RỬA VẾT THƯƠNG,BĂNG NGÓN TAY, CƯỜM TAY, CHỮA SAY NẮNG

RỬA VẾT THƯƠNG,BĂNG NGÓN TAY,
CƯỜM TAY, CHỮA SAY NẮNG

 
I. Mục tiêu: Sau bài học đoàn sinh có thể
+ Nắm bắt 1 số kỹ năng sơ cứu căn bản
II. Đồ dùng:
+Hộp cứu thương
III/ Nội dung bài học:
1.Một số kỹ năng sơ cứu căn bản
Khi đi trại ở nhưng nơi xa thành phố hay nơi ko có điều kiện y tế đầy đủ thì khi có ai đó bị tai nạn do nhiều nguyên nhân như: ngã té, say nắng, bị con gì cắn, ăn phải thức ăn có độc thì ta vẫn có thể giúp người đó khỏi nguy hiểm bằng những biện pháp sơ cấp cứu dơn giản sau trước khi có điều kiện đưa người bị nạn về bệnh viện điều trị.

Các tình trạng
thường gặp
Triệu chứngCách xử lý
SAY NẮNG
Là tác dụng trực tiếp của ánh nắng lên đầu, gáy nạn nhân trong một thời gian dài.
– Da đỏ, rất nóng và khô.
– Nhức đầu, khó chịu, chóng mặt, mệt, đau lưng.
– Nôn mửa, xây xẩm mặt mày, khó thở.
– Cuối cùng là hôn mê, trụy mạch nếu không được cứu chữa.
– Thân nhiệt cao: 40 – 41 độ C. Đôi khi trên 42 độ C, lúc này người bị nạn có thể bất tỉnh
– Đưa nạn nhân đến chỗ râm mát.
– Đặt nằm, đầu hơi cao, cởi quần áo. Quạt cho nạn nhân.
– Chườm lạnh bằng khăn ở đầu (trán, gáy), ở ngực, bụng và hai đùi.
– Cho uống nhiều nước lạnh có pha nước muối (nửa thìa cà phê cho 1 lít nước).
– Chuyển nạnn nhân đến bệnh viện, không đắp chăn. Tiếp tục chườm lạnh
CHẢY MÁU CAM– Ngồi yên, không khịt mũi, khạc nhổ, không nuốt máu.
– Bóp chặt hai cánh mũi bằng hai ngón tay trong 10 phút cho đến khi máu ngừng chảy.
– Nếu máu vẫn chảy, làm một nút bông gòn dài thấm bông vào một nửa ống Adrenalin rồi nút vào lỗ mũi, để thò đầu bông ra ngoài.
– Tiếp tục bóp chặt mũi.
– Vài giờ sau, bỏ tay ra kiểm tra xem máu còn chảy không?
– Ở người nhiều tuổi, máu thường chảy ở lỗ mũi sau, khó cầm, cho nạn nhân cúi đầu về phía trước, ngậm một khăn tay mùi xoa đã gấp nhỏ, không được nuốt.
– Sau đó đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện.
NGỘ ĐỘC
THỨC ĂN
– Xảy ra khoảng 6 giờ sau khi ăn.
– Thức ăn ôi thiu, đồ hộp qúa hạn sử dụng.
– Đau bụng dữ dội, nôn mửa nhiều lần.
– Hoa mắt, chóng mặt, ngất, vã mồ hôi.
– Lấy một lông gà đã rửa sạch, ngoáy họng để gây nôn. Giữ lại chất nôn và nước tiểu.
– Sưởi ấm.
– Điều tra diễn biến sự việc ở người xung quanh.
– Chuyển bệnh viện hoặc mời bác sĩ.
SỐT CAOSốt cao có nhiều nguyên nhân, nhưng bản thân sốt cao trên 39 độ C có thễ nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.– Đối với trẻ nhỏ, cởi hết quần áo, mũ trên người đứa trẻ.
– Ở người lớn chỉ cho mặc quần lót.
– Chườm khăn, nước lạnh hoặc nước mát lên đầu, ngực, bụng, đùi, háng và sau gáy – khi hết lạnh, thay khăn khác.
– Quạt cho người bệnh.
– Chỉ ngừng khi nhiệt độ hạ xuống dưới 38 độ C.
– Cho uống nhiều nước lạnh, nước trái cây.
– Nếu sốt cao qúa 40 độ C có thể xuất hiện co giật.
– Phải chườm lạnh tích cực hơn.
– Khi đỡ sốt, mời bác sĩ khám để tìm nguyên nhân.
– Không được cho uống Aspirin nếu bệnh nhân hay đau vùng dạ dày (bụng trên).
NẠN NHÂN CÓ
VẾT THƯƠNG CHẢY MÁU
– Cầm máu bằng cách đè nhẹ lên vết thương bằng gạc sạch hoặc quần áo sạch. Đè liên tục trong 20-30 phút. Đừng hé vết thương xem cầm máu hay chưa vì sẽ làm chảy máu trở lại do cục máu đông chưa kịp hình thành.
– Làm sạch vết thương: rửa vết thương bằng nước sạch. Xà phòng làm kích thích vết thương do đó nên tránh. Nếu dị vật còn sót trong vết thương thì dùng nhíp rửa bằng alcohol lấy ra. Rửa nhiều nước sẽ tránh được nguy cơ uốn ván. Xung quanh vết thương có thể rửa bằng xà phòng.

Rửa sạch vết thươngBôi kem có kháng sinh

 

– Bôi kem có chứa kháng sinh hay dầu mù u sau khi đã rửa sạch vết thương. Kem hay dầu không làm cho vết thương lành mau hơn nhưng sẽ giữ ẩm cho vết thương giúp quá trình lành vết thương dễ dàng hơn.
– Băng vết thương bằng băng đã tiệt trùng (có bán ở các hiệu thuốc). Nên thay băng khi băng ướt hay bị dơ
– Nên đi chích ngừa uốn ván nếu vết thương sâu, dơ, và lần chích ngừa uốn ván cuối cùng cách 5 năm. Đừng coi thường những vết thương do đạp gai hay những vật tương tự vì chúng có thể chứa những vi trùng uốn ván.

ct2
Bôi kem kháng sinhBăng vết thương

 

– Một số vết thương tưởng chừng vô hại nhưng có một số cấu trúc quan trọng như gan, thần kinh nằm sát da nên đôi khi có thể những cấu trúc này bị tổn thương ví dụ vết thương vùng bàn ngón tay có thể làm đứt gân gập hay duỗi ngón tay.Nên đi đến bệnh viện để được khám và được xử trí đúng đắn.
Nếu thấy vết thương bị đau ngày càng nhiều, tấy đỏ, sưng nề, chảy dịch hay không lành sau một thời gian đó là dấu hiệu của sự nhiễm trùng. Đừng chần chừ mà nên đến bệnh viện để được chăm sóc tốt hơn.

 
IV/ Thực hành

  • Lồng ghép việc kiểm tra kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu trong các buổi Trò chơi lớn hoặc đố vui để học.
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.