ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TÀI LIỆU TU HỌC NĂM THỨ 3

Thứ năm – 04/04/2019 10:54

Nhằm tạo điều kiện cho quý Huynh trưởng học viên bậc Lực V nắm vững kiến thức để chuẩn bị thật tốt kỳ thi kết thúc năm thứ 3, tổ chức vào ngày 14/7/2019 (nhằm ngày 12/6/Kỷ Hợi). Chúng tôi xin đăng tải toàn bộ đề cương ôn tập năm thứ 3 bậc Lực V do Ban Điều hành bậc Lực V GĐPT Trung ương biên soạn.
Trân trọng giới thiệu
Tâm Thường Trần Khanh


I.Kinh Bát Nhã
1.Nội dung kinh Bát Nhã Hán dịch và Việt dịch
2.Đặc điểm của bản dịch Bát Nhã Tâm kinh hiện nay đang được phổ biến lưu hành tại các nước Viễn Đông Châu Á.
3.Tìm hiểu về lịch sử tư tưởng Bát Nhã Tâm kinh.
4.Về nội dung Bát Nhã Tâm kinh được đánh giá như thế nào và mục đích của kinh là gì?
5.Phân đoạn của kinh và ý nghĩa của từng phân đoạn.
6.Khi nói đến 5 uẩn là không thì phải được quan sát 5 uẩn qua các phạm trù nào?
7.Linh ngữ: “ Yết Đế, Yết Đế, Ba La Yết Đế, Ba La Tăng Yết Đế, Bồ Đề Tát Bà Ha” được tuyên thuyết để kết thúc Bát Nhã tâm kinh được dịch nghĩa bằng tiếng Việt như thế nào.
8.Năm luận đề của kinh Trái tim.
II.Kinh Kim Cang (Kim Cương)
1.Giải thích Đề kinh” Kim Cang Bát Nhã Ba la mật”
2.Sáu pháp chứng tín trong đoạn thứ nhất của kinh Kim Cang
3.Mục đích Phật thuyết kinh Kim Cang là gì?
4.Ý nghĩa phân đoạn thứ 3 của kinh: Đại thừa chánh tôn
5.Nội dung phân đoạn thứ 4 của kinh: Diệu hạnh vô tín
6.Phân biệt Niết bàn hữu dư và Niết bàn vô dư
7.Đại ý chính của phân đoạn thứ 12 của kinh
8.Trong phân đoạn thứ 26 của kinh Kim cang có bài kệ của Phật. (Ghi lại bài kệ ấy và Việt dịch)
9.Đoạn kinh thứ 32 của kinh: (Ứng hóa phi chơn). Phật dạy Tu Bồ Đề bài kệ 20 chữ. (Ghi lại bài kệ ấy và Việt dịch).
III.Nhân minh tổng luận
1.Khi lập một lý luận cần đủ 3 điều kiện  hay tam chi giác pháp là các điều kiện nào?
2.Ý nghĩa của Tôn là gì?
3.Vai trò của Nhân trong Nhân minh Tổng luận
4.Mục đích của Dụ trong Nhân minh Tổng luận
5.Phân biệt 2 thứ Dụ: Đồng dụ và Dị dụ
6.Theo Đề cương Nhân minh Tổng luận của Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám (trích Tạp chí Viên Âm năm 1939). Để có một Nhân đúng đắn cần bao nhiêu tính cách?
7.Ba điều kiện cần phải đủ khi khi lập cái Nhân cho đúng là gì?
IV.Phật giáo với Triết học
1.Thế giới quan Phật giáo chịu ảnh hưởng của hai luận đểm, thể hiện qua 4 luận thuyết cơ bản là gì? Liệt kê tóm tắt.
2.Khái quát nhận thức luận phật giáo qua phần bản chất, đối tượng của nhận thức luận
3.Quy trình, con đường và phương pháp nhận thức qua 2 phương pháp: Tiệm ngộ và Đốn ngộ
4.Chủ trương hiện thực, chủ trương hoài nghi và Tông phái đại diện
5.Nhân sinh quan Phật giáo, Tổng quát các vấn đề: Tứ Diệu đế – Những quan điểm về con người, nhân vị trong đạo Phật
V.  Ôn tập bậc Định và Trại huấn luyện Huyền Trang
 * Ýnghĩa các bài học của bậc Định. Tu tập tự thân của bậc Định
 Hiểu rõ nội dung của trại Huyền Trang, phân biệt lịch sử Ngài Huyền Trang và tinh thần trại  Huyền Trang .Ý nghĩa và qui trình của một lễ “Truyền đăng”
 VI.Tiểu sử Hòa thượng Thích Minh Châu  (Tài liệu do anh Thiện Điều và Tâm Giới biên tập). Tiểu sử có ba phần, đề nghị học viên xem kỹ  Phần 2: Hòa thượng Thích Minh Châu và Gia đình Phật tử Việt Nam
 
        ĐIỀU CHỈNH:   Ngày thi bậc lực V năm 3 là 14/7/2019 ( nhằm ngày12/6/Kỷ Hợi)
                             
                              TM. BAN ĐIỀU HÀNH BẬC LỰC V TRUNG ƯƠNG
                                                             TRƯỞNG BAN
                           Huynh trưởng cấp Dũng Tâm giới  PHAN NGỌC THẢO
 

Tác giả bài viết: Tâm Giới Phan Ngọc Thảo

Nguồn tin: Ban Điều hành bậc Lực V GĐPT Trung ương

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.