Tìm hiểu chân nghĩa Pháp ngữ:

A.    ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/ Trong cuộc sống hằng ngày trong quá trình giao tiếp chúng ta đau đầu nhức óc khi gặp những người có lòng hẹp hòi ích kỷ chỉ biết nghĩ đến mình, cho mình, luôn khen mình, chê người. Họ đề cao cái “tôi”. Ngưòi đời gán họ là tự cao, tự đại, tự mãn, tự kiêu…, tự  xa lánh bạn bè, người thân, tự cô lập mình.  Ngạn ngữ Pháp có câu “ le moi  est haíssable”(&&) (cái tôi là đáng ghét) mang tính phê phán nghiêm túc cho những ai thiếu quan tâm đến người khác.
2/ Trong giáo lý nhà Phật, tinh thần vô ngã vị tha luôn là sợi chỉ xuyên suốt cho tín đồ Phật gíáo. Trong 14 điều Phật dạy hay lời di huấn của tiền nhân, có nhiều điều khuyên chúng ta “ vượt qua cái tôi” vượt qua cái tự ngã  để sống cuộc sống an lạc, trong kinh Pháp cú Đức Phật dạy : “Thắng vạn quân không bằng tự thắng mình”.. Như vậy các pháp là duyên sinh. Chình vì cái ta, cho ta, của ta, vì ta mà chúng sanh trôi lăn triền miên trong 3 cõi, 6 đường. (*)
3/ Trong ngày Đại lễ Phật đản,  tại lễ đài chúng ta thường thấy câu Pháp ngữ “THIÊN THƯỢNG,THIÊN HẠ DUY NGÃ ĐỘC TÔN”. Vì chủ quan nên có vị giải thích theo ý riêng  “Trên trời, dưới trời chỉ có Ta là hơn cả” nên tạo ra dư luận không tốt về đạo Phật……
        Phần tiếp, chúng tôi xin phân tích theo kinh điển để người Phật tử hiểu đúng câu pháp ngữ trên, giải đáp những hoài nghi không đáng có trên bước đường tu học.
  B.TÌM HIỂU Ý NGHĨA.
       Chúng ta biết rằng: Đức Phật thị hiện (**) ra cõi đời với thông điệp “Vì hạnh phúc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích và an lạc cho chư thiên và loài người “  (kinh Trung bộ I)
       Khi Đức Phật Đản sanh Thái tử nhẹ nhàng đi 7 bước trên 7 hoa sen, đến bước thứ bảy, tay phải Thái tử chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất và tuyên thuyết rằng: “THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ ,DUY NGÃ ĐỘC TÔN, VÔ LƯỢNG SANH TỬ, Ư KIM TẬN HỶ”.  Sau đó Thái tử trở lại một em bé bình thuờng.
    Đa số chúng ta chỉ để ý đến 8 từ đầu, ít quan tâm đến 8 từ sau, Xin tóm lược nghĩa 7 bước đi của Thái Tử:
Bước 1: Nhìn về phương Đông ngài nói vì chúng sanh làm người dẫn đường tối thượng
Bước 2:  Nhìn về phương Nam  Ngài nói :vì chúng sanh làm ruộng phước tốt
Bước 3:  Nhin về phương Tây Ngài nói: vì chúng sanh đây là thân cuối cùng vậy
Bước 4:  Nhìn về phương Bắc Ngài nói: vì chúng sanh thị hiện ra cõi đời ngũ trược (&) bằng thân người thành tựu chánh đẳng chánh giác,và thuyết minh cho chân lý      giải thoát khổ đau cho chúng sinh.
Bước 5:  Nhìn xuống phương Dưới:vì chúng sanh hàng phục các loài Ma.
Bước 6:  Nhìn phương Trên:vì chúng sanh làm nơi nương tựa cho Trời, Người
Bước 7:  Tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất và tuyên thuyết rằng:
Thiên Thượng Thiên Hạ,
Duy Ngã Độc Tôn
Vô lượng sinh tử
Ư kim tận hỷ”
       Từ vô lượng kiếp đến nay,nhiều khi sanh lên các cõi trời,lắm lần đoạ vào các địa ngục, tất cả dều do tham sân chấp ngã, kiếp nầy ta không còn tái sanh nữa).  Như vậy câu nói của bước chân cuối cùng “ Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” là ngài muốn chỉ cho nhân loại biết được nguyên nhân của sự sanh tử luân hồi đó chính là do tôn quý bản ngã của chính mình
       Pháp ngữ “Vô lượng sanh tử, ư kim tận hỷ” cho ta thấy rằng kể từ kiếp nầy ngài đã hoàn thành sứ mạng của người dẫn đường ngài đã chỉ ra con đường giải thoát 3 cõi, 6 đường cho chúng sanh : các pháp là vô ngã, tất cả là do nhân duyên hoà hợp, không cố đinh, tất cả đều luôn biến đổi chuyển động không ngừng (quán tứ niêm xứ) (***)
         C. KẾT LUẬN
       Trong thực tế cần giải thích ngắn, gọn dễ hiểu, chúng tôi xin  mạo muội  đề xuất như sau (thực ra Pháp Phật có vô lưọng nghĩa, nhưng y kinh giải nghĩa Tam Thế Phật oan, lìa kinh nhất tự là lời thuyết của Ma)
“Thiên Thượng Thiên Hạ , Duy ngã độc tôn”
Cách 1: Chúng sinh trôi lăn trong 3 cõi,6 đường là do tham sân, chấp ngã (tư duy hữu ngã), tôn quý bản ngã.Phải hành trì hạnh vô ngã(tự tại,không phụ thuộc bất cứ yếu tố nào)  mới thoát khỏi luân hồi.
Cách 2: Để thoát khỏi luân hồi,sanh tử chỉ có chân ngã (tứ đức : thường, lac, ngã ,tịnh) là con đường  giải thoát duy nhất .(chân ngã đồng nhất Phật tánh đồng nhất chánh đẳng chánh giác)
        Như vậy duy ngã độc tôn có nghĩa chân ngã là độc tôn, Phật tánh là độc tôn
Cách 3: Có thể  giải thích  “duy ngã” ở đây ám chỉ cho con người. vì trong 6 loài: Thiên,Nhơn, Atula, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh thì con người hội đủ điều kiện tối ưu để đạt Phật quả. Kinh Pháp cú Đức Phật dạy   “Chỉ có ta làm cho ta ô nhiểm,chỉ có ta làm cho ta trong sạch, trong sạch hay ô nhiểm là tự nơi ta…” (cách 3 có phần chủ quan so với cách 1, 2 giải thích quá thoát ý của Pháp ngữ)
        Kính thưa chư Tôn đức và quý độc giả, với sự hiểu biết hạn hẹp, kính mong chư vị lượng thứ chỉ bảo. Kính chúc chư vị  vô lượng an lạc.
          Chú thích:
(*) 3cõi: Dục giới; Sắc giới; Vô sắc giới
     6 đường: Thiên;  Nhân; Atula;  Địa ngục; Ngạ quỹ: Súc sanh.
(**) Thị hiện: Đem cái vô hình lồng vào cái hữu hình.
(&) Ngũ trược: Kiếp trược; Kiến trược, Mạng trược; Chúng sanh trược; Phiền não trược
(***) Thiền tứ niệm xứ: Quán Thân bất tịnh, Tâm vô thường, Pháp vô ngã, Thọ thị khổ.
(&&) chữ i có 2 dấu chấm trên đầu.
   Tài liệu tham khảo:
Kinh sách, bài viết của Đại Đức Thích  Hạnh Nhân trong đặc san Mừng Phật đản PL 2556- BVHPG Q.Ngãi, tuần báo Giác ngộ số 110-1998.         Mùa Phật Đản Phật lịch 2559-  2015
                               thao.phanngoc@gmail.com- đt  0919462898
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.