác ngộ mà thôi
Sự lên xuống, trôi lăn, xoay vần trong 3 cỏi, 6 đường không phải là tình cờ, may rủi mà nó tuân thủ định luật nhân quả.
Như vậy chúng ta thấy sự tương quan mật thiết giữa nhân quả và luân hồi
                  NHÂN QUẢ liên hệ LUÂN HỒI
3. Luân hồi theo luật nhơn quả qua 6 cỏi
Có thể khẳng định rằng con người khi sống tạo nhân gì thì khi chết rồi nghiệp lực dắt dẫn thần thức đến chỗ nó thọ báo.
Những cảnh giới mà một chúng sanh có thể bị hay được thọ lãnh

 

Sống: Tạo nhânChết: Cảnh giới luân hồi
+ Sân hận, độc ác, hại mình, hại người.Địa ngục
+ Tham lam, bỏn sẻn, mưu sâu,
kế độc cướp đoạt của người.
Ngạ quỷ
+ Si mê, sa đọa theo thất tình lục dục, t
ửu sắc, tài khí.
Súc sinh
+ Hung hăng, nóng nảy, vừa nhân nghĩa vừa sai quấy, vừa cang trực vừa độc ác,
tà kiến si mê, tin theo tà giáo.
A-tu-la
+ Tu nhân ngũ giới loài người
(cao quý hơn muôn vật)
Người
+ Tu nhân thập thiện (sung sướng nhưng vẫn còn trong lục đạo, muốn giải thoát phải tu nhân giải thoát)Cỏi trời

III. KẾT LUẬN: Giáo lý luân hồi đem lại cho chúng ta nhiều điều lợi ích:
– Phá “đoạn kiến” sai lầm, làm cho con người chán nản, không cố gắng ăn ở cho có đạo đức, làm các điều hay, điều đẹp.
– Phá “ thường kiến” sai lầm làm cho con người tin rằng chết rồi vẫn giữ địa vị của mình nên không cần cố gắng lúc sinh tiền.
– Với giáo lý luân hồi, chúng ta tin rằng chết rồi không phải mất hẳn để lo vun trồng cội phúc, tránh làm những điều xấu xa, tội lỗi.
– Chúng ta thêm lòng tự tin về luật nhân quả chứ không có ai ban phước, giáng họa cho ta. Từ đó ta quyết tâm tu học để mong ra khỏi luân hồi đạt quả vị giải thoát: A – La – Hán, Bồ Tát, Phật.
 
CÂU  HỎI ÔN TẬP

  1. Nêu 2 thuyết nói về sống chết của con người ? Giáo lý đạo Phật đã bác bỏ 2 thuyết ấy như thế nào ?
  2. Luân hồi là gì ?
  3. Sự luân hồi diễn ra trong vũ trụ như thế nào ?
  4. Luân hồi theo luật nhân quả như thế nào ?
  5. Giáo lý luân hồi có lợi ích gì ?
  6. Thấu hiểu giáo lý luân hồi ta phải làm gì trong đời sống hiện tại ?
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.