ĂN CHAY NIỆM PHẬT (Bậc Hướng Thiện)

ĂN CHAY NIỆM PHẬT

I .ĂN CHAY
1.Định nghĩa:
Ăn chay là ăn những thức ăn chế biến bằng các loại rau, quả, củ,…  Không ăn những món ăn mặn thuộc loài động vât như thịt, cá, tôm, cua,…là loài biết tham sống sợ chết như gia cầm, gia súc, người …
2. Lý do phải ăn chay:
– Vì lòng từ bi (đạo Phật là đạo từ bi)
– Vì hợp vệ sinh (rau quả dễ tiêu; thịt cá khó tiêu.)
– Người Phật tử phải biết ăn chay để huân tập tính thiện của mỗi người
3. Cách thức ăn chay:
– Tùy nguyện, tùy sức, tùy hoàn cảnh.
– Hai cách ăn chay:  ăn chay kỳ và ăn chay trường.
*ĂN CHAY KỲ (trai kỳ):
Một số ngày trong tháng âm lịch
+ Nhị trai:   ngày 01, 15.
+ Tứ trai:     ngày 30, 01, 14, 15.
+ Lục trai:   ngày 30, 01, 08,  14, 15,  23.
+ Thập trai: ngày 01, 08, 14, 15, 18, 23, 24,  28, 29, 30.
+ Nguyệt trai:           cả tháng 01 hoặc tháng 7
+ Tam nguyệt trai:     3 tháng: 01, 7, 10
*ĂN CHAY TRƯỜNG (Trường trai):
Ăn chay trọn đời.
– Là người phật tử tại gia nên ăn chay mỗi tháng ít nhất 2 ngày (nhị trai) và một số ngày vía Phật, Bồ Tát với tâm hồn thanh thản; đừng ngụy biện về hành vi thiếu trung thực của bản thân.
– Không nên khích bác người không ăn chay.
4. Lợi ích của sự ăn chay:
Ăn chay sáng đức từ bi
Tâm thần minh mẫn, thân thì ít đau
Phước đức để lại đời sau
Ít nhiều chẳng kể, miễn giàu thành tâm.

II. NIỆM PHẬT
1. Định nghĩa: Niệm là tưởng nhớ. Niệm Phật là tưởng nhớ danh hiệu Phật, hình dung tướng tốt và đức hạnh của Phật, để luôn luôn cố gắng noi theo bước chân Ngài.
Con người thường khi mê mờ hôn trầm, niệm Phật để đươc sáng suốt, minh mẫn, phát triển hạnh lành, đời sống sẽ được an vui tự tại.
2. Các cách niệm Phật:
a. Tụng niệm: Đứng trước bàn Phật, đọc lớn tiếng bài kinh, danh hiệu Phật, Bồ Tát với chuông mõ.
b. Mật niệm: Niệm thầm (bất cứ ở đâu dù không có bàn Phật, trước khi đi ngủ, lúc mới thức dậy)
c. Khẩn niệm: Khi gặp sự đau đớn, tai nạn, niệm Phật một cách khẩn thiết, chí thành để cầu gia bị.
d. Quán niệm:
– Đứng trước hình ảnh Đức Phật chiêm ngưỡng tướng tốt của ngài, hay tưởng tượng Phật ở trước mặt mình.
– Quán chiếu, suy tư một vấn đề (ví dụ: nguyên nhân của khổ…)
e. Chuyên niệm:
Bất kỳ làm công việc gì cũng tưởng nhớ đến Phật và luôn trì niệm (cách nầy quan trọng hơn cả).
 
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Ăn chay là gì?
2. Tại sao phải ăn chay?
3. Thế nào là ăn chay trường, ăn chay kỳ?
4. Ăn chay có lợi ích gì?
5. Niệm Phật là gì?
6. Tại sao phải niệm phật?
7. Nêu các cách niệm Phật.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.