ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KỲ THI KẾT KHÓA NĂM THỨ HAI, BẬC LỰC V

       HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ GHPG VIỆT NAM                          ĐỀ THI KẾT THÚC NĂM THỨ HAI
BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG                              BẬC LỰC V – NĂM 2018
           PHÂN BAN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ                     Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề
   BAN ĐIỀU HÀNH BẬC LỰC V (2016 – 2020)                           Ngày thi: 15 tháng 7 năm 2018
 
(BẢN ĐỀ GỐC)
 
 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (30 điểm).
 Câu 1:  Nội dung 12 chi phần Duyên khởi thuộc chi phần nào của Tứ Thánh đế ?
            A.Khổ đế và Tập đế.
            B.Khổ đế và Diệt đế
            C. Tập đế và Diệt đế
            D. Diệt đế và Đạo đế
 Câu 2:  Nghiên cứu giáo lý duyên khởi có ý kiên cho rằng “ Trong 12 chi phần của Duyên khởi, vô minh là nguyên nhân đầu tiên và duy nhất sinh mọi hiện hữu”. Ý kiến nầy đúng hay sai?
              A. Đúng                                       B. Sai
 Câu 3:  Theo cách chia của giáo lý duyên khởi, các chi phần nào sau đây thuộc nhóm hiện tại?
           A.Vô minh, hành, thủ, hữu
           B.Thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu
           C. Sanh, lão, bệnh, tử
           D.Thức, danh sắc, thủ, hữu.
Câu 4:  Theo giáo lý Duyên khởi, nhân tố nào trực tiếp dẫn đến tái sinh?
          A.Vô minh
          B. Danh sắc
          C. Ái
          D. Sanh
Câu 5:   Hãy điền vào chỗ trống bài kệ Duyên khởi của Tôn giả Ác Bệ (Hán dịch) giới thiệu tổng quát về cái  nhìn  Duyên khởi mà từ đó tôn giả Xá Lợi Phất đã quyết từ bỏ ngoại đạo để nương tựa  Đức Phật:
      “Chư pháp nhân duyên sanh,
        Diệt tùng nhân duyên diệt
        ………………………………………….
        ………………………………………….
 Câu 6:  Hành giả hành trì Giói-Định-Tuệ chuyển  8 thức Tâm vương thành 4 trí: Thành sở tác trí, Diệu quan sát trí, Bình đẳng tánh trí, Đại viên cảnh trí. Anh chị cho biết thức nào chuyển thành Thành sở tác trí

  1. Mạc na thức
  2. Ý thức
  3. A lại da thức
  4. Tiền ngũ thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân)

 Câu 7:  Đốt 3 cây hương quỳ trước Tôn tượng Phật, cúng dường chư Phật và Bồ Tát. Anh chị liệt kê các loại hương mà anh chị cúng dường ở đây?
     ……………………………………………………..                   …………………………………………………………..
     ……………………………………………………..                   …………………………………………………………..
     ………………………………………………………
Câu 8:  Định vô lậu học được phân loại thành:
           A. Định thế gian, định xuất thế gian
           B. Định cận hành, định an chỉ
           C. Bao gồm cả 2 A và B
           D. Cả 3 câu A. B và C đều sai
 Câu 9:  Hành trì loại giới nào mới được xem là  Giới vô lậu học?
           A. Nhiếp luật nghi giới
           B. Nhiếp thiện pháp giới
           C. Giới xuất thế gian
           D. Nhiêu ích hữu tình giới
 Câu 10:    Thế  nào là giới thếgian
           A. Giới hướng về quả báo hữu lậu
            B. Ngũ giới
            C. Bát quan trai giới
            D. Bồ tát giới
 Câu 11:  Pháp tu thiền định đại thừa áp dụng pháp môn nào?
            A. Tứ niệm xứ
            B. Thập nhị nhân duyên
            C. Ngũ đình tâm quán
            D. Bát nhã
 Câu 12:   Trí tuệ có được do hành trì Giới – Định – Tuệ gọi là gì?
            A. Căn bản trí
             B. Hậu đắc trí
             C. Thế tục trí
             D. Nhất thiết trí
  Câu 13:  Điều kiện để trở thành một đối tượng của nhận thức, thuật ngữ Phật học gọi là  gì?
             A. Thứ đệ duyên
             B. Tăng thượng duyên
             C. Sở duyên
             D. Đẳng vô gián duyên
  Câu 14:   Theo lý thuyết  Phật giáo phù hợp với khoa học trên một nền tảng chung, đó là:
             A. Trí tuệ và nhân bản
             B. Tình cảm và đức tin
             C. Thượng đế và sáng tạo
             D. Vật chât và lý trí
   Câu 15:   Duy thức luận gồm có 100 pháp, với 5 nhóm chính. Anh chị hãy ghi tên của 2 nhóm pháp còn chừa trống và số pháp tương ứng ghi trong ngoặc đơn.
             A.Săc pháp (11)
             B.———————–(    )
             C. ——————— (   )
             D. Tâm bất tương ưng pháp (24)
             E. Vô vi pháp (6)
   Câu 16:  Sự thật của con người và vũ trụ được giới thiệu qua 2 giáo lý nền tảng: Duyên khởi và ngũ uẩn. Điều đó  đúng hay sai?
             A.Đúng                       B.  Sai
   Câu 17:  Tinh thần nào đã làm cho Phật giáo trở thành đa dạng và xum xuê như một cây đại thụ?
             A. Tinh thần đổi mới
             B. Tinh thần không chấp nhận cái cũ
             C. Tinh thần phá chấp,cởi mở,khoan dung
             D. Tinh thần thực tiễn và thực nghiệm
    Câu 18:   Theo Phật giáo, Tịnh độ nằm ở nơi nào?
             A. Phương đông
             B. Phương tây
             C. Tâm con người
             D. Tâm Phật
    Câu 19:    Phật giáo cho rằng tất cả mọi mâu thuẩn, nội kết xung đột trong pham vi cá nhân hay xã hội đều dược phát sinh từ 3 độc tố trong tâm thức con người. Ba tâm thức đó là:
              A. Tham lam, tà kiến, kiến thủ
              B. Tham lam, ngã mạn, chấp thủ
              C.  Phiền não, sắc dục, danh vọng
              D. Tham lam, sân hận, si mê
   Câu 20:   Hãy điền vào chỗ trống các pháp còn thiếu trong 7 pháp mà Ngài A Nan  trả lời Đức Phật về xứ Vajji được diễn đạt bằng ngôn ngữ thời đại
              1. Sinh hoạt dân chủ
              2. ———————————
              3. Nguyên tắc pháp trị
              4. Sự hòa hợp các thế hệ
              5.  ——————————–
              6. Tôn kính các tín ngưỡng
              7. Ưu đãi các bậc minh triết
   Câu 21:   Sau khi Đức Phật nhập diệt, qua các lần kết tập kinh điển, có 3 hệ thống tâm lý học Phật giáo xuất hiện gồm:
             A. Câu xá luận, Duy thức luận, Nhất thiết hữu bộ luận
             B. Câu xá luận, Pháp tự luân, Thắng pháp tập yếu luận
             C. Câu xá luận, Duy thức luận, Thắng pháp tập yếu luận
             D. Câu xá luận, Pháp phân biệt luận, Thắng pháp tập yếu luận
   Câu 22:   Hãy liệt kê nội dung của Tuệ học về sự thấu rõ tường tận 4 chân lý:
             A.Thế nào là khổ
             B. ——————————
             C. Sự diệt tận các khổ
             D. ——————————–
    Câu 23:   Giới học trong Phật pháp không mang tính giáo điều, cứng nhăc và cực đoan như một số tôn giáo khác.Tinh thần nầy phù hợp với quan điểm
            A.Tự tại vô ngại
            B. Tùy duyên bất biến
            C. Phật pháp  bất định pháp
            D. Cả 3 ý A, B, C
    Câu 24:      Cụ  Nguyễn Hữu Kha khi bén duyên với Phật pháp lấy hiệu là Thiều Chửu (cây chỗi quét bụi)   có ý là:
            A.  Hằng ngày dùng cây chỗi quét sạch chốn thiền môn
            B.  Hằng ngày dùng chỗi quét sạch bụi trần làm đắm nhiễu thân tâm
            C. Đừng để cái gương( lòng) vẫn đục
            D. Cả 3 ý A, B, C
    Câu 25:    Hai bộ kinh nào thể hiện tư tưởng và triết lý sống của hàng cư sĩ
             A.  Pháp hoa, Niết bàn
             B.  Lăng nghiêm, Duy ma
             C. Thắng man, Duy ma
             D. Thắng man, Bát nhã
    Câu 26:   Con người có thể làm gì với biệt nghiệp của mình
             A. Kham nhẫn
             B. Chống lại
             C. An bài vì số phận
             D. Tu để chuyển nghiệp
    Câu 27:   Quan niệm của Phật giáo về con người và môi trường sinh thái như thế nào?
              A. Thiên nhiên phục vụ con người
              B. Con người phục vụ thiên nhiên
              C. Con người và thiên nhiên liên quan mật thiết
              D. Con người và thiên nhiên riêng biệt
     Câu 28:   Lý tưởng của người đoàn viên  GĐPT  là:
               A. Phụng sự quốc gia, phụng sụ xã hội
               B. Phụng sự đạo pháp, phụng sự dân tộc, phụng sự con người
               C. Phụng  sự gia đình, phụng sự đất nước
               D. Cả 3 ý A, B, C đều sai.
     Câu 29:    Cuối thế kỷ 20, Liên Hiệp Quốc có một nghị quyết làm nức lòng Tăng, Ni, Tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới. Anh chị hãy điền vào chỗ trống sau đây các nội dung phù hợp.
              Vào năm a)  ———————–Đại Hội đồng  (b)——————————–đã nhất trí chọn ngày lễ Vesak là ngày lễ Tam hợp (c)—————————, ——————————-, —————————cảu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm ngày tôn giáo hòa bình của thế giới
     Câu 30:  Thánh đức Thái tử (shotoku) Nhật Bản là nhà chính trị, nhà cải cách có tầm nhìn rộng đã làm một việc giống như thời kỳ “Tam giáo đồng nguyên”(Phật, Lão, Khổng hợp nhất, đạo Phật làm chủ đạo) của Đại Việt suốt 2 triều đại Lý, Trần. Đó là:
              A. Tự mình sớ giải 3 quyển kinh: Thắng Man, Pháp Hoa, Duy Ma
              B. Đem ánh sáng Phật giáo làm phong phú văn hóa bản địa
              C. Hợp nhất ba đạo (Thần đạo, Phật đạo, Nho giáo) để dễ dàng trong việc đem lại an bình cho xứ sở mặt trời mọc.
              D. Cả 3 ý A, B, C đều sai.
                                                      ***
 
 
         II. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm)   Anh chị chọn 1 trong 2 đề tài sau:
               
 ĐỀ 1:  Cơ duyên nào Bác sĩ Lê Đình Thám biết được bài kệ 4 câu của Ngài Huệ Năng ? 
            Vì duyên gì Ngài Huệ Năng có được  bài kệ kiệt xuất như thế?
            Anh chị cảm nhận như thế nào về các sự kiện trên?
 
 ĐỀ 2:  Quốc vương Ma Kiệt Đà là A Xà Thế có tham vọng chinh phục xứ Vajji.  Vua sai đại thần đến thỉnh ý Đức Phật về việc chinh phục nầy. Đức Phật gián tiếp trả lời bằng cách hỏi Tôn giả A Nan tình hình của xứ Vajji bằng 7 câu hỏi.
            Bằng ngôn ngữ thời đại anh chị nêu lên 7 pháp mà Ngài A Nan trả lời với Đức Phật. Sau khi nghe A Nan trả lời, Đức Phật đã kết luận thế nào?
            Anh chị hãy cho biết suy nghĩ của mình về cách giải quyết của Đức Phật với tư cách là một công dân.   ./.
                                                                                                                
 
ĐÁP  ÁN
PHẦN TRẮC NGHIỆM:
                  Câu 1:        A
                  Câu 2:        B
                  Câu 3:        B
                  Câu 4:        C
                  Câu 5:        –Ngã Phật đai sa môn
                                    -Thường tác như thị thuyết
                  Câu 6:        D
                  Câu 7:        –Giới hương
                                    -Định hương
                                    -Huệ hương
                                    -Giải thoát hương
                                    -Giải thoát tri kiến hương
                  Câu 8:         C
                  Câu 9:         C
                  Câu 10:       A
                  Câu 11:       D
                  Câu 12:       B
                  Câu 13:       C
                  Câu 14:       A
                  Câu 15:       B. Tâm pháp(8)
                                      C. Tâm sở pháp (51)
                  Câu 16:        A
                   Câu 17:       C
                   Câu 18:       C
                   Câu 19:       D
                   Câu 20:       2. Tinh thần đoàn kết dân tộc
                                      5. Tôn trọng phụ nữ
                   Câu 21:        C
                   Câu 22:        2. Nguồn gốc của khổ
                                       4. Các phương pháp để diệt khổ
                   Câu 23:        D
                   Câu 24:        D
                   Câu 25:        C
                   Câu 26:        D
                   Câu 27:        C
                   Câu 28:        B
                   Câu 29:        a.  1999
                                        b.  Liên hợp quốc
                                        c.  Đản sanh,Thành đạo, Nhập diệt
                   Câu 30:         C
         
    PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm)
 
   Đề 1:      – Cơ duyên  Bác Sĩ Lê  Đình Thám biết được bài kệ và đến với Đạo Phật:
              Năm 1926 , làm việc tại bệnh viện Hội An khi tham quan chùa Tam Thai (chùa Non Nước, Đà Nãng), Bác Sĩ đọc bài kệ của   Lục Tổ Huệ Năng khắc trên vách chùa
“Bồ đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệt phi đài
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai”
            Lược dịch  (Bồ đề vốn không cây , gương sáng chẳng cần đài, xưa nay chảng có vật, nơi nào có bụi trần bám vào)  . Bài kệ ăn sâu vào tâm thức, Bác quyết tìm minh sư để  hiểu ý nghĩa sâu xa của bài kệ. Năm 1928  khi được đổi nhiệm sở từ Hà Tĩnh về Huế, Bác đã thỉnh ý Hòa thượng Giác Tiên tại chùa Trúc Lâm và được Hòa thượng khai ngộ về ý nghĩa và nguyên nhân phát sinh bài kệ trên, Thoạt nhiên tâm đạo bừng sáng, Bác thành kính xin quy y và được Hòa thượng ban pháp danh là Tâm Minh
            -Cái duyên để Ngài Huệ Năng có bài kệ kiệt xuất trên. Xin tóm lượt mấy ý: Ngài Huệ Năng không biết chữ, cha mất sớm làm nghề kiếm củi bán để nuôi mẹ, khi nghe được câu kinh “ Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” (tâm sinh từ chỗ không trụ vào đâu cả) Ngài ngộ đạo, nhờ một hiền giả giúp đở tịnh tài ,tịnh vật nuôi mẹ già, Ngài đến chùa Hoàng Mai nương nhờ Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn,  qua sơ khảo Tổ biết ngài là Pháp khí liền cho Ngài giúp việc giả gạo ở nhà bếp, chưa tu học khóa chính thức nào. 8 tháng sau, Ngũ Tổ  yêu cầu mọi người trong đạo tràng trong đó có giáo thọ sư Thần Tú làm bài kệ nói về việc học đạo, hành đạo và hiểu đạo của mình, hàng ngàn hành giả chỉ nghĩ đến thần tượng là Ngài Thần Tú nên không dám dâng kệ, một hôm Đại Sư Thần Tú viết bài kệ 4 câu trên vách chùa:
“ Thân thị Bồ đề thọ
Tâm như minh cảnh đai
Thời thời thường phất thức
Vật sử nhạ trần ai  “
Lược dịch  (Thân là cây Bồ đề, tâm như đài gương sáng, ngày ngày thường lau chùi, không cho bụi trần bám vào)
             Tăng chúng khen hay cùng nhau bình luận, Ngũ Tổ  đến xem, Ngài khen  bài kệ hay và dặn Tăng chúng cứ theo đó mà tu hành, nhưng Tổ gọi riêng ngài Thần Tú vào phương trượng bảo rằng ông chưa thâm nhập vào ngôi nhà Phật pháp, còn phải nổ lực nhiều,
             Nghe được sự bàn tán về bài kệ, thầy Huệ Năng từ bếp lên nghe, thầy khiêm tốn nhờ một vị biết chữ  viết hộ bài kệ của mình, như đã nêu trên. Ýtưởng bài kệ đối lập hoàn toàn với Đai sư Thần Tú, Tăng chúng  xôn xao thầm phục bài kệ quá sâu sắc, Ngũ Tổ biết sự tình có thể nguy hiểm đến Huệ Năng bèn giải tán Tăng chúng và cho xóa bài kệ, ngài bảo rằng cứ theo bài kệ của Thần Tú mà tu.
            Thấy thời cơ đã đến Ngũ Tổ ra ám hiệu vào canh ba, Huệ Năng vào phương trượng, Ngài được Tổ truyền Y bát làm Tổ thứ 6 và dặn:  Ông hãy vào phương Nam và ẩn mình chớ vội xuất hiện…Xin lưu ý : Tổ Huệ Năng có căn tánh siêu phàm nên khi nghe một câu kinh Kim Cang đã ngộ đạo (Đốn ngộ), còn Đại Sư thần Tú tu theo con đường Tiệm ngộ dành cho người  căn cơ thấp như đại đa số quần chúng. Ngài Huệ Năng truyền đao ở phương Nam, Ngài Thần Tú truyền đạo ở phương Bắc do đó có câu Nam Năng, Bắc Tú.
          – Bác Thám là người có căn tánh cao nên Đốn ngộ , Bác trở thành một nhà Phật học uyên bác đáng để chúng ta tôn thờ, Gia đình Phật tử Việt Nam vô cùng tự hào với nhà sáng lập của mình, xin kính dâng Bác nén tâm hương vào ngay 7 tháng 3 âm lịch hàng năm.
 
ĐỀ 2:     * Bảy pháp mà ngài A Nan trả lời với Đức Phật (bằng ngôn ngữ thời đại) là:
                 1.  Sinh hoat dân chủ
                 2.  Tinh thần đoàn kết dân tộc
                 3.  Nguyên tác pháp trị
                 4.  Sự hòa hợp các thế hệ
                 5.  Tôn trọng phụ nữ
                 6.  Tôn kính các tín ngưỡng
                 7.  Ưu đãi các bậc minh triết
              * Sau khi nghe ngài A Nan trả lời, Đức Phật đã kết luận: “ Thế thì dân Vajji sẽ phú cường, không ai có thể chinh phục được”
              * Suy nghĩ về cách giải quyêt vấn đề của Đúc Phật với tư cách là một công dân:
+ Xin bái phục một bậc vĩ nhân  cách đây 26 thế kỷ
                   + Cách giải quyết nhẹ nhàng mà hiệu quả, trả lời gián tiếp nhà vua bằng câu hỏi để thuộc cấp trả lời, rõ ràng như lời tiên đoán của ông A Tú Đà: “Nếu làm vua thì Thái Tử Tất Đạt Đa trở thành bậc Chuyển luân thánh vương”
+ Ước gì ngày nay đất nước nào cũng làm theo lời Phật dạy như xứ Vajji thì không bao giờ có chuyện chạy đua vũ trang, chế tạo bom hạt nhân  giết  người hàng loạt…
                 Cội nguồn của vấn đề là lấy Từ Bi làm pháp môn tu tập để giáo hóa mọi người.  Nguyện cầu thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.
                                                             
                                                     

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.