CÂU CHUYỆN NHỎ, Ý NGHĨA LỚN (chuyện 13, 14,15) Biên tập Tâm Giới PHAN NGỌC THẢO

Thứ hai – 20/01/2014 19:56

Chuyện thứ 13: BỨC TRANH KHÔNG CÓ MẮT
(Theo Email phungduong-baotri sg- LQP)

      Cháu Dũng con của anh Hạnh và chị Phúc mới 5 tuổi nhưng rất ngoan, bà con hàng xóm đều quý mến gia đình. Những ngày nghỉ họ thường dẫn con dạo chơi, họ vui đùa hồn nhiên, nhiều người mong ước cuộc sống bình dị, hạnh phúc như họ.
      Riêng chị rất lo khi dẫn con ra đường vì nhiều cậu trẻ mơi lớn đi xe lạng lách như điên, chứng tỏ mình là anh hùng xa lộ, coi trời bằng vung .
      Một lần khi dẫn con đi dạo, đi sát lề đường, một chiếc ô tô đi quá gần con chị, chị liền lăn vào che cho con, con trai chị thoát nạn nhưng chị bị thương nhẹ. Dũng (con chị) nhìn mẹ hoảng hốt nước măt lưng tròng hỏi “ Mẹ có đau lắm không? Mẹ thương con lắm phải không?”. Chị chỉ nhìn con cười! 
      Sau đó, chồng chị bị ốm nặng. Đêm khuya, chị một mình cõng chồng, tay dắt con vào bệnh viện. Chị chăm sóc anh chu đáo bất kể ngày đêm và không hề có lời than vản.  Ai đến  thăm cũng đều thầm phục sức chịu đựng của chị. Bản thân anh cảm ơn trời Phật đã tặng cho mình người vợ tuyệt vời, anh nắm tay chị thì thầm “Em thật tốt, anh biết ơn em nhiều lắm” chị chỉ nhìn anh cười!
      Gia đình anh chị Hạnh  Phúc sống  hài hoà như ngày nào, những ngày nghỉ  cả nhà cùng dạo phố , vào quán ăn bình dân (chị là giáo viên cấp 2, anh là cán bộ một công ty)
     Cho đến một hôm , không ai ngờ gia đình họ tan vỡ, anh chạy theo cô gái khác đang làm việc tại một quán Karaoke, cô ta trẻ, đẹp, hấp dẫn hơn chị, hình ảnh người vợ mờ dần trong tim anh. Trong mắt của Hạnh , Phúc ngày một xấu hơn.
     Khi anh dọn đi , đứa con trai giữ chặt tay bố: “ Tại sao bố bỏ đi ? chẳng phải bố  khen mẹ tốt đó sao?”  . Người bố không dám nhìn vào mặt đứa con. Anh ta nhắm mắt lại như để chạy trốn thực tại, hình ảnh ấy in sâu vào trong ký ức của đứa con  8 tuổi
     Cuộc sống vẫn tiếp diễn. Đứa con yêu quý của chị học ngành hội hoạ, nổi tiếng hiếu thảo và vẽ đẹp. Điều đặc biệt là ai xem tranh cũng ngạc nhiên vì những bức tranh vẽ về đàn ông đều không có mắt,  người ta hỏi ai đấy?   hoạ sĩ trẻ  lễ phép trả lời:  “ cháu vẽ bố cháu đấy. Bác không hiểu ý cháu? Cậu ta trả lời:  “ Bố cháu không có mắt.”!!!                                                                 
       Ý NGHĨA LỚN
Bức tranh người đàn ông không có mắt  mang tính nhân văn hết sức sâu sắc:
– Đối với em bé 8 tuổi  chưa hiểu đến uẩn khúc của lòng người, của cuộc đòi,  khi người bố không trả lòi câu hỏi của mình mà lại nhắm mắt thì hình ảnh trực quan nầy được đưa vào ký ức tức khắc  trong sự hờn dỗi tột cùng.
– Đối với một hoạ sĩ vừa trưởng thành, thương mẹ vô bờ bến, thì hình ảnh người bố nhắm mắt bỏ mẹ con anh năm xưa là một tội lỗi khó có thể tha thứ.
– Những bức hoạ người đàn ông không có mắt là sự cảnh báo ngọt ngào cho người cha  bội bạc  và tất cả những người đàn ông sống ích kỹ, vô trách nhiệm đối với vợ con của mình.
– Điều chắc chắn là phần đời còn lại của Hạnh  không bao giờ được thanh thản như trước vì gieo gió thì gặt bão, quy luật của muôn đời.
Hiểu được lẽ vô thường của cuộc đời, mẹ con người hoạ sĩ muốn sống thanh thản  thì nên tha thứ.. vì khoan dung là món quà lớn nhất của đời người.
 
 
Chuyện thứ 14                                  CHỌN  NGƯỜI KẾ  VỊ
                                                                        (Theo ngocvucom..)
       Trong các vị vua Hùng, ngoài việc cha truyền con nối, có vị lại chọn cách truyền ngôi theo cách riêng của mình…
      Một hôm nhà vua gọi 3 người con đến bảo:
     “Ta già rồi, nên quyết định truyền ngôi cho một trong số 3 anh em các con theo thể thức sau đây: Ta dành cho các con 1 năm để  tiếp xúc với cuộc sống, tìm hiểu nhân tình, thế thái sau đó trở về cho ta biết việc cao thượng nhất các con đã làm trong năm đó, Ta sẽ truyền ngôi cho người xứng đáng nhất.”
        Một năm sau  3 hoàng tử trở về gặp vua cha, báo cáo việc đã làm của mình
        Hoàng tử Cả nói: “Trong lúc thăm thú  các địa phương  con đã gặp một người. Ông ta tin tưởng con, nhờ con đưa túi vàng cho con trai ông ta tại một thị trấn cách đó 50 dặm, con đã đưa tận nơi.Con cho đấy là việc làm cao thượng.”
        Hoàng tử thứa hai thưa: “Con đến một thôn trang nọ thì gặp một toán cướp. Con ra tay  giúp dân đánh đuổi bọn cướp bảo vệ tài sản của họ.Con cho đấy là việc làm rất cao thượng.”
Hoàng tử thứ ba  trình bày: “Con có một kẻ thù, anh ta tìm trăm phương ,nghìn kế hãm hại con, đã mấy lần con suýt chết bởi anh ta. Trên đường ngao du sơn thuỷ, một tối nọ, một mình một ngựa đi trên vách núi, con phát hiện kẻ thù của con đang nằm ngủ dưới một gốc cây. Lúc nầy con chỉ cần đẩy nhẹ là hắn rơi xuống vực sâu. Nhưng trái lại,con đánh thức hắn dậy, bảo hắn ngủ ở đây nguy hiểm lắm và khuyên hắn tiếp tục lên đường. Sau đó khi con xuống ngựa chuẩn bị qua sông… thì đột nhiên, một con hổ phóng vào con, trong lúc con đang tuyệt vọng  thì  ai đó từ phía sau chạy đến đâm con hổ, con hổ bị thưong bỏ chạy. Con vừa mừng vừa kinh ngạc…nhìn kẻ cứu mạng mình. Như hiểu ý con ,kẻ thù con  nói ‘chính anh đã cứu tôi trước,lòng nhân ái của anh đã hoá giải thù hận của tôi”…. Con nghĩ rằng  việc tha thứ người khác là việc con nên làm.”
      Nhà vua gật gù , sau khi nghe xong 3 câu chuyện “Cả ba con đều tuyệt vời: Con Cả thực hiện được chữ tín , nhưng thành thật là phẩm chất cần có để làm người , không thể coi là việc làm cao thượng;  Thằng Hai dũng cảm đấy, nhưng cứu người là trách nhiệm của con, chưa phải là hành vi thực sự cao thượng; Thằng Ba đã tha thứ và giúp cho kẻ thù của mình là hành động cao thượng và thiêng liêng. Ta tuyên bố truyền ngôi cho con kể từ hôm nay……”
       Ý NGHĨA LỚN
* Tha thứ cho kẻ hại mình là việc không dễ, giúp đỡ cho họ lại càng khó hơn việc làm của hoàng tử thứ ba thể hiện lòng khoan dung của người hiền đức, đã hoá giải được mọi oán thù.
* Việc thiện của hoàng tử thứ ba (giúp người) là nhân tốt, sau đó là quả tốt (người giúp)  mang tính nhân , quả đồng thời.
* Việc chọn người kế vị như trên thật đáng vinh danh biết bao!!!!
 
 
 Chuyện thứ 15                             TẤM LÒNG CỦA  MẸ  “BÒ”
                                                        ( Chuyện từ  Email   ducminh)
       Chuyện xãy ra tại vùng khô cằn gần sa mac Go-Bi (Trung Quốc)
       Ở  khu vực nầy, nước là lương thực quý hiếm hàng đầu. Đoàn người chuyên chở nước phải tuân thủ kỷ luật nghiêm ngặt, ai vi phạm phải trả giá bằng sinh mạng của mình. Một hôm đoàn người chuyên chở nước đi qua một khu đồi thì phát hiện một con bò cái vẻ mặt thất thần cản đường, người đội trưởng dùng roi quất mạnh, thay vì né tránh bỏ chạy, nó lại nằm xuống, dùng mồm muốn bày tỏ điều gì.. thì ra nó muốn xin nước !!!, người đội trưởng nổi nóng  quất tới tấp vào thân hình con bò, máu me bê bết nhưng con bò vẫn không đứng dậy vì nguyện vọng là …nước.   Nhìn thấy cảnh thương tâm, một người từ phía sau mang bi-đông nước của mình đổ vào chiếc mũ sắt cho bò .Con bò cái bật dậy như lò xo, nó tươi tỉnh hẳn nhưng không uống nước mà kêu “ư-ma, ưm- ma..” và kìa từ bụi cây cách đó không xa , một con bê con chạy lại…uống nước mà mẹ nó đã xin.
        Chứng kiến cảnh xin nước  của mẹ bò, ai có mặt cũng rơi lệ……một bài học tuyệt vời về tình mẫu tử.
  Ý NGHĨA LỚN
* Việc mẹ bò chịu đau thân xác (có thể mất mạng) để xin nước cho con là hành vi mà loài người không phải ai cũng làm được.
* Bản thân rất cần, nhưng ưu tiên lo cho con cái là công việc  ai ai cũng phải thực hiện thì mới đúng thiên chức của cha mẹ                                
   * Mong rằng  chuyện mẹ “Bò” là bài học cảm động đầy tính nhân văn, cần được phổ biến  rộng rãi để đẩy lùi cái ác, phát huy thiện tâm đến cộng đồng.

Tác giả bài viết: Tâm Giới Phan Ngọc Thảo

Nguồn tin: GĐPT Quảng Ngãi

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn giadinhphattu.vn là vi phạm bản quyền

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.