Góc Vườn Lam TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN – Huynh trưởng Cấp Dũng Tâm Giới Phan Ngọc Thảo – Trưởng Ban Hướng dẫn Phân ban GĐPT TW

 

  1. DẪN NHẬP:

Cuộc đời là một hàm số có nhiều biến. Y= f  (x,y)

Y là hàm nhiều biến của cuộc đời; x,y… là các biến số chỉ sự biến dịch của cuộc đời, con người than vãn về đời vì tâm hay biến động  do các sự vật, hiện tượng xảy ra,

Người có tâm bất biến sẽ không bị tác động bởi cuộc đời. Người phớt tĩnh 8 ngọn gió đời (lợi lộc, hao tổn, nói xấu, khen gián tiếp, khen trực tiếp, chê trách, hoạn nạn, vui vẻ) sẽ sống tự tại giữa đời thường.

  1. VẠN BIẾN:
  2. Về đạo (xin đề cập đến đạo Phật)

+ Biến tích cực:

  • Đạo Phật là đạo của tình thương, hòa bình (chưa có vị nào nhân danh đạo Phật gây ra chiến tranh, chết chóc)
  • Việc tu tập tự thân theo giáo lý Phật Đà được hàng triệu tín đồ toàn cầu  hành trì hàng giờ, hàng ngày.
  • TỪ, BI, HỶ, XẢ là lẽ sống của tín đồ Phật giáo
  • Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Giáo lý Duyên khởi, Vô thường, khổ, vô ngã,  Giới- Định- Tuệ (Phật giáo đại thừa và Phật giáo nguyên thủy đều hành trì)
  • Cả hai đều bác bỏ quan niệm về một đấng tôí cao,  chỉ có sự khác biệt về lý tưởng Bồ Tát: Đại thừa tu tiến đến Bồ Tát quả, Nguyên Thủy: Tu tiến đến Ala hán  quả

+Biến tiêu cực:

  • Không ít người chưa phân biệt được giữa chánh tín và mê tín
  • Có một số người còn mơ hồ giữa chánh pháp và tà pháp
  • Nhiều người còn chạy theo hình tướng, danh sắc, họ không quan tâm 4 câu kệ Phật dạy trong kinh Kim Cang

“Nhược dĩ sắc kiến ngã

Dĩ âm thanh cầu ngã

Thị nhân hành tà đạo

Bất năng kiến Như Lai” (âm Hán)

“Nếu lấy sắc thấy ta

Lấy âm thanh cầu ta

Người ấy hành tà đạo

Không thể thấy Như Lai” (Việt dịch)

  1. Về đời

+Biến tích cực:

  • Quan hệ giữa người và người có xu hướng tốt đẹp, khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn thành thị được được thu hẹp
  • Công tác từ thiện chân chính được tôn vinh

+ Biến tiêu cực:

  • Sự tiến bộ vượt bậc của nền công nghệ 4.0 đem lại lợi ích lớn cho xã hội, bên cạnh đó đem lại nỗi lo cho toàn nhân loại và mỗi gia đình. (tin tặc, các trò chơi điện tử mê hoặc)
  • Vấn đề nhân, nghĩa, lễ, trí, tín ít được coi trọng
  • Sự thù hận sắc tộc, dân tộc đã hũy diệt lòng từ bi, bác ái của nhiều quốc gia (quan hệ thù hận giữa Palestine và Israel; giữa Nga và Ucraina  kéo theo những liên minh đáng lo ngại cho nhân loại)
  • Luật nhân quả là luật của muôn đời, nhiều người ham lợi trước mắt, đánh mất cả tương lai.
  1. BẤT BIẾN.

Kính thưa chư vị !

Người viết bài này nghĩ: chỉ có Phật, Bồ Tát đã đạt quả vị GIÁC NGỘ nên có TÂM  BẤT BIẾN giữa dòng đời  VẠN BIẾN.

Giữ được tâm bất biến cực kỳ khó, một vị học giả thông thái như Tô Đông Pha đời Tống cũng không vượt qua 8 ngọn gió đời. (Câu chuyện nhà Thiền: Thiền sư Phật Ấn uống trà đàm đạo cùng Tô Đông Pha, Tô Đông Pha đọc thơ cho Thiền sư nghe và mời thầy góp ý sau, khi ra về Tô Đông Pha  nói “Tôi đã phớt qua 8 ngọn gió đời, lo tu thôi”. Thiền sư cười tiễn khách, nhà sư lấy bài thơ ra ghi ngay: quá tệ và sai đệ tử gởi liền cho Tô Đông Pha, ông đọc lời phê của Thiền sư quá tức tối đến nhà Thiền sư nói lớn “chưa có ai dám nhục mạ tôi nhưng”…Thiền sư cười khoái chí, xin mời cụ ngồi xuống: “Cụ đã phớt qua 8 ngọn gió đời rồi mà …….” Tô Đông Pha tĩnh ngộ.

  1. Làm sao để đạt Tâm bất biến?
  2. Phải có lòng biết ơn:

– Biết ơn công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà cha mẹ, người thân (chín chữ cù lao)

-Biết ơn những ai đã làm ra của cải vật chất giúp ta có cuộc sống hàng ngày (mỗi ngày ăn 3 bửa luôn nhớ đến công sức cực nhọc của người nông dân, áo quần ta mặc cần nhớ đến người thợ dệt, may)

-Biết ơn Thầy bạn đã giúp ta nên người, biết ơn những người làm phiền lòng ta để ta  khắc phục chướng duyên vươn tới phía trước .

-Biết ơn những lời khuyên chân thành để ngăn ngừa tính ngã mạn, tự cao, tự đại để ta khiêm tốn phục vụ tốt nhiều người.

-Biết ơn đời đã cho thấy được giây phút bình an trên thế gian nầy

  1. Biết thương yêu bản thân, người thân và mọi người mọi vật
  2. Biết buông xả để sống tự tại
  3. Biết chọn pháp môn tu phù hợp với căn cơ và điều kiện sống của mình (thiền, tịnh độ, thiền tịnh song tu,….)

5 Biết liễu tri lý duyên sanh (Cái này sinh, cái kia sinh; cái này diệt cái kia diệt, không có điểm mở đầu, không có điểm kết thúc).

Khi nghe và hiểu sâu sắc bài kệ về lý duyên sinh do Ngài Ác Bệ tuyên đọc: “Chư pháp tùng duyên sinh, chư pháp tùng duyên diệt, ngã Phật Đại Sa Môn ưng tác như thị thuyết” (mọi pháp do duyên sanh, mọi pháp do duyên diệt, Đức Phật vị vĩ đại của tôi, đã chỉ dạy như thế). Hai vị Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đã ngộ được chân lý bèn dẫn 500 đệ tử đến quy y Đức Phật Thích Ca

  1. Biết vị tha, bao dung với tất cả.
  2. Hành trì giới luật.

Người không hiểu gì về đạo Phật mà phê phán, nhận xét, đánh giá về đạo Phật mang tính miệt thị, vơ đủa cả nắm dù họ có học vị đầy mình, thì mình xem họ là khách khó tính vì họ nhìn tòa Như Lai từ xa

Người là tín đồ đạo Phật nhưng chỉ biết cầu Phật  mua  mau bán đắt  thì họ chỉ thấy tòa nhà Như Lai                             Người  tin Phật qua giáo lý, sách vở (hiểu về lý) thì vẫn đứng xa tòa nhà Như Lai.

Người  tin Phật  bằng cách lễ lạy, tụng kinh, bái sám quy y tam bảo. thọ ngũ giới, thập thiên… mà không hiểu vì sao phải làm như vậy (hiểu về sự)  thì người  đó đến cửa tòa Như Lai

Người vừa thực hiện Sự và Lý (theo lời dạy của Hòa Thượng Thích Thanh Từ) thì người đó đã vào đươc  chánh điện. là Phật tử thuần thành  nhưng chưa vào được  tòa nhà Như Lai

Làm sao để đạt đến tâm bất biến, bản thân người viết bài nầy đang đi tìm giải pháp, phải chăng đã vào được tòa nhà Như Lai thì phải hành trì giới luật miên mật, phải có niềm tin bất động, ước gì mình là Ngài Huệ Năng, Ngài đã “minh tâm, kiến tánh” trước khi đến yết kiến Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, chỉ có  tu trì là giải pháp tối thắng.

*Nếu hành giả theo pháp môn Thiền thì hành trì rốt ráo lộ trình Giới – Định – Tuệ   tiến đến giải thoát mọi ràng buộc tiến đến Bồ Tát; Phật

*Nếu hành giả tu theo pháp môn Tịnh độ hành trì rốt ráo Tín – Nguyện – Hạnh tiến đến Nhất tâm bất loạn tiến đến  Bồ Tát, Phật

Còn nhiều pháp môn khác  ,tùy hành giả lựa chọn. Hành giả nào đã chứng quả vị Bồ Tát, Phật thì  thưa Ngài, Ngài đã đạt:  “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”

D.THAY LỜI KẾT.

Thưa chư vị và anh  em Nhà Lam, bàn những việc mà bản thân chưa đạt đến là điều ước mơ nhưng đó là nguyện vọng chính đáng, mong chư vị và anh em hoan hỷ. Đối với anh em Nhà Lam  xin anh chị sử dụng thời gian quý giá để nhìn lại bản lai diện mục của mình, mở rộng lòng vị tha, tính bao dung, suy nghiệm về phép hòa kỉnh, tứ nhiếp pháp và hạnh Từ – Bi – Hỷ – Xả chúng ta sẽ tiếp cận với tâm thiện lành tiến đến “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” như Bác Tâm Minh Lê Đình Thám  đã thực hiện suốt đời.

Kính ngưỡng nguyện  Bồ Tát Tâm Minh Lê Đình Thám độ trì cho Gia đình Phật tử Việt Nam chúng con tìm lại nét đẹp uyên nguyên của ngày được  mang tên : GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM  năm 1951.

 Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Đầu xuân  Giáp Thin, tháng 3 năm 2024.

 Thao.phanngoc@gmail.com   ĐT: 0919462898

 

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.