Lời vàng ngọc của anh cả gia đình Phật tử Việt Nam

A – MỞ ĐẦU

          Ngày 27 tháng 07 năm 2001, trong buổi lễ kỷ niệm 50 năm mang tên Gia đình Phật tử Việt Nam tại tổ đình Từ Đàm lịch sử, trước hàng vạn Huynh trưởng và Đoàn sinh, anh Nguyên Hùng Võ Đình Cường đã ân cần phát biểu: “Trong buổi họp đông vui đầm ấm nầy tôi tha thiết mong mỏi anh chị em Huynh trưởng và Đoàn sinh của chúng ta trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng giữ vững niềm tin, lấy tinh thần lục hòa để hóa giải những kiến chấp bất đồng, luôn yêu thương dìu dắt lẫn nhau trên bước đường tu học và phụng sự chánh pháp. Đây là truyền thống tốt đẹp cố hữu mà nhờ đó GĐPT VN chúng ta được tồn tại và phát triển”.

Kính thưa quý vị độc giả, quý anh chị Trưởng và các em Đoàn sinh Gia đình Phật tử.

Trước khi phân tích những lời tâm huyết của ANH, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu sơ lượt về anh: anh là một nhà báo tâm huyết đã từng viết trên tạp chí Hải Triều Am, Thiện Mỹ… là nhà biên khảo với bút danh Hùng Khanh, là một nhà giáo dục, một nhà văn, nhà biên kịch với các tác phẩm để đời như  Những cặp kính màu, Thử hòa điệu sống, Ánh đạo vàng, Mùa gặt ác, Suối từ, Đạo Phật qua cặp kính màu của tôi… và đối với “NHÀ LAM” anh là người anh cả mẫu mực, đọc cuốn “Đây gia đình” chúng ta sẽ thấy anh lo cho tổ chức GĐPT như thế nào. Đối với Giáo hội PGVN anh là nhà Phật học  uyên bác, anh đã từng giữ chức vụ Tổng biên tập báo Giác Ngộ, Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa Phật Giáo… và Trưởng Ban văn hóa Trung ương của GHPGVN từ 1981 đến 2008. Thuận lẽ vô thường anh về cõi Tịnh độ vào lúc 18h ngày 06/3/2008 (29/Giêng/Mậu Tý) ở tuổi 91. Giáo hội, thân bằng quyến thuộc, quần chúng Phật tử, anh em nhà lam khắp mọi miền về phúng viếng, đưa tiễn anh đến nghĩa trang Gò Dưa – Bình Dương vào lúc 5giờ ngày 14/03/2008 với vô vàn tiếc thương MỘT NHÂN CÁCH LỚN: Nguyên Hùng VÕ ĐÌNH CƯỜNG.

B – PHÂN TÍCH NỘI DUNG BÀI PHÁT BIỂU

I. Bối cảnh:

          Sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng (30/04/1975), nhân dân cả nước phải vô cùng bận rộn trước muôn vàn công việc, dành mọi nỗ lực ưu tiên cho lao động sản xuất để ổn định đời sống, đại bộ phận Huynh trưởng và Đoàn sinh đều nằm trong dòng xoáy nầy, mặt khác vấn đề pháp lý của Gia đình Phật tử phải có thời gian để chế độ mới thấy được bản chất tốt đẹp của nó, do đó hệ thống tổ chức các cấp không có tư cách pháp nhân đối với nhà nước  XHCN… Cho đến nhiệm kỳ III của GHPGVN (92-97) Đại hội công nhận khích lệ sinh họat GĐPT tại các đơn vị (thông bạch 455,547,570); nhiệm kỳ IV (97-2002) Đại hội  công nhận Ban hướng dẫn Phật tử Trung ương có 2 Phân ban: Phân ban Cư sĩ và Phân ban GĐPT. Như vậy không phải ngẫu nhiên mà tính pháp lý của GĐPT được nhà nước công nhận, điều chúng ta cảm nhận rõ nhất sự tồn tại gần nửa thế kỷ của GDPT kể từ ngày mang tên năm 1951 luôn theo tiêu chí “lợi đạo, ích đời”, vận dụng “ngũ minh pháp” trong việc giáo dục đoàn viên của mình.

          Có người trách Anh Cả tại sao lại im lặng hàng chục năm? Anh quên vai trò, trách nhiệm của chim đầu đàn rồi sao? Không, anh đã “im lặng như chánh pháp” và “nói năng như chánh pháp”. Thật vậy, anh im lặng trên cương vị là người Trưởng Ban Hướng dẫn GĐPT VN.

          Nhưng đã cùng những người thầy, người anh em tâm huyết vận động cho việc sinh hoạt hợp pháp của GĐPT trong lòng GHPGVN, bài phát biểu của anh mà chúng tôi đang đề cập và diễn văn khai mạc trại Vạn Hạnh II tại Tổ đình Từ Đàm khẳng định tính nhất quán của người đứng đầu GĐPT VN. Để hiểu đầy đủ về anh Nguyên Hùng chúng tôi xin trích một đoạn ngắn trong bài  “Báo cáo kết quả lễ khai mạc” trại Vạn Hạnh II do Huynh trưởng Nguyên Trừng Nguyễn Văn Quýnh thay mặt BQT báo cáo: “…sau 28 năm dài dằng dặc, Anh Võ Đình Cường, người Anh đầu đàn vô cùng kính mến của chúng ta đã im lặng như núi ngàn năm im lặng giữa thời gian vô cùng, không gian vô tận. Trong suốt thời gian ấy, ngày tháng lặng lẽ băng qua cuộc đời, biết bao sương mù từ nhiều phía vây phủ, thậm chí cũng có khi mưa gào gió thét của những chú rồng con kiêu mạn ùa đến bằng nhiều cách nhưng anh vẫn im lặng, một sự im lặng trầm hùng mà uy nghi như núi.

          Hôm nay nhận thấy nhân duyên đã đến, được làm và làm được dù tuổi tác đã cao, sức lực đã yếu nhưng anh vẫn không nề hà, hoan hỷ nhận lãnh trách nhiệm của mình trước lịch sử GĐPT: Trại trưởng trại VẠN HẠNH II…”

   Vâng, vì nhân duyên đã đến nên anh có mặt đúng lúc tại buổi lễ kỷ niệm 50 năm mang tên GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIÊT NAM, sân Tổ Đình Từ Đàm rợp bóng cờ hoa, màu lam mọi lứa tuổi tràn ngập cố đô Huế, cả rừng người đứng yên lặng nghe những lời tâm huyết của một con người  sống trọn đời lam.

II. Ý nghĩa:

          Lời phát biểu của anh  chân thực như con người anh, nói lên bốn điều quan trọng:

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.