CA DAO TỤC NGỮ VỀ HẠNH HIẾU, TÌNH CẢM GIA ĐÌNH, TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN

CA DAO TỤC NGỮ VỀ HẠNH HIẾU, TÌNH CẢM GIA ĐÌNH,
TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN

 
I. Mục đích:
– Cung cấp kiến thức các nội dung trên qua ca dao tục ngữ.
– Giáo dục hạnh hiếu, tình cảm gia đình, tình yêu thiên nhiên cao đẹp.
– Rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học
II. Nội dung, phương pháp giảng dạy:
1. Giới thiệu bài: Nếu ca dao là tâm hồn, tình cảm của con người thì tục ngữ là những kinh nghiệm sống của họ trong đời sống xã hội. CD,TN viết về hạnh hiếu, tình cảm gia đình, tình yêu thiên nhiên…vô cùng phong phú.
2. Em hãy đọc một bài ca dao hoặc một câu tục ngữ nào đó nói về những nội dung trên?
A, Theo em, hạnh hiếu nghĩa là gì? Như thế nào?
+ Hạnh hiếu là những suy nghĩ, tình cảm, việc làm tốt đẹp, hiếu thảo của con cái nhằm báo đáp công ơn cao dày của cha mẹ.
+ Điều đó thể hiện qua: Lúc còn nhỏ, vâng lời cha mẹ. Lúc trưởng thành, phụng dưỡng cha mẹ khi già yếu, ốm đau bệnh tật. Tổ chức tang lễ chu đáo khi cha mẹ qua đời…
+ Hãy đọc những bài ca dao hoặc tục ngữ nói về hạnh hiếu?
­­Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu
Đại ý: Người Phật tử lu­­­ôn nghĩ đến việc thờ cha kính mẹ, báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục mới thật là người Phật tử chân chính.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Đêm đêm thắp ngọn đèn trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con”
“Lên chùa thấy Phật muốn tu,
Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền”
“Mẹ già ở túp lều tranh,
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con”…
B,Trong tình cảm gia đình, ngoài tình cha mẹ – con cái, còn có những thứ tình cảm gì ?
+ Còn tình cảm con cháu với ông bà, vợ-chồng, anh em.
Mỗi thứ tình cảm, cho một câu ca dao hoặc tục ngữ minh họa?
+ Tình cảm gia đình:
– Anh em như thể tay chân
Đói no lành rách, dở hay, đỡ đần”
– Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
– Anh em nào phải người xa
Cùng chung ba mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy
Đại ý:Anh em trong cùng một gia đình là người thân yêu ruột thịt, có cùng cha mẹ nên phải luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, giữ gìn hoà thuận trên dưới để cha mẹ được yên lòng.
+ “Bà ơi cháu rất yêu bà,
Đi đâu bà cũng mua quà về cho”
+ “Thuận vợ, thuận chồng tát bể đông cũng cạn”
C, Ngoài tình cảm gia đình, đối với thiên nhiên- môi trường sống, chúng ta còn cần có tình cảm gì?
Tình yêu thiên nhiên.
+ Em hiểu tình yêu thiên nhiên là yêu những gì?
+ Là tình yêu cây cỏ, hoa lá, cảnh quang thiên nhiên v.v… Tình yêu này thường gắn với tình yêu quê hương, đất nước, dân tộc…
+ Em hãy đọc 2 bài ca dao, tục ngữ về đề tài đó và cho biết mỗi bài chứa đựng tình cảm gì?
– “Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”
– “Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
– “Quê ta có dãi sông Hàn,
Có chùa Non Nước, có hang Sơn Trà”
III. Kết luận:
+ Nhìn chung, em thấy từ Hạnh hiếu đến tình cảm gia đình, đến tình yêu thiên nhiên (trong ca dao tục ngữ) có mối quan hệ như thế nào?
– Mối quan hệ gắn bó, mật thiết, lấy hạnh hiếu làm gốc và mở ra các tình cảm gia đình, thiên nhiên.v.v..
– Ca dao tục ngữ là đời sống tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của con người vô cùng phong phú, đa dạng.
 

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.