NIỀM TIN BẤT ĐỘNG Huynh trưởng cấp Dũng Tâm Giới PHAN NGỌC THẢO

Kính bạch Chư tôn Thiền đức,
Thưa quý độc giả và anh chị em Nhà Lam,
Càng đọc, nghiên cứu về sách vở và bài viết  của nhiều học giả từ Đông sang Tây nói về giáo lý Phật Đà, chúng ta thấy hầu hết các tác giả đều  đánh giá cao  về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Người thầy vĩ đại của nhân loại, một con người có thật tại đất nước đa thần cổ đại Ấn Độ. Tại đất nước ta, Đạo Phật có mặt hơn 2000 năm, những lời dạy của chư Tổ, chư Phật được truyền thừa qua nhiều thế hệ. Chúng ta vô cùng tự hào về đạo Phật đời Lý, Trần, giáo lý Nhà Phật kết hợp với tư tưởng Khổng Mạnh là kim chỉ nam cho việc trị nước an dân. Thực trạng của Phật gíáo Việt Nam hiện nay  như bức tranh đẹp xen kẻ các màu sắc sáng, mờ. Trưởng lão Hòa thượng THích Thanh Từ đã có bài viết về “Phật giáo Việt Nam”, Ngài nhận định hiện nay trong người tu có hai thành phần: thành phần thứ nhất chỉ tu về Sự (lo việc tụng kinh, lễ bái), thành phần thứ hai chỉ tu về (nghiên cứu kinh điển, sách vở). Ngài khuyên cách tốt nhất là LÝ- SỰ VIÊN DUNG, lời dạy của Ngài rất hợp với câu “tu mà không học là tu mù, học mà không tu là đãy sách”.  Nhìn về Âu Mỹ, rất tiếc phương Tây biết về đạo Phật quá trễ, các đoàn chuyên gia, học giả người Anh qua Ấn sau khi Ấn Độ là thuộc địa của thực dân  Anh, đoàn học giả Hoàng gia nghiên cứu hai năm, nhà cầm quyền đương thời bảo thủ vì báo cáo  không phù hợp với các tôn giáo đương thời (Anh giáo, Tin Lành, Thiên chúa giáo) nên không chấp nhận quan điểm của các học giả (**).
Đạo Phật được phương Tây biết nhiều vào thế kỷ 20 nhưng hai cuộc chiến tranh thế giới (thứ I:1914-1918, thứ II:1939-1945) đã làm cho nhân loại điêu đứng về chiến tranh hủy diệt nên đạo Phật được biết đến tại Âu Mỹ qua các nhà truyền  giáo đơn lẻ.. (**)                                                                                                                             
Năm 1924, giáo sư Spalding, trưởng đoàn học giả hoàng gia Anh xuất bản cuốn sách  Journey  to the East (Hành trình về phương Đông) tạo dư luận hết sức tích cực tại  Âu Mỹ, quyển sách Hành trình về phương Đông do giáo sư NGUYÊN PHONG là nhà khoa học và là nhà văn hóa tâm linh phiên dịch.
Ngày nay, các nhà hoạt động tôn giáo cho rằng  đạo Phật  có ảnh hưởng tâm linh sâu đậm trên toàn thế giới, giá trị cốt lõi của giáo lý Phật Đà được cả nhân loại đánh giá rất cao, đặc biệt những nhà khoa học lừng danh xem lời dạy của ĐỨC PHẬT đã chỉ hướng cho sự phát minh của Khoa học và bảo vệ hòa bình nhân loại.
Là người Phật tử, chúng ta có quyền tự hào về Đức Phật và lời dạy của Ngài. Chúng ta có bổn phận giữ gìn và phát huy mạng mạch của Phật giáo.
Xin  nêu những dẫn chứng cụ thể về các nhận định, chủ quan và khách quan để chư vị thưởng lãm và  có Niềm tin bất động về đức Bổn Sư của mình.
A-NIỀM TỰ HÀO:
+Góc nhìn chủ quan:
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là nhân vật  lịch sử. Từ thân phận con người có đầy đủ điều kiện vật chất, Ngài đã khám phá cuộc sống từ hoàn cảnh của mình và xung quanh và chính mình tìm ra chân lý: Xuất gia tầm đạo 5 năm, 6 năm khổ hạnh, 49 ngày thiền định… Chứng đắc  Phật quả:  Giác ngộ, giải thoát hoàn toàn khỏi vòng luân hồi sinh tử. Ngài đem giáo pháp giảng dạy cho chúng sinh trong 49 năm, Tam tạng kinh điển Kinh – Luật – Luận là kho tàng vô giá của Chư Phật, Chư Tổ  để lại cho hậu thế.
Đức Phật  Thích Ca có 3 lần từ bỏ vĩ đại:
Lần thứ nhất: Thái tử để lại phía sau cung vàng điện ngọc, ngôi vị vương tử, vợ đẹp con ngoan để đi tìm chân lý cho mình và chúng sanh.
Lần thứ hai: Với tư cách là một tu sĩ nội lực thâm hậu, không nhận điều khiển giáo phái với vị thầy A La Ka La Ma và từ chối lãnh đạo giáo đoàn do ngài Uất Đầu Lam Phất giao phó vì Ngài cho rằng mình còn phải đi tìm Chân lý.
Lần thứ ba: Ngài chấm dứt việc tu khổ hạnh, ép xác sau sau 6 năm cùng năm anh em ông Kiều Trần Như hành trì mặc cho họ xem Ngài là kẻ phản bội.
Tu sĩ Siddhattha chứng đạt chân lý giải thoát  như thế nào?
Ngài thấy rằng việc tìm cầu giải thoát không thể tìm cầu ở bên ngoài từ bất kỳ đạo sư nào cũng không phải qua pháp môn hành xác mà sự chứng ngộ ấy cần phải được thể hiện ở chính trong nội tâm của mỗi người  và không thể dựa vào một tha lực nào khác
Ngài ngồi tham thiền 49 ngày dưới gốc cây Tất bát la (Bồ đề) với tâm định tĩnh, chánh niệm, tỉnh giác, ly dục… đi vào thiền định vào các giai đoạn: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.
Ngài thuật lại: “Ta hướng tâm vào túc mạng trí (túc mạng minh): nhớ lại nhiều kiếp từ 21 giờ đến nửa đêm. Vào canh giữa, ta đạt minh trí thứ hai: Thiên nhãn minh, thấy rõ luật nhân quả và nghiệp. Sau cùng vào canh cuối, khi chân trời đã bắt đầu hiện rõ ở phương Đông thành một làn ánh sáng trắng, ta hướng tâm đến lậu tận trí (lậu tận minh): đoạn tận lậu hoặc và biết như thật: đây là khổ, đây là khổ tập, đây là khổ diệt và đây là con đường đưa đến khổ diệt”.
Thật vậy, sự giác ngộ của Đức Phật Thích Ca là một trạng thái hạnh phúc tối cao kéo dài trong nhiều giờ khắc, với tâm trí cực kỳ minh mẫn đã điều động mọi khả năng trí tuệ của Ngài và tập trung chúng lại cùng một thời điểm như một tấm kính nóng bỏng. Kể từ đó, ngài thông suốt mọi hiện tượng của vũ trụ và nhân sinh từ quá khứ, hiện tại và tương lai, nó bao gồm nhiều lãnh vực nhận thức mới, trong ấy  các tư tưởng cùng trực giác tinh anh của Ngài như khối pha lê đúc thành một giáo pháp (Dharma) mới và cuối cùng  hệ tư tưởng mới đã vượt hẳn lên mọi tri kiến cũ thành chân lý phổ quát bao trùm vạn vật đó là Giáo pháp của Đức Phật.
Giáo lý của Ngài là cuộc cách  mạng vĩ đại trong một xã hội nhiều giai cấp và sự bất công từng giây từng phút trong xã hội Ấn Độ cổ đại.
Xã hội Ấn Độ và các nước Á Châu dưới thời Đức Phật hầu hết xem đạo Phật là Quốc giáo.
Là một Phật tử khi hiểu sâu về lịch sử của Ngài, chúng ta thể hiện lòng tự hào của mình bằng cách nguyện tinh tấn hành trì giáo pháp của Ngài.
+Góc nhìn khách quan:
Mặc dù đến thế kỷ 20, người phương Tây mới biết nhiều về đạo Phật nhưng chủ yếu qua sách vở và những nhà nghiên cứu. Chúng ta tự hào  khi nghe họ đánh giá một cách khách quan, xin nêu một vài ví dụ:
+Tiêu biểu cho giới khoa học: Albert  Einstein – nhà vật lý thiên tài của thế kỷ 20 (1879-1955) đạt giải Nobel 1921 đã phát biểu: “Tôn giáo tương lai là tôn giáo toàn cầu vượt lên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát ở phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi phương diện trên. Trong cái nhất thể đầy ý nghĩa, chỉ có Đạo Phật đáp ứng đủ điều kiện đó.
+Tiêu biểu cho những nhà hoạt động tôn giáo:
Ngày 23 tháng 7 năm 2009 , tổ chức  Liên minh phát triển tôn giáo và tâm linh  Icarus đóng tại Geneve  Thụy Sĩ  đã quyết định bầu chọn và trao tặng một giải thưởng đặc biệt cho cộng đồng Phật giáo với danh hiệu tôn giáo tuyệt vời nhất toàn cầu (The Best Religion In The World). Liên minh đã nghiên cứu 38 tôn giáo khác nhau và bầu chọn công khai, dân chủ. Ông Jonna  Hult thay mặt Ban tổ chức nhận xét: Quả thật không ngạc nhiên khi Phật giáo được nhận danh hiệu trên, Phật giáo truyền bá không bao giờ can thiệp vũ lực, ngược lại các tôn giác khác  dường như đi quá xa với tinh thần bất bạo động.
Các vị Mục sư, Linh mục, Giáo sĩ đai diện cho các tôn giáo đều đồng tình với việc bình chọn Phật giáo là tôn gíáo tốt nhất toàn cầu.
Thật tự hào biết bao cho sự kiện tinh thần đáng nhớ nầy. Xin lưu ý trong cuộc bầu chọn nầy Phật giáo có rất ít đại diện.
+Tiêu biểu cho giới  chính trị gia:
Ngày 25-8-2014, tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama ôm Tôn tượng Đức Phật Thích Ca  giới thiệu một cách trịnh trọng với quan khách, ông bước ra trong im lặng, nở nụ cười thật tươi thực hiện buổi “diễn thuyết không lời”:  This is it (đây là gì), nhà Phật gọi là công án thiền. Ông là tổng thống da màu gốc Phi đầu tiên của Mỹ, đắc cử nhiệm kỳ I năm 2008, nhiệm kỳ II: 2013, học vị tiến sĩ; cha là người Kenya, theo đạo Hồi; mẹ là người Mỹ, theo đạo Cơ đốc, bản thân ông không có niềm tin tôn giáo.
Trong bối cảnh bất an toàn cầu, bức thông điệp không lời mà ông muốn gởi đến mọi người là gì?
-Phải chăng ông ước mong mỗi người là chiến binh của hòa bình: tâm bình  thế giới bình
-Phải chăng cuộc đời của Đức Phật Thích ca là bài thuyết pháp về sự quan hệ giữa người và người, giữa cộng đồngvới cộng đồng, giữa tôn giáo với tôn giáo, giữa quốc gia với quốc gia… Nghiên cứu học tập những điều bình dị mà Đức Phật đã dạy tùy theo căn cơ mà tu chứng, nhưng dù là căn cơ nào thì cũng thực hiện được: Từ –  Bi – Hỷ –  Xả
-Thế giới nầy đã quá khổ đau rồi, xin mọi người hãy hướng tâm về Đức Phật để tìm ra hướng giải quyết cho những bất đồng tranh chấp hiên tại trên hành tinh nầy,
-Công án thiền “ This is it” là lời cầu cứu Đức Phật về bài toán: Hòa bình cho nhân loại
Chúng ta suy nghĩ gì qua sự kiện hi hữu nầy?
Một người không có niềm tin tôn giáo như ông Obama mà giới thiệu Tôn tượng của Đức Phật  tại Nhà Trắng (White House)  trung tâm quyền lực của nước Mỹ hàm chứa ý nghĩa sâu sắc: hiện tại thế giới bất an (Ucraina nội chiến; Afghanistan khói lửa, xung đột; Palestine, Israel không  có hồi kết…). Cả nhân loại cần suy ngẫm lời dạy của Đức Phật thể hiện lòng từ bi và bao dung thì Hòa bình sẽ đến với mọi người.
Một vị quyền lực  có hành động tôn vinh Đức Phật như vậy  thì làm sao chúng ta không khỏi tự hào về Đức Bổn Sư  muôn vàn kính yêu của chúng ta!
+Tiêu biểu cho các tổ chức quốc tế::
Năm 1999, Liên Hiệp Quôc công nhận Phật giáo là Tôn giáo của Hòa bình,  Hằng năm Liên Hiệp Quốc tổ chức  Lễ Vesak tôn vinh đạo Phật. Tháng 5 năm 2000, LHQ tổ chức đại lễ Vesak tại trụ sở LHQ – New York. Việt Nam được vinh dự tổ chức đại lễ Vesak  LHQ vào các năm 2008 – Hà  Nội; 2014 – Hà Nội,  2019 – Ninh Bình. Hơn 100 nước tham dự. Mặc dù đạo Phật không phải là quốc giáo tại Việt Nam.
Nghị quyết LHQ khẳng đinh 3 điều chính:
1-Công nhận lễ Vesak là ngày đại lễ của thế giới, là lễ hòa bình LHQ.
2-Công nhận lễ Vesak là ngày lễ thiêng liêng nhất của thế giới.
3-Công nhận sự đóng góp to lớn của Phật giáo về bảo vệ môi trường, văn hóa tâm linh và nếp sống đạo đức của con người.
Ngày nay chúng ta ngẩng cao đầu nói với mọi người  tôi là một tín đồ  Phật giáo
B.NHỮNG  ĐIỀU CẦN SUY NGẪM:
Bên cạnh niềm tự hào to lớn chúng ta cần suy ngẫm những bất cập hiện nay:
+Cuộc cách mạng giai cấp do Đức Phật chủ trương là một thành tựu to lớn của nhân loại nhưng đồng thời làm cho giới thống trị, các đạo giáo khác mất ăn, bỏ ngủ. Đạo Hồi đã tấn công Phật giáo vào thế kỷ thứ 7 và đến thế kỷ 13 (1203), quân Hồi giáo xuất phát từ Ba Tư xâm chiếm Ấn Độ mục đích là tiêu diệt đạo Phật với chính sách giết sạch tu sĩ Phật giáo, đốt sạch kinh sách Phật (Thư viện to lớn của Đại học Na lan Đà bị đốt suốt 6 tháng vẫn còn khói lửa bao phủ). Từ thế kỷ 12 đến 19, đạo Phật tại Ấn chỉ còn những Thánh tích hoang phế. May thay, đạo Phật  đã được truyền bá ra khỏi Ấn Độ từ rất sớm: về phía Bắc (Bắc tông), về phía Nam (Nam tông).
+Về tầm vóc của một tôn giáo lớn, Phật giáo chưa có tổ chức đủ tầm kết nối các giáo hội trên toàn thế giới, Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới có sự liên kết  rời rạc.
+Gíáo lý  Phật Đà được truyền bá tại Âu Mỹ theo cách riêng của từng tu sĩ, việc hành trì theo nhiều pháp môn khác nhau nên khó có tiếng nói chung.
+Đất nước Ấn Độ được xem là chiếc nôi của Phật giáo thì nay đạo Hin-đu là quốc giáo, họ xem Đức Phật là một vị thần trong tôn giáo của họ. Thời Đức Phật sau khi thành đạo, đất nước Ấn Độ sống chan hòa với 4 hạnh: Từ-Bi-Hỷ-Xả thì xã hội ngày nay, một đất nước xếp thứ 7 thế giới về kinh tế nhưng vấn đề giai cấp là nỗi đau buồn của loài người có lương tri (Năm 2017, bản thân đã chứng kiến các đoàn người cùng đinh chen chúc xung quanh các thánh tích Phật gíáo tại Ấn Độ để nhận sự bố thí của khách hành hương hầu hết là tín đồ Phật giáo). Nên chăng Liên Hiệp Quốc đề nghị chính phủ Ấn Độ có chính sách an sinh  không phân biệt giai cấp tại xứ đông dân thứ hai thế giới nầy.
      +Giới luật (Ba-la-đề-mộc-xoa) là cốt lõi để duy trì và phát triển mạng mạch Phật giáo. Kính mong Giáo hội cần nghiêm minh với Tu sỹ và Cư sỹ xem nhẹ giới luật làm ảnh hưởng bất lợi đến niềm tin của quần chúng.
 C. NIỀM TIN ĐƯỢC CỦNG CỐ:
Kính thưa chư vị!
Dù là góc nhìn chủ quan hoặc khách quan, chúng ta đều nhận thấy giáo lý Phật Đà là chân lý bất biến theo thời gian, khoa hoc càng phát triển, dù là thời đại 4.0, 5.0, 6.0 … thì những lời dạy của Đức Phật đã, đang và sẽ chỉ đường cho các nhà khoa học phát minh những công trình phục vụ cho nhân loại, cho hòa bình thế giới.
Trong lúc phương Tây hướng về phương Đông với sự ngưỡng mộ, nhiều nhà nghiên cứu  xem lời dạy của Đức Phật là một công án khoa học mà họ phải khám phá, thì đa số chúng ta dang loay hoay trong ngôi nhà lửa (Phẩm thí dụ- kinh Diệu Pháp Liên Hoa), chưa thoát ra hết để chọn xe dê, xe hươu hoặc xe trâu.
Xin thiết nghĩ tùy theo căn cơ chúng ta có thể chọn cho mình một pháp môn phù hợp, người có căn trí cao có thể hành trì theo lộ trình Đốn ngộ, người có căn trí thấp thì theo lộ trình Tiệm ngộ nhưng hành trì giới luật theo lời dạy của  Chư Phật:
“Chư ác mạc tác                                      (Không làm các việc ác)
Chúng thiện phụng hành                          (Chỉ làm các việc lành)
Tự tịnh kỳ ý                                               (Giữ tâm ý trong sạch)
Thị  chư PHẬT GIÁO”                              (Chư Phật dạy như vậy)
 
Mọi ước vọng chân chính sẽ được thành tựu: Khai thị chúng sanh
                           “Ngộ nhập Phật tri kiến”
Bản thân viết bài nầy trong đợt đại dịch Covid-19 lần thứ 4 đang gây khốn khổ cho đồng bào ta, nhất là tại thành phố Hồ Chí Minh. Xin nguyện cầu mười phương Chư Phật:
Độ trì cho chư hương linh siêu sinh về cảnh giới an lành.
Những bệnh nhân Covid thoát khỏi cơn nguy kịch.
Thế giới không còn dich bệnh- chúng sanh an lạc,
Mùa Thành đạo PL-2565  sạch bóng dịch bệnh Civid 19 trên toàn cầu.
thao.phanngoc@gmail.com        
ĐT: 0919462898    
 TP Quảng Ngãi
 
Tài liệu tham khảo: Đức Phật lịch sử-Trần Phương Lan
 

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.