TRẠI ĐỘI, CHÚNG, ĐÀN

TRẠI ĐỘI, CHÚNG, ĐÀN

 

Muốn điều hành hướng dẫn sinh hoạt tu học của đơn vị GĐPT được thông suốt đúng đường lối có nề nếp, người LĐT phải thấu đáo không những chỉ cơ cấu nhân sự mà cả về thể thức tổ chức điều khiển, không chỉ ngang phạm vi cấp GĐPT mà còn ở cấp Đoàn, thậm chí còn ở cấp nhỏ nhất là Đội, Chúng, Đàn. Cách tổ chức trại Đội-Chúng-Đàn là một phần trong các vấn đề ấy. 

TRẠI ĐỘI – CHÚNG
Đội, Chúng ở đây nói chung là Đội, Chúng của ngành Thiếu gồm các Đoàn Thiếu Nam, Thiếu Nữ và cả ngành Thanh gồm các đoàn Nam Phật tử, nữ Phật tử. Ở đây chỉ đề cập đến các vấn đề căn bản liên quan đến vai trò của LĐT trong việc tổ chức thực hiện Trại Đội, Chúng và Đàn. 
I. PHẠM VI TỔ CHỨC TRẠI ĐỘI CHÚNG ĐÀN (ĐCĐ): 
Trại Đội Chúng, Đàn là một hình thức sinh hoạt thường dùng, sinh động, hấp dẫn và là hình thức giáo dục theo phương pháp hoạt động rất tốt đối với đoàn sinh. 
Trại ĐCĐ thường diễn ra trong hai trường hợp: 
1. Trại ĐCĐ trong trại Đoàn: Trại ĐCĐ trong Đoàn là trại của ĐCĐ khi Đoàn tổ chức trại, hoặc được cơ cấu trong thành phần của Trại Liên đoàn (ngành) hay toàn đơn vị GĐPT. 
2. Trại Đội, Chúng tự trị: 
Trại Đội Chúng tự trị là từng Đội Chúng tổ chức trại riêng rẽ, sinh hoạt theo nguyên tắc hàng Đội tự trị. Đàn (ngành Oanh) không sinh hoạt theo nguyên tắc hàng Đội tự trị, nên không được tổ chức trại Đàn tự trị. 
II. LIÊN ĐOÀN TRƯỞNG VỚI VIỆC TỔ CHỨC TRẠI ĐỘI CHÚNG ĐÀN:  
1. Trại ĐCĐ trong Đoàn: 
Theo nguyên tắc trại ĐCĐ trong Đoàn hay Liên Đoàn đều do Huynh trưởng đoàn tuỳ theo phiên chế mà bố trí sắp xếp, hướng dẫn kiểm tra, nhưng chủ yếu là do các Đội Chúng trưởng Đội Chúng phó điều khiển thực hiện dựng lều. 
Vì vậy ĐCT, ĐCP phải thành thạo về cách thức dựng lều từ khâu chuẩn bị cho đến khâu thực hiện đúng cách, có kỹ thuật, mỹ thuật
Sau khi các Đoàn, Đội Chúng … đã dựng lều, LĐT cần phải kiểm tra để sửa chữa điều chỉnh cho hoàn thiện trước khi khai mạc trại. 
2. Trại Đội Chúng tự trị: 
Để bảo đảm an toàn trong tổ chức sinh hoạt Đội Chúng nên quy định: Với ngành Thiếu chỉ Đội Chúng trưởng nào đã có chứng chỉ Trung Thiện trở lên và có chứng chỉ trại Anoma Ni Liên thì Đội Chúng ấy mới được tổ chức trại Đội Chúng tự trị. 
Đội Chúng có thể tổ chức trại tự trị trong phạm vi không quá 10km và thời gian:
– Trại 12 giờ (sáng đi chiều về)
– Trại 24 giờ (ở lại 1 đêm)
– Trại bay (nhiều địa điểm nhưng trong ngày)
* Khi tổ chức trại Đội Chúng, Đội Chúng trưởng phải trình kế hoạch tổ chức xin phép Đoàn trưởng. Sau khi kiểm tra xem xét (điều chỉnh bổ sung nếu cần) Đoàn trưởng báo cáo xin phép LĐT và Gia trưởng.
 * Trong lúc thực hiện chương trình trại, Đoàn trưởng phải có nhiệm vụ giám sát tiến trình tổ chức thực hiện của Đội Chúng để kịp thời ứng phó khi có sự cố xảy ra.
* LĐT phải có sự chỉ đạo cụ thể đối với kế hoạch chương trình trại, phải có phương pháp theo dõi nắm diễn tiến của trại cho đến lúc kết thúc nhất là đối với các loại trại ở lại đêm, trại bay.
Để việc tổ chức trại Đội Chúng Đàn được kết quả tốt không những về hình thức mà còn cả nội dung sinh hoạt tu học, tinh thần của đoàn sinh Đội Chúng trưởng, LĐT cần kiểm tra đôn đốc, tạo điều kiện, động viên cho các đoàn đưa các ĐCT tham dự các trại huấn luyện Anôma Ni Liên (ngành Thiếu) Tu Đạt Đa-Tỳ Xá Khư (ngành Thanh) hoặc các khoá bồi dưỡng năng lực Đội Chúng trưởng.
TRẠI ĐÀN
Khác với ngành Thiếu, ngành Thanh, Đàn chỉ dựng lều của Đàn trong cơ cấu trại của Đoàn hay Liên đoàn, chứ không được tổ chức trại tự trị.
Khi tổ chức trại Đoàn, Liên đoàn, việc dựng lều tuy cũng do các em thực hiện, nhưng cần phải có sự theo dõi trực tiếp của Huynh trưởng đoàn để hướng dẫn giúp đỡ cho được hoàn chỉnh.
 * Trại riêng của Đàn chỉ có thể thực hiện:
– Trại thực tập về cách dựng lều xây tổ Đàn, ôn tập về gút, truyền tin … trong vòng 4-8 giờ tại khuôn viên chùa hay Đoàn quán, Đầu Thứ Đàn đã có chứng chỉ trại Tuyết Sơn và có sự giám sát của Huynh trưởng Đoàn.
– Trại của Đàn kiểu mẫu từ 8-10 giờ do Đoàn trưởng hay Đoàn phó trực tiếp điều khiển, địa điểm cách chùa từ 5-8km.
Để rèn luyện thêm tính tháo vát trí sáng tạo siêng năng, sự nhiệt tình và tăng thêm tinh thần phấn khởi tươi vui, sự đa dạng hình thức, trong cuộc trại, LĐT còn nên khuyến khích, hướng dẫn, chỉ bày cho các Đoàn các Đàn cho xây dựng các tổ đàn mà trong chương trình huấn luyện trại Tuyết Sơn các em Đầu đàn, Thứ đàn đã được học tập. 
KẾT LUẬN: 
Trại Đội Chúng (ngành Thiếu, ngành Thanh) và trại Đàn trong sinh hoạt Đoàn, Liên Đoàn đặc biệt là trại Đội Chúng tự trị là một phương tiện tu học, giáo dục rất tốt bổ ích từ thể chất đến tinh thần và trí tuệ cho đoàn sinh. Qua hoạt động tổ chức thực hiện dựng lều, tổ chức trại Đội Chúng tự trị là cơ hội cho đoàn sinh phát huy tính tự chủ, tự lập, tinh thần đồng đội, ý thức trách nhiệm kỷ luật, biết sống lục hoà đoàn kết, phát sinh óc sáng kiến, đức tính chịu khó, bền bĩ, rèn luyện khả năng chuyên môn, tăng cường sức khoẻ … góp phần đem lại sức sống cho Đàn, Đội Chúng cũng như Đoàn và đơn vị GĐPt. Vì vậy người LĐT cần quan tâm, khuyến khích tạo điều kiện cho các Đội Chúng thực hiện.
An toàn là nhân tố hàng đầu cho sự thành công của một kỳ trại.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.