HIỂU BIẾT VỀ BIỂN BÁO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ (Bậc Trung Thiện)

HIỂU BIẾT VỀ BIỂN BÁO GIAO THÔNGĐƯỜNG BỘ  

 
CÁC NHÓM BIỂN BÁO GIAO THÔNG VÀ Ý NGHĨA
Biển báo giao thông đường bộ hay còn gọi là hệ thống báo hiệu đường bộ là hệ thống các biển báo được đặt ven đường giao thông, biển báo giao thông cung cấp các thông tin cụ thể đến người tham gia giao thông.
Hệ thống biển báo đường bộ Việt Nam gồm 6 nhóm được quy định như sau:
1. Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm.
2. Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
3. Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành.
4. Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết.
5. Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
6. Vạch kẻ đường để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe.
I. BIỂN BÁO CẤM
Nhóm biển báo cấm gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 139. Biển báo cấm có hình tròn, viền màu đỏ, nền trắng. Ngoại trừ:
+ Biển báo: STOP (dừng lại) có hình bát giác đều, viền màu trắng và nền màu đỏ.
+ 3 biển báo có viền màu xanh da trời: hết cấm vượt, hết hạn chế tốc độ tối đa, hết tất cả các lệnh cấm.
+ Biển báo có nền màu đỏ: cấm đi ngược chiều. Biển báo có nền màu xanh da trời sẫm: cấm dừng xe và đỗ xe.
II. BIỂN BÁO NGUY HIỂM
Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra được dùng để báo cho người sử dụng đường, chủ yếu là người lái xe cơ giới biết trước tính chất của sự nguy hiển trên tuyến đường để phòng ngừa. Khi gặp biển báo nguy hiểm, người lái xe phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử trí những tình huống có thể xảy ra để phòng ngừa tai nạn.
Biển báo nguy hiểm gồm 46 kiểu được đánh số thứ tự từ biển báo số 201 đến biển báo số 246.
Biển báo nguy hiểm: hình tam giác, viền màu đỏ, nền màu vàng.
III. BIỂN HIỆU LỆNH
Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông sử dụng đường phải thi hành.
Biển hiệu lệnh gồm 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 309. Biển hiệu lệnh có hình tròn nền xanh, không viền, hiệu lệnh màu trắng.
IV. BIỂN CHỈ DẪN
Các biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết nhằm thông báo cho những người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, đồng thời có tác dụng giúp cho việc điều khiển và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn chuyển động.
Các biển chỉ dẫn có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam để báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong cuộc hành trình.
Nhóm biển chỉ dẫn gồm có 48 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 448.
V. BIỂN PHỤ
Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ hơn các biển đó.
Biển phụ hình chữ nhật gồm 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 509.
VI. VẠCH KẺ ĐƯỜNG
Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.
Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông.
Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.
Vạch tín hiệu giao thông trên mặt đường có tốc độ thiết kế ≤ 60km/h.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.