SỔ TAY TRÒ CHƠI

SỔ TAY TRÒ CHƠI

 
I. Mục tiêu
Sau bài học, Đs có thể
-Biết điều khiển trò chơi nhỏ cho cả đoàn
-Lập sổ tay trò chơi
II. Chuẩn bị đồ dùng
– Khu vực sinh hoạt rộng rãi để thực hành trò chơi
– Tập “Sổ tay 110 trò chơi”
III/ Nội dung bài học
1. MỤC ÐÍCH
Trò chơi là một phương pháp giáo dục linh hoạt và hữu hiệu nhất đối với lứa tuổi thanh thiếu nhi nhằm mục đích:
– Luyện giác quan
– Phát triển thân thể
– Biết tâm lý trẻ
– Luyện đức tính tốt
– Vui sống động sau những giờ mệt mỏi
2. CÁC LOẠI TRÒ CHƠI
– Trò chơi chuyên môn
– Trò chơi luyện thân thể
– Trò chơi luyện tập giác quan
– Trò chơi luyện đức tính
Mỗi lọai trò chơi tùy theo hoàn cảnh, địa điểm, thời tiết, tâm sinh lý trẻ được tổ chức mới đem lại kết quả.
3. CÁCH TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
Khi chưa quen điều khiển, các em có thể tập bằng cách cho 1 trò chơi quen thuộc nhưng thay đổi vài chi tiết để trò chơi hứng thú hơn.Sau đó, em tập điều khiển những trò chơi mới. Điều nên nhớ là công tác tổ chức trò chơi phải được vạch tuần tự theo các bước sau đây
3.1 Phần chuẩn bị:
a. Chọn trò chơi: Trò chơi nhằm đến mục đích gì, trò chơi vừa sức và không quá 10 phút. Phải chuẩn bị một trò chơi trong phòng nếu thời tiết thay đổi
b. Ðịa điểm: Chọn địa điểm thích hợp cho trò chơi. Địa điểm bằng phẳng, có bóng mát càng tốt.
c. Dụng cụ: Chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết cho trò chơi (Ví dụ: khăn tay, cờ, còi, sỏi…)
3.2 Phần thực hiện:
– Giải thích rõ ràng nguyên tắc và mục đích trò chơi
– Phổ biến luật chơi cho mọi người nắm rõ
– Giới thiệu thành phần giám sát trò chơi
– Khi thấy trò chơi hơi trầm thì cần phải linh động hơn, nên cho vừa hát vừa chơi
– Chấm dứt trò chơi khi mọi người đang ở không khí vui nhất để gây sự luyến tiếc, lần sau thích tham gia hơn nữa.
– Trò chơi không nên quá 10-15 phút.
3.3 Tổng kết – Chấm dứt trò chơi:
– Tuyên bố bên thắng cuộc, nếu có (vỗ tay hoan hô, tặng bài hát…)
– Nhận xét về tinh thần, kỷ luật trong khi chơi…
4. KẾT LUẬN:
Trò chơi rất cần thiết đối với một đoàn sinh.Nếu các em muốn thành công trong công việc dẫn dắt đàn của mình, các em phải sưu tầm một túi trò chơi sẵn trong đầu và phải có một tinh thần năng động trong khi điều khiển.Chúc các em thành công.
IV/ Thực hành
-Tổ chức các trò chơi từ quen thuộc đến mới lạ và mời lần lượt từng em ra cầm còi để thực hành. Sau đó, Huynh trưởng cùng các bạn trong đoàn góp ý, nhận xét cho người cầm còi.
Hướng dẫn đoàn sinh lập “Sổ tay 110 trò chơi”

 

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.