50 TRÒ CHƠI VÒNG TRÒN
50 TRÒ CHƠI VÒNG TRÒN
1. NÀO CÙNG CHUYỀN
(Số người: Một đoàn. Giới tính: Có thể chung.
Tuổi: Trên 8. Vật dụng: Dép, mũ, viết . . .)
Bài hát kèm
Cách chơi: Ngồi vòng tròn, trước mặt mỗi người có một vật dễ cầm, vừa hát vừa chuyền cho người bên tay phải của mình ở những chữ có gạch dưới. Đến câu cuối (nếu không thì mời anh ra) cần lưu ý: chữ Không chuyền cho người bên cạnh Chữ mời thì đem vật đó lui về mình, chữ ra thì chuyền tiếp. Cứ thế tiếp tục càng lúc càng nhanh dần. Ai sai thì bị phạt.
Đứng thì chuyền mũ trên đầu hoặc ôm gối mà nhảy
2. TIẾNG CÒI KỲ DIỆU
(Số người: Không hạn chế. Giới tính: Chung
Tuổi: Trên 8. Vật dụng: Còi)
Người điều khiển sẽ thổi tích hay tè. Tiếng tè thì mọi người đều rùn người thấp xuống một nấc, tiếng tích thì nhổm người lên. Nên ấn định có bao nhiêu nấc từ khi đứng thẳng đến khi ngồi xuống sát đất.
Hãy linh hoạt cho một bài hát khi tất cả đang trong tư thế rùn thấp người.
3. CHUÔNG ĐIỆN
(Số người: Tối đa một đoàn Tuổi: Trên 12.
Giới tính: Chung Vật dụng: Không)
Tất cả cầm tay nhau, chỉ định 4 người làm chuông(tùy số người chơi mà số này có thể nhiều hay ít hơn), một người ở giữa làm thợ điện có nhiệm vụ phát hiện dòng điện đang ở chỗ nào. Khởi đầu chỉ định một chuông, người làm chuông kêu “Reng . . .” rồi truyền dòng điện đi bằng cách bấm tay người bên cạnh (trái, phải tùy ý). Người được truyền điện cũng bấm tay người bên cạnh (trái, phải cũng tùy ý), khi dòng điện đến người làm chuông thì:
-Kêu “Reng . . .” và truyền dòng điện đi (trái phải tùy ý)
-Giữ dòng điện (chưa kêu “reng” ) để tránh bị phát hiện sau đó mới kêu “Reng . . .” và truyền dòng điện đi.
Người làm thợ điện sẽ quan sát nét mặt, các cử chỉ khả nghi để phát hiện vị trí dòng điện, người bị phát hiện sẽ thay thế làm thợ điện.
Lưu ý là chỉ có chuông mới có quyền giữ dòng điện.
4. NHỊP NHÀNG
(Số người: Một đoàn. Giới tính: Có thể chung.
Tuổi: Trên 8. Vật dụng: Dép, mũ, viết . . .)
Tất cả sẽ vỗ tay theo sự điều khiển. người điều khiển cầm vật dụng
Dùng tay: Khi người điều khiển hạ tay xuống thì vòng tròn vỗ tay một cái.
Dùng chân: Mỗi bước chân là một tiếng vỗ tay.
Như thế nếu nhịp tay, chân càng nhanh thì tiếng vỗ tay càng dồn dập, người điều khiển phải biết cách ngưng vào lúc bất ngờ nhất để để tạo một sự hụt hẩng làm kích thích trò chơi.
Có thể kết hợp các nhịp tay, chân với một bài hát.
5. NGẮN – DÀI – CAO – THẤP
(Số người: Một đoàn Giới tính: Có thể chung.
Tuổi: Trên 8.Vật dụng: Không)
Người điều khiển dang hai tay ra, vòng tròn nói to: Dài. Hẹp hai tay lại là Ngắn. Tay quá đầu là Cao. Tay đưa xuống dưới là Thấp.
-Với tuổi nhỏ, đơn giản là nói và làm theo người điều khiển.
-Với tuổi lớn, người điều khiển sẽ nói và làm không phù hợp nhau, người chơi làm theo lời nói và nói to theo động tác của người điều khiển.
6. VỖ ĐẦU XOA BỤNG
(Số người: Một đoàn Giới tính: Có thể chung.
Tuổi: Trên 8. Vật dụng: Còi.)
Người điều khiển thổi một tiếng còi, tất cả dùng tay trái vỗ đầu, tay phải xoa bụng. Khi có tiếng còi khác thì đổi tay trái lại xoa đầu, tay phải lại vỗ bụng. Cho chơi từ chậm đến nhanh.
-Có thể là đấm lưng xoa bụng để thành đấm bụng xoa lưng
-Ngồi thì cho vỗ và xoa hai đầu gối
7. NGƯỜI LỊCH SỰ
(Số người: Một đoàn Giới tính: Có thể chung.
Tuổi: Theo Ngành. Vật dụng: Không)
Một em (A) chạy trong vòng tròn đến trước một em khác (B), vỗ vào vai (hoặc chào) xong tiếp tục chạy. Người được vỗ vai (B) sẽ bước ra chạy ngược chiều với (A). khi hai em gặp nhau sẽ đứng lại chào nhau xong tiếp tục chạy về tranh vào chỗ của em (B). người về sau tiếp tục trò chơi.
-Thay vì chào có thể bắt tay, hỏi thăm nhau.
-Thay vì chào, có thể cho oánh tù tì, và ngừoi thua sẽ chạy ngược về chỗ còn người thắng sẽ đuổi theo bắt người thua trước khi người này vào chỗ.
Không cho một người chạy nhiều lần quá.
8. GIỮ DANH DỰ ĐOÀN THỂ
(Số người: Một đoàn Giới tính: Có thể chung.
Tuổi: Trên 8. Vật dụng: Gậy)
Đếm số cho vòng tròn, người điều khiển cũng nhận một số, gậy được dựng thẳng đứng giữa vòng tròn. Trước tiên người điều khiển sẽ gọi một sốbuông gậy ra và chạy vào vòng tròn, người có số vừa được gọi chạy ra giữ lấy gậy trước khi gậy ngã xuống đất. Gọi số khác để tiếp tục trò chơi. Ai để gậy chạm đất là bị phạt.
-Nên bọc đầu gậy hay đặt một cái mũ trên đầu gậy để bảo đảm an toàn cao trong khi chơi.
-Nếu dùng bóng thay gậy thì tung bóng lên không.
Với trò tung bóng này có thể sau khi bắt được bóng sẽ ném vào một ai đó trong vòng tròn. Người bị ném trúng sẽ thay thế. Cẩn thận với đồ vật chung quanh.
9. GIỮ DANH DỰ ĐOÀN THỂ
(Số người: Một đoàn Giới tính: Có thể chung.
Tuổi: Trên 8. Vật dụng: Không)
Chia thành từng toán có tên và tiếng reo riêng. Người điều khiển gọi tên toán nào thì toán đó hô lớn tiếng reo của toán mình.
Nên kể một câu chuyện và khéo léo đưa tên các toán vào để tăng sự hấp dẫn.
10. TÌNH ĐOÀN KẾT
(Số người: Một đoàn Giới tính: Có thể chung.
Tuổi: Trên 8. Vật dụng: Không)
Người điều khiển nói lớn: Đoàn Kết!. Vòng tròn trả lời: Thì Sống, người điều khiển: Chia Rẽ!. Vòng tròn: Thì Chết. Người điều khiển nói: Kết Đoàn. Vòng tròn: Đoàn Mấy? Người điều khiển cho một con số để tạo đoàn với những điều kiện vui. Vòng tròn nhanh chóng sắp xếp theo con số được cho.
-Đây là cách chia toán trước một trò chơi theo toán khác.
11. TÌM NHẠC TRƯỞNG
(Số người: Một đoàn Giới tính: Chung.
Tuổi: Trên 8. Vật dụng: Không)
Cho một em làm người quan sát đi khuất không nhìn thấy vòng tròn; sau đó chọn một em làm nhạc trưởng điều khiển vòng tròn hát và làm theo điệu bộ của mình một cách kín đáo. Gọi em kia về và em phải tìm cho ra nhạc trưởng trong một thời gian nhất định.
-Cần có người xướng các bài hát để phân tán sự chú ý của người tìm nhạc trưởng. Một điệu bộ không nên cho kéo dài quá, chỉ nên không qua một bài hát.
12. TÌM DẤU ĐỔI THAY
(Số người: Một đoàn Giới tính: Chung.
Tuổi: Trên 8. Vật dụng: Không)
Cho em A quan sát kỷ em B trong vòng tròn rồi đi ra ngoài. Người điều khiển thay đổi vài chi tiết nơi trang phục của em B rồi gọi em A vào. Trong một thời gian ngắn định trước, em A phải nói được các điểm đã thay đổi của em B.
13. CHÀO BẠN
(Số người: Một đoàn Giới tính: Chung.
Tuổi: Trên 8. Vật dụng: Không)
Người điều khiển đứng giữa, bất ngờ chỉ một em, em này ngồi xuống trong khi hai em đứng bên trái và bên phải sẽ quay lại chào nhau (ấn cát tường) miệng nói chào bạn . . .(tên) . . .Ai chậm hơn bị phạt. Cho người ngồi đứng lên và trò chơi tiếp tục.
14. CHÀO BẠN
(Số người: Một đoàn Giới tính: Có thể Chung.
Tuổi: Trên 8. Vật dụng: Không)
Người điều khiển chỉ một em, em này bắt ấn chào và gọi tên một người nào đó trong vòng tròn, người được gọi tên sẽ quay sang người bên phải hay trái tùy ý chào và gọi tên người này. Người này chào lại và gọi tên người khác. Trò chơi tiếp tục cho đến khi có người chậm hay vấp váp.
15. BẢO CHI
(Số người: Một đoàn Giới tính: Chung.
Tuổi: Trên 8. Vật dụng: Không)
Người điều khiển nói Tôi Bảo, Tôi Bảo thì vòng tròn hỏi lại Bảo Chi, Bảo Chi. Người điều khiển sẽ bảo làm một việc gì đó có tính cách ngộ nghỉnh.
16. TRÁNH MA VƯƠNG CÁM DỖ
(Số người: Một đoàn Giới tính: Có thể chung.
Tuổi: Trên 8. Vật dụng: Còi)
Người điều khiển ở giữa, dùng tay và còi điều khiển. Cánh tay người điều khiển ở vị trí dưới chân của những người đứng vòng tròn ở phía nào thì phía đó nhảy lên, cánh tay ở trên đầu thì ngồi thụp xuống, cánh tay ở ngang bụng thì bắt ấn cát tường.
Lưu ý là nếu chỉ dùng tay mà không thổi còi thì không có hiệu lực thi hành.
17. ĐỜI SỐNG LÀ KHỔ ĐAU
(Số người: Tối đa 50. Giới tính: Nên riêng.
Tuổi: Trên 8. Vật dụng: Không)
Đứng cách khoảng một cánh tay, 3 em đứng ở ba vị trí trên vòng tròn theo thứ tự một em làm Ong, một em là Diều hâu, một em làm Chim sẽ. Khi có lệnh xuất phát, Ong sẽ chạy đuổi bắt Diều Hâu, Diều Hâu lại chạy đuổi bắt Chim còn Chim thì chạy đuổi bắt Ong. Chạy theo đường dích dắc giữa các em đứng thành vòng tròn.
-Nếu chơi Mèo bắ Chuột thì chỉ cần 2 em và tránh một vòng tròn quá rộng.
-Thay Ong, Diều hâu, Chim sẽ bằng các tên Bồ tát, Chúng sanh, Ac quỷ thì có một trò chơi có tính Phật hóa.
-Có thể quy định khi đang chạy đuổi mà có tiếng còi thì đuổi ngược lại để sinh động hơn.
-Trong mọi trường hợp, đừng cho chạy đuổi quá lâu.
18. THOÁT KHỎI VÔ MINH
(Số người: Một đoàn. Giới tính: Có thể chung.
Tuổi: Ngành Thiếu. Vật dụng:Không)
3 em ra giữa, vòng tròn nắm tay nhau dang hơi rộng. 3 em tìm cách thoát ra, vòng tròn tìm cách ngăn chận. Tuy nhiên khi 3 em đến trước nơi nào đó trên vòng tròn và bắt ấn kiết tường thì 3 em đối diện tại vòng tròn phải bắt ấn kiết tường đáp trả. Lợi dụng lúc này 3 em sẽ tìm cách thoát ra.
-Lưu ý là khi bắt ấn thì không được di chuyển, vòng tròn chỉ ngăn chận khi các em di chuyển.
19. BI – TRÍ – DŨNG
(Số người: Dưới 60. Giới tính: Chung.
Tuổi: Trên 8. Vật dụng: Không)
-Cần linh hoạt thay đổi giữa lời nói và động tác để tạo bất ngờ.
20. NĂM HẠNH CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ
(Số người: Dưới 60. Giới tính: Chung.
Tuổi: Trên 8. Vật dụng: Không)
Người điều khiển nói Tinh Tấn, vòng tròn trả lời Tiến, nhón chân đưa 2 tay lên trời. Nói Hỷ Xả trả lời Vui đồng thời ngồi xuống và dang 2 tay ra. Nói Thanh Tịnh, trả lời Sạch , đứng thẳng chấp tay ngang ngực. Nói Trí Tuệ, trả lời Rõ chân phải bước lui 2 tay ôm đầu. Nói Từ Bi trả lời Hiền ngồi xuống chấp tay ngang ngực.
-Trò chơi như một bài thể dục nhẹ và cũng cần biết linh hoạt.
21. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT THÍCH CA
(Số người: Dưới 60. Giới tính: Chung.
Tuổi: Trên 8. Vật dụng: Không)
Kể sơ lược lịch sử đức Phật Thích ca và 4 thời điểm đáng lưu ý: Đản sanh-Xuất gia-Thành đạo-Niết bàn; sau đó bắt đầu chơi:
Khi người điều khiển nói: Đản sanh thì vòng tròn đứng nghiêm chỉ tay phải lên trời; Xuất gia thì đập hai tay vào chân, miệng hí giả tiếng ngựa phi; Thành đạo thì đứng nghiêm bắt ấn kiết tường; còn nói Niết bàn thì chấp hai tay để lên vai phải đầu ngã về phải.
-Bắt buộc phải biết vận dụng thay đổi.
22. NĂM HẠNH CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ
(Số người: Dưới 60. Giới tính: Chung.
Tuổi: Trên 8. Vật dụng: Không)
-Bắt buộc phải biết vận dụng thay đổi.
23. LƯỢM CHO ĐÚNG
(Số người: Dưới 60. Giới tính: Chung.
Tuổi: Trên 8.Vật dụng: nhiều món linh tinh)
Người điều khiển đứng cùng vòng tròn, kể một câu chuyện trong đó có tên các vật dụng đang đặt giữa vòng tròn, kể chuyện đến tên vật dụng nào thì vòng tròn sẽ nhanh tay nhặt lấy vật dụng đó; kết thúc câu chuyện, ai có nhiều vật dụng nhất là thắng.
-Đừng cho chơi với các vật bén nhọn.
24. EM HỌC SÉMAPHORE
(Số người: dưới 60, Giới tính: Chung
Tuổi: Học chuyên môn, Vật dụng: Không)
Cho vòng tròn đứng đủ rộng để dang tay, đông quá thì cho đứng so le để khỏi vướng tay nhau.
Khi người điều khiển nói Bản tin, Bản tin thì vòng tròn trả lời Sẳn sàng, sẳn sàng và để chéo hai tay trước bụng. Người điều khiển sẽ nói một mẫu tự thì vòng tròn đặt tay đúng vị trí mà Sémaphore quy định
_-Cần linh hoạt thay đổi, áp dụng thành bài tập thể dục tại trại.
25. NGƯỜI KHIÊM TỐN
(Số người: 6-8 người. Giới tính: Có thể chung.
Tuổi: Trên 8. Vật dụng: Không)
Tất cả vỗ tay và nói theo nhịp các chữ Đều – Đều – Đều – Đều – Đều – Đều,
sau đó một người sẽ xướng :
“chính anh/chị (tên ai đó trong vòng tròn) là người Giỏi/Đẹp/Tốt) nhất trong những người này”.
Người được nêu tên sẽ hỏi lại “Tôi sao?”.
Tất cả sẽ đáp “Chính anh/chị”.
Trả lời “Không phải tôi”.
Tất cả “Vậy chứ ai?”.
Trả lời “Chính anh/chị (tên người khác) là người. . .”
Cứ thế tiếp tục. Người nào bị vấp là phạt.
26. CẦU THỦ KỲ CỤC
(Số người: Một đoàn. Vật dụng: Các quả bóng)
Vẽ một vòng tròn nhỏ ở giữa, các quả bóng được đặt cách đều nhau trong vòng tròn. Hai người thành một nhóm cột chân phải người này vào chân trái người kia, dùng chân này đưa bóng vào vòng tròn nhỏ nhóm nào có bóng vào trước là thắng.
-Cho từng người lò cò thúc bóng vào vòng.
27. HỌC CÁCH NGÔN
(Số người:Tùy. Giới tính:Riêng.
Tuổi: Theo ngành. Vật dụng: Giấy bút)
Người điều khiển dùng còi để truyền những mẫu tự đầu của một câu kinh hay câu ca dao, cách ngôn . . .người chơi sẽ phải suy diễn ra nguyên câu và trình diện. Cá nhân hay đội chúng nào xong trước là thắng cuộc. Thí dụ: M.C.L.C.N.N. có nghĩa là “Một cây làm chẳng nên non”.
-Dùng để luyện chuyên môn và nhanh trí.
28. NGƯỜI NHANH NHẸN
(Số người:Tùy. Giới tính:Riêng.
Tuổi: Theo ngành. Vật dụng: Mũ, dép. . .)
Các vật dụng đặt trước mặt các em trong vòng tròn với số lượng ít hơn số người chơi 1 món. Cho vòng tròn di chuyển với một bài hát, khi có lệnh thì mọi người nhanh tay nhặt lấy một món đồ, dĩ nhiên có một em không có; hãy phạt nhẹ rồi tiếp tục chơi.
29. THẦN TÚC THÔNG
(Số người: Tùy. Giới tính: Riêng
Tuổi: Theo ngành. Vật dụng: Không)
Chia người chơi thành từng toán nhỏ, những người trong cùng một toán đứng đặt chân nối nhau, hai tay đặt lên vai người đứng trước; các toán đứng cách nhau hơn một cánh tay sao cho người đứng đầu toán này không vói tới người cuối toán trước. Sau hiệu còi các toán lần lượt di chuyển đuổi nhau bằng cách khi đi các chân luôn đặt sát vào nhau. Toán nào đuổi kịp toán trước là thắng cuộc.
-Vẽ vòng tròn giới hạn để các toán không được đuổi băng.
-Không được đứt rời hay bước dài hơn một bàn chân.
30. CHANH CHUA – CUA KẸP
(Số người:Tùy. Giới tính: Chung
Tuổi: trên 8. Vật dụng: Không)
Mỗi người xòe bàn tay trái của mình về bên trái, ngón trỏ tay mặt chấm vào lòng bàn tay trái của người bên cạnh. Người điều khiển sẽ nói 3 chữ là CHANH, CAM hoặc CUA. Chanh thì vòng tròn trả lời Chua, Cam trả lời Ngọt, Cua trả lời Kẹp. Khi có chữ Kẹp thì bàn tay trái phải tóm cho được ngón trỏ của bạn đang đặt trên tay mình. Ai để bị tóm thì bị phạt.
-Cần biết cách linh động để gây bất ngờ.
31. ĐẠI HỘI THANH NIÊN
(Số người:Tùy. Giới tính: Chung
Tuổi: trên 8. Vật dụng: Không)
Vòng tròn được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm cử một đại biểu và một phiên dịch. Người điều khiển đọc diễn văn khai mạc đại hội sau đó từng nhóm sẽ cho đại biểu của mình lên giới thiệu về nhóm mình bằng ngôn ngữ tự chế; người phiên dịch có nhiệm vụ dịch lại như thế nào đó để cho vui nhộn và dí dỏm. Nhóm nào có ngôn ngữ lạ, bài dịch hay là thắng.
-Để vui hơn, sau khi cịch xong mỗi nhóm phải biểu diễn một điệu vũ tự chế tại chỗ.
32. THIÊN NHĨ THÔNG
(Số người:Một đoàn. Giới tính: Chung
Tuổi: trên 8. Vật dụng: Không)
Một em bịt mắt ra giữa vòng tròn, người điều khiển dẫn em đến trước một bạn nào đó, bạn này sẽ nói một câu gì đó cũng được. Em bịt mắt căn cứ theo giọng nói mà đoán tên người.
-Cần giả giọng để gây khó khăn cho người đoán tiếng.
33. BÀI TOÁN CHIA CHẲN
(Số người: Một đoàn. Giới tính: Chung.
Tuổi: Trên 8. Vật dụng: Không)
Người điều khiển nói ”Số chia chẳn cho . . . thí dụ là 3” rồi chỉ vào một em, người này sẽ bắt đầu đếm số từ 1, người kế tiếp đếm 2 cho đến hết vòng tròn. Những người nào có các số chia hết cho 3 thì không được nói số đó mà chỉ được phép nói “Có Tôi” hay vỗ tay. Người nào chạm, ngần ngừ hay đếm số là bị phạt.
–Đếm số càng lúc càng nhanh dần.
34. NHỮNG NGƯỜI THÍCH ĐÙA
(Số người: Dưới 60. Giới tính: Có thể chung
Tuổi: Ngành Thiếu. Vật dụng: Không)
Chọn khoảng 5 em sắp hàng trong vòng tròn, với một bài hát ngắn người đi đầu sẽ dẫn toán đi với một điệu bộ do người dẫn đầu tự nghĩ ra. Bài hát chấm dứt ở đâu thì người trên vòng tròn ở đó sẽ thế vào đuôi còn người dẫn đầu đi ra nhường cho người thứ hai lên, người này lại dãn toán đi và làm những điệu bộ mới.
–Cần tránh những điệu bộ của một người tàn tật nào đó đang có mặt gần khu vực trò chơi này.
35. BẠN ƠI HÃY LÀM
Số người: Dưới 60. Giới tính: Có thể chung
Tuổi: Ngành Thiếu. Vật dụng: Không)
Người điều khiển xướng “Bạn ơi hãy làm” thì vòng tròn hỏi lại ” Làm như thế nào ?”. Người điều khiển “Làm như thế này bạn nhé” và ra một điệu bộ; vòng tròn: “Làm như thế này “ và làm theo người điều khiển; người điều khiển tiếp tục xướng “Đừng có làm sai” Vòng tròn trả lời “Có chi mô mà làm sai”
-Các động tác cần thay đổi
36. BẮN SÚNG THẦN CÔNG
(Số người: Dưới 60. Giới tính: Có thể chung
Tuổi: Ngành Thiếu. Vật dụng: Không)
Tất cả nắm hai bàn tay lại với nhau. Khi người điều khiển nói “Chuẩn bị” thì vòng tròn trả lời “Sẳn sàng” và đưa hai tay ra trước mặt. Người điều khiển xướng “Thiên”, vòng tròn đáp “Trời” và đưa hai tay lên trời. Người điều khiển nói “Địa” thì vòng tròn: “Đất” và chỉ hai tay xuống đất. Người điều khiển xướng “Tả” vòng tròn đáp “Trái” và đưa hai tay về bên trái. Nói “Hữu” trả lời “Phải” rồi đưa tay về phải. Nói “Nheo” trả lời “Nhắm” đưa hai tay về phía trước. Hô “Bắn” thì trả lời “Đùng” và giật hai tay lên trời.
37. THIÊN NHÃN THÔNG
(Số người: Dưới 60. Giới tính: Có thể chung
Tuổi: Ngành Thiếu. Vật dụng: Không)
Một em bịt mắt ra giữa vòng tròn, trước khi bịt mắt hãy cho em quan sát vị trí của các bạn mình. trong một thời gian nhất định. Sau đó em sẽ tự xoay một vòng, đứng lại và đi về một bạn nào đó trong vòng tròn và cho biết mình đang đứng trước bạn nào.
38. BƯỚC VÀO VÒNG THÁNH
(Số người:. . . Vật dụng:Khăn)
Có bao nhiêu khăn thì chia làm bấy nhiêu toán, mỗi toán cử một em dùng khăn bịt mắt đứng trước toán; giữa vòng tròn vẽ một vòng tròn nhỏ và người bịt mắt sẽ đi vào vòng tròn nhỏ này theo sự điều khiển của các bạn trong toán mình.
-Vòng tròn cần rộng và nên cho các em xoay vài vòng trước khi bước đi để tránh sự định hướng trước.
39. LUỒN VÒNG ĐUỔI
(Số người: Một đoàn. Vật dụng: 2 hay 3 sợi dây)
Cho vòng tròn đếm số 1,2 hoặc 1, 2, 3 tùy theo số dây có, những người cùng số thì cùng một nhóm. Phát dây cho những người đứng kề nhau của các nhóm. Sau hiệu lệnh, người này thắt một nút để làm thành một vòng dây và luồn từ đầu xuống chân rồi đưa cho người kế tiếp của nhóm mình. Tiếp tục như thế cho đến khi có nhóm nào đó bị vượt qua hay sau một thời gian mà không vượt được.
-Có thể cho thắt vòng dây trước.
40. THA TÂM THÔNG
(Số người: . . . Vật dụng: Không)
Chia vòng tròn thành nhiều toán nhỏ, mỗi toán cử một đại biểu lên gặp người điều khiển. Người điều khiển sẽ cho một lệnh chung nhưng chỉ nói riêng với đại biểu mà thôi. Sau khi nhận lệnh, dại biểu sẽ về truyền đạt lại cho toán mình thực hiện lệnh đó nhưng chỉ được dùng điệu bộ chứ không dùng lời nói. Toán nào thực hiện đúng lệnh là thắng.
–Có thể cho thay đổi đại biểu tùy thích.
41. THIÊN NHĨ THÔNG
(Số người: . . Vật dụng: Còi khăn)
Hai em ra giữa vòng tròn và được bịt mắt, một em có còi sẽ thỉnh thoảng thổi lên một tiếng và di chuyển để lẩn tránh trong khi em kia nghe theo tiếng còi và tìm bắt người thổi
–Không dùng còi thì vỗ tay.
42. TÌNH ĐOÀN KẾT
(Số người: . . . Vật dụng: Không)
Chia vòng tròn thành nhiều toán, mỗi toán 3 người đều ngồi bệt xuống đất duỗi dài chân ra, đâu lưng vào nhau, tay vòng trước ngực. Sau hiệu lệnh các toán tìm cách đứng lên mà không rời tay ra hay chống tay xuống đất
43. BIỂN KHỔ
(Số người: . . . Vật dụng: Không)
Đứng nắm tay, vẽ một vòng tròn cách chân người chơi khoảng một bước chân. Sau lệnh mọi người tìm cách kéo cho người khác chạm chân vào vòng tròn. Ai chạm chân vào là bị loại.
44. NHỮNG CÂU TRẢ LỜI KỲ QUẶC
(Số người: . . . Vật dụng: Giấy bút)
Chia người chơi thành 2 phe đều nhau, một phe viết câu hỏi bất kỳ vào trong một tờ giấy và một phe viết câu trả lời theo sự suy đoán của mình về câu hỏi của phe kia. Các câu hỏi và trả lời được để riêng. Đọc một câu hỏi và một câu trả lời, cặp nào tình cờ có câu trả lời trúng ý nhất là thắng
45. XẾP CHỮ
(Số người: Đông. Giới tính: Riêng.
Tuổi: Trên 8. Vật dụng: Không)
-Cần dọn dẹp các chướng ngại vật trên sân chơi.
46. NÀO CHUYỀN NHANH
(Số người: Một đoàn. Giới tính: Riêng.
Vật dụng: Chân hương, dây thun)
Đếm số 1, 2; những người cùng số là cùng nhóm, mọi người đều ngậm chân hương, người đầu toán có một sợi thun ở đầu chân hương. Sau hiệu lệnh, dùng chân hương để chuyền sợi thun đó cho người cùng toán với mình. Toán nào xong trước là thắng.
-Có thể thay chân hương và dây thun bằng muỗng và những quả bóng bàn. . .
47. NÚT TỰ ĐỘNG
(Số người : Đội, Chúng, Đàn . Vật dụng: Dây)
Một sợi dây làm thành nút như trong hình, có hai người cầm hai đâu dây. Một người khác đút tay mình vào vòng dây ngang cổ tay. Sau lệnh, hai người cầm dây sẽ rút mạnh dây trong khi người kia rút nhanh tay ra. Thay đổi để tiếp tục.
48. AI MẠNH HƠN
Số người : Đội, Chúng, Đàn. Vật dụng: Dây)
Sợi dây dài vừa bằng vòng tròn tham gia chơi, cột chặt hai đầu dây lại với nhau, người chơi đứng trong vòng dây, mặt hướng ra ngoài; cách đó hơn một cánh tay có để nón, mũ hay các vật linh tinh khác. Sau lệnh mọi người kéo mạnh về phía mình để có thể nhặt được đồ vật đã đặt dưới đất.
-Nếu đông người và không có dây dài thì chỉ cần 3 ngừời ra giữa vòng tròn cũng đủ hấp dẫn.
49. TÌNH BẠN
(Số người: Dưới 60 Giới tính: Có thể chung. Vật dụng:Không)
Một em (A) ra giữa vòng tròn, gọi tên một người và chạy nhanh đến để vổ vai người được gọi tên trong khi đó 2 người đứng bên cạnh em được gọi tên nhanh chóng ra trước em này để ngăn không cho bạn mình bị vỗ vai. 2 em nào không cản giúp được bạn mình là bị phạt.
-Vòng tròn đừng đứng rộng quá
50. ĐÁ BÓNG
(Số người : Một đoàn. . . Vật dụng: Một quả bóng)
Vòng tròn đứng nắm tay và dang rộng chân, bóng đặt giữa vòng tròn có một em làm cầu thủ đứng với bóng. Cầu thủ tìm cách sút cho bóng ra khỏi vòng tròn (không sút bổng), vòng tròn dùng chân chặn bóng nếu em nào không chặn được sẽ bị phạt trước khi vào làm cầu thủ. Em nào sút 3 lần mà không đưa bóng ra khỏi vòng tròn thì là cầu thủ quá tệ phải chịu một hình phạt nhỏ trước khi đổi người khác làm cầu thủ.
-Hãy thử cho cầu thủ dẫn bóng gần sát vòng tròn rối sút.