BÁT QUAN TRAI GIỚI (Bậc Chánh Thiện)

BÁT QUAN TRAI GIỚI

 PHẦN MỘT: LÝ THUYẾT
I. ĐỊNH NGHĨA:
“Bát” là tám, “quan” là cửa, cửa nầy ngăn chặn 8 điều tội lỗi, chữ “trai” tiếng phạn Posadha, nghĩa là khi đã qua giờ ngọ không được ăn nữa. Vậy tu Bát Quan Trai là giữ gìn thân tâm cho được thanh tịnh trong 24 giờ, bằng cách ngăn chặn 8 điều lỗi.
II. TÁM GIỚI CẤM TRONG 24 GIỜ:
1. Không được sát sanh.
2. Không được trộm cắp.
3. Không được tà dâm.
4. Không được nói dối.
5. Không được uống rượu.
6. Không được trang điểm, xoa dầu thơm, múa hát và xem múa hát.
7. Không được nằm giường cao rộng sang trọng.
8. Không ăn phi thời (quá giờ ngọ).
III. KẾT LUẬN
Lợi ích của Bát Quan Trai giới rất lớn lao, là một pháp tu hiệu quả cho người Phật tử tại gia. Chỉ có 24 giờ nhưng quý hơn cả một đời người không tu hành. Tuy là viên ngọc nhỏ nhưng đó là ngọc Mani nên quý giá hơn trăm ngàn châu báu khác.

PHẦN HAI: THỰC HÀNH
I. THỈNH SƯ
Theo phép thọ Bát Quan Trai, hai, ba người đại diện cho đạo tràng đến chùa thỉnh một thầy trai giới thanh tịnh truyền cho (khay lễ có hoa, đèn cầy, lư trầm, tác bạch thỉnh sư một cách trang trọng, thành kính).
II. ĐỐI VỚI GIỚI TỬ
– Sắp xếp việc nhà và xã hội cho thuận tiện để không còn nghĩ chuyện thế gian (tập làm người xuất gia trong  24 giờ)
– Trước khi thọ giới phải tắm rửa sạch sẽ, mặc áo tràng chỉnh tề.
– Lên chánh điện phải hết sức thanh tịnh, trang nghiêm để lễ Phật và nghe truyền giới (phần của giới sư).
– Khi nhận giới rồi không được ra ngoài phạm vi chùa, không nên tiếp khách và nói chuyện lớn tiếng. Tuân thủ giờ tu tập của đạo tràng, nên nhất tâm niệm Phật.
III. CHƯƠNG TRÌNH TRONG 24 GIỜ
1. Tùy theo mỗi đạo tràng nếu đủ điều kiện thì tu tập trong 24giờ, nếu không  24giờ thì phải được 12giờ gọi là Bán Bát Quan Trai.
2. Chương trình chi tiết 24giờ
+ 6h                       : tập trung ổn định tổ chức.                   
+ 7h     –    8h         : sám hối, thọ giới.                              
+ 8h15 –   9h30      : nghe pháp.                               
+ 9h30 – 10h30      : niệm Phật (nghỉ 15phút).              
+ 10h45 – 11h30    : quá đường, kinh hành         
+ 12h      – 13h       : chỉ tịnh
+ 14h      – 16h       : tung kinh
+ 16h30  – 17h30   : học tập kinh điển
+ 18h      – 18h30   : ăn cơm chiều (hay uống sữa)
+ 19h      – 20h30   : tịnh độ
+ 20h30  – 21h30   : nghe pháp (hoặc học)
+ 21h30  – 22h       : quán sổ tức (hô canh)
+ 22h       –   3h45  : tịnh 
+   3h45  –    4h      : hô canh                           
+   4h      –     4h15 : vệ sinh
+   4h15                 : công phu
+   6h                     : xả giới
3. Nghi thức thọ trai:
Giới tử ngồi tề chỉnh trong trai đường theo sự hướng dẫn của vị chứng trai

  • Tay trái co ngón giữa và ngón áp út lại để bát cơm lên trên 3 ngón còn lại dựng thẳng tay mặt kiến ấn cam lồ (ngón cái bên tay phải đè lên ngón áp út, 3 ngón còn lại duổi thẳng) để dựa lên miệng bát nâng ngang tầm mắt rồi xướng bài cúng dường (bài cúng dường nên tham khảo học trước)
  • Xuất sanh (do thầy chứng trai phụ trách)
  • Từ đây thầy chứng trai và Ban tổ chức hướng dẫn cho giới tử
  • Kinh hành niệm Phật.
  • Theo chương trình của Ban tổ chức cho đến hết thời gian xả giới.

4. Xả giới: Đai diện giới tử  tác bạch giới sư xả giới (quỳ)
 “Kính bạch… một lòng nghĩ chúng con… đã nguyện thọ bát quan trai giới, giữ trọn một ngày đêm. Bạch… nay chúng con xin xả giới (1 lạy lui ra).
5. Nghi lễ của của giới sư xả giới.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.