Tìm hiểu BẢN ĐỒ MƯỜI PHÁP GIỚI Tâm giới PHAN NGỌC THẢO

Thứ hai – 19/10/2020 16:17

Ban biên tập GiadinhPhattu.VN vừa nhận được chuyên đề “Góc Vườn Lam” với đề tài Tìm hiểu về “BẢN ĐỒ 10 PHÁP GIỚI” của Huynh trưởng cấp Dũng Tâm Giới Phan Ngọc Thảo.
Xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và quý Lam viên GĐPT khắp nơi để rộng đường tham khảo.
Tâm Thường Trần Khanh

Góc Vườn Lam: Tìm hiểu                     BẢN ĐỒ  MƯỜI PHÁP GIỚI                                                            Tâm giới    PHAN NGỌC THẢO


        Bản đồ 10 pháp giới có phát hành tại nhiều cơ sở văn hóa phật giáo, có nhiều vị trưng bày tại nhà và nơi thờ tự.
        Giáo lý Phật Đà được cô kết  sâu sắc trong bản đồ nầy. Xin phép chư vị  cho tôi được kiến giải một số vấn đề có liên quan đến nhận thức của nhiều người.
A MÔ TẢ:
Góc trái phía trên:  (1) 4 câu kệ về tâm                            
Ba điểm như sao sáng                                                      
Nét ngang tợ trăng tà                                                         
Đọa sa hay thành Phật                                                     
Cũng tâm ấy mà ra.                                                            
Góc trái phía dưới  (2) 4 câu kệ kinh Pháp Cú
Không làm các điều ác
Nên làm các việc lành
Thanh tịnh tâm ý mình
Là lời chư Phật dạy
Góc phải phía trên  (3) 4 câu kệ kinh Hoa Nghiêm
Tâm như họa sĩ khéo
Vẽ thế giới muôn màu
Cảnh ngũ ấm thế gian
Không phép nào không tạo
Góc phải phía dưới   (4) 4 câu kệ kinh Pháp Cú
Pháp thí thắng mọi thí
Pháp vị thắng mọi vị
Pháp hỷ thắng mọi hỷ
Ái diệt hết khổ đau
  B.TÓM TẮT Ý NGHĨA:
(1) Bài kệ về Tâm: Trong bản đồ 10 pháp giới chữ Tâm màu đỏ ngay tâm điểm hình tròn có các muĩ tên  hướng về từng pháp giới.Bài kệ nói về chữ Tâm  được  kết thúc bởi 2 câu : đọa sa hay thành Phật, cũng tâm ấy mà ra.Thật vậy nếu tâm ta là Phật, ta sẽ về cảnh giới Phật, nếu tâm ta là ngạ quỷ ta sẽ trở thành quỷ đói. Vậy mọi pháp do tâm tạo. Tâm làm chủ các pháp.
(2) Bài kệ về Giới: Giới luật là là đèn sáng chỉ hướng cho hành giả, nếu ai ai  cũng không làm việc ác, chỉ làm việc lành, giữ tâm ý trong sạch như lời Phật dạy thì thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc
(3) Bài kệ kinh Hoa Nghiêm: Phật dạy  Tâm như vượn chuyền  cành thay đổi trong từng sát na, hành giả phải hành trì Giới – Định – Tuệ  mới định được cái tâm bất định của mình.
(4) Bài kệ về bố thí, kinh Pháp Cú.
Bố thí Ba La Mật là cách bố thí tối thắng (&)
3. 10 nghiệp lành:  Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không thêu dệt, không đâm thọc,không nói hung ác, không tham lam, không sân hận, không si mê. Hành giả tu rốt ráo 10 nghiệp lành, thì ít nhất cũng trở thành người Phật tử chơn chánh, xa hơn nữa được lên cỏi Trời và nhập vào hàng Tứ thánh
C. KIẾN GiẢi TỔNG QUÁT:  
Phật:  Là bậc giác ngộ hoàn toàn,có đầy đủ 10 Phật hiệu: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sỹ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.
Mười pháp giới gồm: Tứ Thánh và Lục phàm
+Tứ Thánh: Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn ( không còn luân hồi sanh tử)
+Lục phàm: Trời, Người, Atula, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục (trong vòng luân hồi)
Lục đạo (lục phàm)  chia thành 2 nhóm:
Nhóm trên: Trời, A tula (Thần), Người.
Nhóm dưới: Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục, (còn gọi là tam ác đạo)
 +Ngũ thừa Phật giáo
Các  quả vị mà người tu  có thể đạt được:
-Nhơn thừa : Hành giả hành trì đúng pháp ngũ giới (*) sẽ đạt quả Nhơn thừa
-Thiên thừa: Hành  giả thọ thập thiện(**) hành trì miên mật sẽ đạt quả Thiên thừa
-Thanh Văn thừa: Hành giả tu theo Tứ thánh đế (***), hành trì và hiểu rốt ráo sẽ
Đạt  quả Thanh văn, nhập vào hàng Tứ thánh
-Duyên Giác thừa: Hành giả hiểu sâu lý duyên khởi và hành trì 12 nhân duyên (****) sẽ đạt quả Duyên giác thuộc hàng Tứ thánh
-Bồ Tát thừa: Hành giả tu Lục độ Ba la mật (*****) sẽ thoát vòng sinh tử chứng quả Bồ tát. (Bồ đề tát đỏa)
+Trời: Còn trong vòng luân hồi sinh tử nhưng có phước báu hơn người.
+Atula (thần):  Có phước báu như Trời, nhưng kém đức, cống cao ngã mạn, luôn đấu tranh đòi phần thắng về mình
+Người: Không có phước báu nhiều nhưng có nhiều cơ duyên tu tâm, dưỡng tánh để chuyển nghiệp được lên cỏi Trời, nhập hàng Tứ thánh .
+Súc sanh: Loài vật được sinh ra từ: thai sanh, noãn sanh, hóa sanh, thấp sanh không có trí tuệ như người. To lớn như voi, nhỏ như muỗi.
+Ngạ quỹ: Còn gọi là ma đói, cô hồn,  chỉ cho người chết bất đắc kỳ tử hồn xiêu phách lạc không ai thờ cúng
 +Địa ngục: Là nơi giam giữ các vong  hồn  tội lỗi đã có quá nhiều ác nghiệp
D.SUY NGHIỆM VỀ MƯỜI PHÁP GIỚI.
Tôi đang lay hoay tìm cái kết cho bài viết ngắn nầy thì trực nhớ 2 câu kệ siêu phàm:
Khi ngươi tìm Phật mà không thấy,
Hãy ngắm nhìn Thể Tánh của Tâm ngươi
Tôi nhớ lại thời kỳ Phật giáo quyền năng : 4 thần Pháp Vân,Vũ, Lôi, Điện.
Để đánh tan sự hoài nghi của Phật tử trong thời kỳ nầy( từ thế kỷ thứ 1 đến thứ 6, sau công nguyên), và sự tranh luận của các ngài Đạo Cao, Lý Miểu về vấn đề  “Phật bất kiến hình”,  năm 580 dòng Thiền Tỳ Ny Đa Lưu Chi (Pháp Vân) xuất hiện với tuyên bố “Tức tâm, Tức Phật”: Phật tại Tâm, tạo niềm tin  cho Phật tử Việt Nam, niềm tin  càng bất động khi dòng thiền Vô Ngôn Thông (Kiến Sơ) năm 820 nói rõ “ Phật tại tâm, không chỉ Thiên Trúc mới có Phật”. Phật có khắp mọi nơi trong vũ trụ.
Như vậy bản đồ Mười Pháp giới  là tuyên ngôn của Phật giáo về nhân sinh quan và vũ trụ quan của Đạo Phật: Tâm chi phối vạn pháp
Trở lại hai câu kệ “Khi ngươi tìm Phật mà không thấy, Hãy ngắm nhìn thể tánh của Tâm ngươi
Tôi cảm nhận một niềm hỷ lạc khi mình là người được thọ nhận chân ý của bài kệ, vì chủ thể để ngắm Tâm chính là con người. Chính vì thế mà Đức Phật đã dạy
“ Nhơn thân nan đắc  (thân người khó được)
Phật pháp nan văn”   (Pháp Phật khó nghe)
Thể tánh của tâm phải chăng đó là bản lai diện mục của con người.
Thể tánh của tâm được Tổ thứ Nhất Thiền phái Trúc Lâm Trần Nhân Tông ví von:
“Gia trung hữu bảo hưu tầm mích; Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Cái quý giá nhất của con người phải chăng là Phật tánh, thưa Tổ!
Kính bạch Đức Thế Tôn!
Trong cõi Ta bà  nầy, chúng con nguyện sống đúng chánh pháp, giữ giới đã phát nguyện để trở thành một Phật tử chân chính hướng đến cảnh giới cao hơn.
           Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
                                                    Hạ tuần tháng 8 Canh Tý (12/10/2020)
                                                                     Tâm giới Phan Ngọc Thảo
 Chú thích:
(&) đến bờ bên kia (đáo bỉ ngạn) Bố thí ba la mật: cho với tâm hoan hỷ không tính thiệt hơn.
(*) không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu
(**) thân có 3,khẩu có 4(nối dối, thêu dệt, đâm thọc, hung ác), ý có 3
(***) khổ, tập, diệt, đạo.
(****) 12 nhân duyên: vô minh,hành,thức, danh sắc, lục nhập,xúc,thọ,aí.thủ,hữu,sanh,lão tử
(*****) bố thí, nhẫn nhục, trì giới, thiền định, tinh tấn, trí tuệ.
 

Tác giả bài viết: Tâm Giới Phan Ngọc Thảo

Nguồn tin: GĐPT Quảng Ngãi:

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.