TINH THẦN ĐOÀN KẾT Tâm Giới Phan Ngọc Thảo

Thứ sáu – 24/07/2015 11:02

A.MỞ ĐẦU:
Định nghĩa: Đoàn kết là hợp lại thành một khối,cùng một lòng, cùng một ý chí. Dân tộc Việt nam có truyền thống đoàn kết trong việc dựng nước và giữ nước. Gia Đình Phật tử Việt Nam có truyền thống đoàn kết hơn 6 thập kỷ qua.
Vì sao phải đoàn kết: Đoàn kết là nhu cầu sống còn của chúng hữu tình, thiếu đoàn kết loài người không thể tồn tại với thiên tai, địch hoạ. Các sinh vật thiếu tính hợp quần sẽ bị tiêu diệt . Các chế độ chính trị, hội đoàn bị sụp đổ nguyên nhân chính là mất đoàn kết.

B.SỰ ĐOÀN KẾT QUA CÁC HÌNH THÁI XÃ HỘI
1/ Chế độ bộ tộc trong xã hội nguyên thủy:
-Sự đoàn kết được thể hiện thông qua sự bàn bạc chung, lấy ý kiến đa số, người tộc trưởng là người đại diện .
-Tộc trưởng quyết định mọi chuyện : sự đoàn kết thể hiện sự tuân thủ vô điều kiện của số đông
2/ Chế độ quân chủ:
-Vua là con trời (Thiên tử): lệnh của vua là lệnh Trời. Do vậy: “ quân sử thần tử ,thần bất tử bất trung, phụ sử tử vong tử bất vong bất hiếu” (vua bảo bề tôi chết ,bề tôi không chết tức không trung thành, cha bảo con chết con không nghe tức là bất hiếu) ví dụ   Brunei một  trong 11 nước Đông Nam Á. Đoàn kết trong chế độ quân chủ  có tính một chiều: tuân lệnh vô điều kịên
3/ Chế độ quân chủ lập hiến:  Hoàng gia + chính phủ + nghị viện.
Thay mặt cho Hoàng gia là nhà Vua  hoặc Nữ hoàng lo việc đối ngoại và nghi lễ, bổ nhiệm chính phủ.  Chính phủ và nghị viện lo việc điều hành đất nước. Ví dụ: Thái Lan, Mã-Lai….., Vương quốc Anh….
4/ Chế độ cộng hoà ( lập pháp, hành pháp, tư pháp)
Về nguyên tắc thì các chế độ tam quyền phân lập rất dân chủ phát huy tối đa sự đoàn kết của quần chúng nhân dân.ví dụ: Đức,Pháp, Ý, Mỹ…..
Tuy nhiên sự đoàn kết thật sự tuỳ theo sự hành xử của nhà cầm quyền, chẳng hạn  xã hội quân chủ dưới thời Lý nhờ đoàn kết đã đại thắng quân Tống, dưới thời Trần Hội nghị Diên Hồng do Trần Thái Tông triệu tập là hình mẫu cho sự đoàn kết, 2 lần thắng quân Nguyên  Mông của vua Trần Nhân Tông  năm 1285, 1288 nêu cao tinh thần đoàn kết một lòng của con dân Đại Việt.
Nhờ tinh thần đoàn kết mà đại bộ phận nhân dân ta đã vượt qua rào cản địch-ta để cùng nhau xây dựng đất nước sau 40 năm hoà bình lập lại.
5. Trong các hội đoàn:  sự đoàn kết tuỳ thuộc nhiều yếu tố.
 
C.TINH THẦN ĐOÀN KẾT TRONG GĐPT
Tình hình trước 1951:
Tiền thân của GĐPT là Đoàn Thanh niên Phật Học Đức Dục, Gia Đình Phật Hoá Phổ… do Bác Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, anh Đinh Văn Nam (Hoà Thượng Thích Minh Châu) anh Nguyên Hùng Võ Đình Cường  ………… sáng lập, nuôi dưỡng. Trong một xã hội nô lệ  mà mọi người trong tổ chức  là những người yêu nước nồng nàn nên tình thần đoàn kết  trong thập niên 1940 là điều không bàn cãi.
Tình hình từ 1951 đến 1975:         
-Từ 1951 đến 1963:  GĐPT Việt Nam đã đem làn gió hiền hòa đến mọi giai tầng xã hội  mặc dù Phật Giáo bị nhà cầm quyền phân biệt đối xử, tinh thần lục hòa là chìa khóa của sự đoàn kết trong mái nhà Lam cả nước.
3 điều luật của ngành Đồng;  5 điều luật của ngành Thanh , Thiếu, Huynh trưởng  đã được các vị Đinh Văn Nam (Hoà Thượng Minh Châu), Võ Đình Cường, Hoàng Thị Kim Cúc, Phan Cảnh Tuân, Nguyễn Xuân Quyền….soạn thảo từ năm 1949. Các điều luật đó đã nối kết Đoàn sinh và Huynh trưởng trong việc rèn luyện con người thành Phật tử chân chính, công dân lương thiện, yêu quê hưong đất nước.
Châm ngôn: BI TRÍ DŨNG là sợi chỉ xuyên suốt cho hành trình  dấn thân của người Đoàn viên GĐPT. Trong giai đoạn khốn khó đủ điều, Gia đình Phật tử Việt Nam đã đoàn kết keo sơn, có niềm tin bất động về sự lãnh đạo của Chư Tôn Giáo phẩm. Trong mùa pháp nạn 1963, GĐPT VN có 8 Đoàn sinh là Thánh tử đạo tại Đài phát thanh Huế, Đoàn sinh Thiếu nữ GĐPT Quách Thị Trang bị bắn chết trước toà nhà Quốc hội Sài Gòn…
Tình hình từ 1964 đến 1975:
Đầu năm 1964 Gíáo hội PGVNTN ra đời tập hợp 11 hội đoàn PG thành một thể thống nhất, 6 tháng sau GĐPT cũng tổ chức đại hội toàn miền Nam (đại hội V). Năm 1967 Phật giáo đồ miền Nam vận động đòi chính quyền Nguyến Văn Thiệu hủy bỏ Sắc luật 23/67.. Gíáo hội PGVNTN tách làm hai: Ân Quang và Việt Nam Quốc Tự. Hoà thượng Tăng Thống Thích Tịnh Khiết, Hoà Thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện Hoá Đạo  làm việc tại chùa Ấn Quang.
Điều đáng nói ở đây là: GĐPT miền Vĩnh Nghiêm vẫn sinh hoạt trong hệ thống chung của GĐPT Việt Nam.
Như vậychúng ta có thể khẳng định từ 1951 đến 1975, GĐPT VN  là một tổ chức đoàn kết từ cơ sở đến Trung ương mặc dù những năm cận kề 1975 vùng nông thôn bị ảnh nhiều vì chiến sự.
Tình hình từ sau 1975 đến nay
Từ 1975 đến khi Phân ban GĐPT TW hình thành (1998):
Đây là giai đoạn khó khăn nhất của GĐPT VN. Niềm vui và nỗi lo đan xen, mỗi người phải tự lo cho cuộc sống riêng của gia đình mình, tính pháp lý không có, nhiều GĐPT tỉnh thành  ngưng sinh hoạt hoặc sinh hoạt tự phát  .
Năm 1981  GHPG VN được thành lập (đại hội lần I); Năm 1987 đại hội lần II, Hiến chương GHPG VN không đề cập đến tổ chức GĐPT. Nhờ sự kiên trì vận động của chư Hòa thượng  và quý anh chị Huynh trưởng cao niên nên trong đại hội lần III (1992) Hiến chương GHPG VN có ghi: “..Nguyện vọng giáo dục giáo lý đạo Phật  cho Nam Nữ Phật tử, cho Thanh Thiếu niên Phật tử là nguyện vọng chính đáng…”.
Đại hội kỳ IV (1997-2002) tính pháp lý của GĐPT mới được xác lập với danh xưng Phân ban GĐPT. Với quyết định số 187/QĐ/HĐTS ngày 01/10/1998 anh Nguyễn Thắng Nhu được HĐTS cử   đảm nhận chức vụ Trưỏng ban Hướng dẫn Phân ban GĐPT- GHPGVN.
Ứớc vọng của anh em nhà lam cả nước được thành tựu nhưng chưa trọng vẹn. Thật vậy vì nếu trước đó tháng 10-1997 biên bản giữa cuộc họp của Hoà Thượng Thích Minh Châu và 4 huynh trưởng cấp Dũng Võ Đình Cường, Tống Hồ Câm, Nguyễn Xuân Quyền và Nguyên Tín Nguyễn Châu  được thực hiện thì niềm vui tăng lên rất nhiều.
Từ năm 1998 đến nay:
Hệ thống tổ chức của GĐPT được  liên thông từ Trung ương đến cơ sở, quyền tự chủ của GĐPT không đựoc như trước nhưng với bản chất hiền hoà như màu Lam truyền thống  GĐPT đã vươn lên  khắp mọi miền.  hiện nay đã có 34 tỉnh thành có GĐPT sinh hoạt, GĐPT là tập thể đoàn kết trong lòng GHPGVN. Nhiều trại họp bạn , hội thảo có quy mô cả nước được tổ chức: trại họp bạn Ngành Thiếu toàn quốc năm 2007 tai Đà Nẵng, gần 4000 trai sinh tham dự, trại hội thảo Ngành Nữ năm 2008 tại Đại Tòng Lâm BRVT với 2500 huynh trưởng….
Tiếp nối nét đẹp truyền thống là các kỳ hội nghị, đại hội, trại huấn luyện:
-Trại Vạn Hạnh II (2001-2005) tại Huế do Huynh trưỏng cấp Dũng Nguyên Hùng Võ Đình Cưòng làm Trại trưởng. Trước đó  năm 1973  trại Vạn Hạnh I tổ chức tại Trại trường Đà Lạt, Trại trưởng chính là Anh Võ Đình Cường.
– Đại hội kỳ  IX năm 2001 tại Huế tu chính  nội quy của đại hội kỳ VIII tại Đà Nẵng .năm 1973.
– Nội quy GĐPT, Nôi quy Huynh trưởng  (đại hội kỳ  XI) là sự kế thừa nội quy, quy chế qua 11 kỳ đại hội từ 1951 đến nay.
Tổ chức GĐPT chưa hề mất đoàn kết, GĐPT- GHPGVN tu học, sinh hoạt , làm việc trong lòng GHPGVN, tuân thủ luật pháp hiện hành, không phê phán anh chị huynh trưởng  chưa sinh hoạt với mình.
          Thực tế đã trả lời các việc lớn nhỏ của chúng ta là tự lực tự cường chủ yếu là cơm nhà, áo vợ (chồng, con),  sự trợ duyên của  quý Tăng Ni và quý cư sĩ, các nhà hảo tâm …. Sinh hoạt tu học có chương trình, nội quy…vậy từ Quốc doanh oan như Thị Kinh!!! (vở chèo Quan Âm Thị Kính)
 
D.CHẤT LIỆU  TẠO NÊN TINH THẦN ĐOÀN KẾT
Gia đình Phật tử  là tổ chức kế thừa  của Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục, Gia đình Phật Hoá Phổ…được hình thành trong một đất nước nô lệ do những nhà Phật học uyên bác chỉ dạy,  giáo lý Phật Đà  được tầng lớp thanh niên trí thức tin Phật tiếp thu, hấp thụ  và truyền đạt cho đàn em, khế hợp với kỷ năng sinh hoạt của Hướng đao sinh  (xuất phát từ phương Tây) nên tổ chức GĐPT đã được đón nhận nồng nhiệt  và nhanh chóng lan tỏa  từ Huế đến mọi miền đất nước.
GĐPT không áp đặt kỷ luật bằng sự khống chế của quyền lợi, tiền tài, địa vị mà chỉ thiết lập kỷ cương nề nếp trên căn bản tinh thần tự nguyện, tự giác, tự chủ.
Tình đoàn kết, tưong thân, tương ái trong GĐPT chính là sơi dây kỳ diệu ràng buộc, gắn kết các Đoàn viên khắp mọi nơi thành một khối thống nhất đầy yêu thương. Đó chính là sức mạnh để GĐPT tồn tại trước bao sóng gió của cuộc đời. Phải chăng sự đoàn kết có được là do chúng ta  đã  vận dụng tốt lộ trình: Giới -Định- Tuệ thông qua việc vận dụng Văn-Tư-Tu (**) vào nội dung Ngũ Minh Pháp (***) bằng  giáo lý thực tiển: Tứ vô lượng tâm.  Bát chánh đạo, Tứ nhiếp pháp, Lục hoà, Lục độ….
Nét đẹp uyên nguyên của màu Lam hiền hoà là chất liệu gắn kết  anh, em trên mọi vùng miền, lãnh thổ.
E. THAY LỜI KẾT
Điều diễm phúc của người con Phật là nơi nào  xã hội càng phát triển thì giáo lý Phật Đà càng được soi sáng nên không phải vô tình mà nhà vật lý thiên tài Albert Enstein của thế kỷ XX đã xem đạo Phật là cứu cánh của nhân loại. Càng tự hào, chúng ta càng phải tu dưỡng, chỉ có trì GIỚI thì tâm mới ĐỊNH, lúc đó HUỆ mới phát sinh. Trong kinh Hoa Nghiêm , Đức Phật đã dạy “Giới là cội rễ của Bồ đề, là cửa ngõ của Niết bàn, là chiếc thuyền đưa chúng sinh qua biển sinh tử”. Có như thế người Huynh trưởng mới đủ tư cách hướng dẫn đàn em trên bước đường phụng đạo xây đời và là nhân tố tích cực trong một tập thể đoàn kết của GĐPT VN.
 
Chú thích:
(***)Ngũ Minh Pháp: nội minh, thanh minh, y phương minh, nhân minh,công xảo minh
(**) Văn-Tư-Tu :nghe,suy nghĩ, hành trì.
 
 

Tác giả bài viết: Tâm Gới PHAN NGỌC THẢO

Nguồn tin: GĐPT Quảng Ngãi

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn giadinhphattu.vn là vi phạm bản quyền

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.