GÚT GHẾ ĐƠN, SƠN CA, GÚT DỆT, CẲNG CHÓ

GÚT GHẾ ĐƠN, SƠN CA, GÚT DỆT, CẲNG CHÓ
(Bài này có thể chia thành nhiều tiết để thực hành)

 
I. Chuẩn bị:

– Dây gút, Dây thừng (dây to)
– Không gian thoáng mát càng tốt, nơi có nhiều cây cao, tường cao, giếng nước, hồ nước, v.v…
– Huynh trưởng có thể tạo tình huống hấp dẫn như có người đang đuối sức ở dưới hố sâu không thể tự lên được, chúng ta chỉ có một sợi dây to dài. Làm thể nào để ta cứu được người đó?
– Cắm trại xong. Huynh trưởng có thể hỏi Đoàn sinh. Làm thế nào để thâu ngắn dây?
– Có thể tạo nhiều tình huống khác nhau sao cho hấp dẫn và không gây nguy hiểm.
II. Bài giảng
A. Gút Ghế đơn:
1. Công dụng:
– Đưa người lên hoặc xuống một bức tường cao, một giếng sâu.
– Căng thẳng một sợi dây đã buột hai đầu cố định (ghế đơn ngược chiều)
2. Ứng dụng:
– Cứu người dưới hố lên, kéo người trong chỗ bị cháy ra… (trong trường hợp sau phải làm cho nạn nhân cái gối kê đầu)
– Căng dây trại.
– Treo đồ dùng, treo đèn bát trong nhà.
3. Cách thắt: (xem hình vẽ)
 

                                         1                                                   2    

  B. Gút cẳng chó
1. Công dụng:
Dùng thâu ngắn một sợ dây mà hai đầu đã bị buộc cứng không thể cắt bỏ hay tháo ra.
2. Cách thắt: (xem hình vẽ)


  3. Ứng dụng: Căng thẳng dây trại. Làm gút thoát hiểm từ trên cây cao xuống.

C. Gút Dệt
1. Công dụng:
– Dùng để nối chỉ dệt, nối 2 đầu dây không bằng nhau.
– Dùng để buộc góc mái lều có may sẵn vòng dây vải.
2. Cách thắt (xem hình vẽ)

D. Gút Sơn ca
1. Công dụng:
Dùng để treo phần giữa dây lên một xà ngang hoặc buộc xiết một bó củi lớn để kéo đi.
2. Cách thắt: (xem hình vẽ)

III. Thực hành:
– Học xong Gút nào cho các em thực hành ngay Gút đó để thành thạo
– Tổ chức thi đua làm Gút nhanh, đẹp
– Thi nhắm mắt để làm gút.
– Đưa vào trong trò chơi vừa, trò chơi lớn, cắm trại…

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.