Nội quy Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương



Điều 3: TỔ CHỨC:

3.A. CẤP TRUNG ƯƠNG:

Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương trực thuộc sự lãnh đạo của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương gồm hai phân ban:

3.A.a) Phân ban Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử (viết tắt PBHD CSPT):

Phân ban này tổ chức hướng dẫn, sinh hoạt tu học Phật pháp cho tín đồ thuộc các: tự viện, đạo tràng, khóa tu, lớp giáo lý, giảng đường.

Phân ban Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử còn có các Tiểu ban chuyên trách:

1 – Tiểu ban Thanh thiếu nhi Phật tử (Những Phật tử chưa tham gia sinh hoạt GĐPT).

2 – Tiểu ban Phật tử Dân tộc ít người.

3 – Tiểu ban Phật tử Nam tông Khmer.

4 – Tiểu ban Phật tử Nam tông Kinh.

5 – Tiểu ban Phật tử Hệ phái Khất sĩ.

6 – Tiểu ban Phật tử người Hoa.

7 – Tiểu ban Liên lạc Phật tử Hải ngoại.

3.A.b) Phân ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử (viết tắt PBHD GĐPT):

Phân ban này tổ chức, hướng dẫn, sinh hoạt tu học cho thanh, thiếu, đồng niên Phật tử tại các đơn vị GĐPT ở các Tự viện thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3.B. CẤP TỈNH – THÀNH HỘI:

Ban Hướng dẫn Phật tử Tỉnh, Thành hội trực thuộc sự lãnh đạo của BHDPT Trung ương và Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội địa phương.

Ban Hướng dẫn Phật tử Tỉnh, Thành hội gồm có hai phân ban: PBHD CSPT và PBHD GĐPT (đối với các địa phương có GĐPT sinh hoạt) như cấp Trung ương.

Tại các Tỉnh, Thành hội chưa có GĐPT sinh hoạt thì Ban Hướng dẫn Phật tử cơ cấu một ủy viên đặc trách GĐPT để vận động, tổ chức sinh hoạt GĐPT.

3.C. CẤP QUẬN HỘI, HUYỆN HỘI, THỊ HỘI, THÀNH HỘI THUỘC TỈNH HỘI (gọi chung là Quận hội Phật giáo):

Ủy viên Hướng dẫn Phật tử tại Quận hội Phật giáo trực thuộc sự lãnh đạo của Ban Hướng dẫn Phật tử Tỉnh, Thành hội và Quận hội Phật giáo địa phương.

Điều 4: THÀNH PHẦN NHÂN SỰ:

4.A. CẤP TRUNG ƯƠNG:

Ngoài vị Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử là thành viên Ban thường trực Hội đồng Trị sự còn có các Phó ban, Chánh, Phó thư ký và các ủy viên do vị Trưởng ban mời và được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự chuẩn y bằng một quyết định bổ nhiệm.

Ban Hướng dẫn Phật tử có số lượng thành viên theo Nội quy của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN. Tuy nhiên, Ban này có hai Phân ban và các Tiểu ban, nên tùy theo nhu cầu Phật sự sẽ đệ trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự xét duyệt và cử ra Ban Hướng dẫn Phật tử gồm có:

– Trưởng ban

– Phó Trưởng ban thường trực

– Hai Phó Trưởng ban kiêm Trưởng phân ban

– Các Phó ban

– Chánh Thư ký

– Phó Thư ký kiêm Chánh văn phòng

– Các Phó Thư ký

– Thủ quỹ

– Kiểm soát

– Các ủy viên.

4.B. CẤP TỈNH – THÀNH HỘI:

Ngoài vị Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử là thành viên trong Thường trực Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội còn có các Phó ban, Chánh, Phó Thư ký, Thủ quỹ và các ủy viên do vị Trưởng ban mời và được Thường trực Ban Trị sự chuẩn y bằng một quyết định bổ nhiệm.

Ban Hướng dẫn Phật tử Tỉnh, Thành hội có số lượng thành viên quy định theo Hiến chương của Giáo hội. Tuy nhiên do Ban này có hai Phân ban, nên tùy theo nhu cầu Phật sự sẽ đệ trình Thường trực Ban Trị sự xin xét duyệt và cử ra Ban Hướng dẫn Phật tử gồm có:

– Trưởng ban

– Phó Trưởng ban Thường trực

– Hai Phó Trưởng ban kiêm Trưởng phân ban

– Các Phó ban

– Chánh Thư ký

– Hai Phó Thư ký

– Thủ quỹ

– Kiểm soát

– Các ủy viên.

4.C. CẤP QUẬN HỘI PHẬT GIÁO:

Tùy theo nhu cầu Phật sự, Quận hội Phật giáo có thể mời thêm một vài ủy viên chuyên trách để hỗ trợ ủy viên Hướng dẫn Phật tử Quận hội. Cư sĩ phụ trách hướng dẫn CSPT, Huynh trưởng phụ trách hướng dẫn GĐPT, các ủy viên này do Quận hội Phật giáo địa phương, Ban Hướng dẫn Phật tử Tỉnh, Thành hội mời và được Thường trực Ban Trị sự chuẩn y bằng một quyết định bổ nhiệm.

CHƯƠNG III

NHIỆM VỤ – NHIỆM KỲ – HOẠT ĐỘNG

5.A. CẤP TRUNG ƯƠNG:

5.A.a) Soạn thảo chương trình sinh hoạt tu học thống nhất cho các địa phương, đệ trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự xét duyệt và chấp thuận.

5.A.b) Lên chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ, hàng năm, hàng kỳ đệ trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự xét duyệt và chấp thuận.

5.A.c) Mở các cuộc họp chuyên đề, tọa đàm, hội thảo, hội nghị để trao đổi, đúc kết kinh nghiệm, bồi dưỡng và nâng cao trình độ giáo lý, nghiệp vụ chuyên môn, tu chỉnh và bổ sung nội dung, chương trình sinh hoạt tu học và giải quyết các vướng mắc (nếu có). Các kế hoạch này phải đệ trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự xét duyệt và chấp thuận.

5.A.d) Báo cáo hoạt động Phật sự sáu tháng đầu năm, cuối năm của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương trước kỳ Hội nghị của Ban Thường trực HĐTS và Hội nghị của Trung ương Giáo hội.

5.A.e) Tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, bảo vệ môi trường, hội nhập cộng đồng, giao lưu văn hóa nghệ thuật với các Ban ngành viện và đoàn thể xã hội.

5.B. CẤP TỈNH – THÀNH HỘI:

5.B.a) Thực hiện – chấp hành:

– Mọi chỉ đạo của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Thường trực Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội về hướng dẫn sinh hoạt, tu học của các ngành Cư sĩ Phật tử và Gia đình Phật tử.

– Các chương trình kế hoạch của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương đã được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự xét duyệt.

– Các chương trình kế hoạch của Ban Hướng dẫn Phật tử đã được Thường trực Ban Trị sự phê duyệt.

5.B.b) Báo cáo mỗi sáu tháng một lần vào đầu tháng 5 và tháng 11 dương lịch lên Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương các hoạt động Phật sự của Ban Hướng dẫn Phật tử Tỉnh, Thành hội.

5.B.c) Mở các khóa tu học, huấn luyện để nâng cao trình độ giáo lý và kiến thức chuyên môn. Các chương trình này phải trình Thường trực Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội xét duyệt và chấp thuận.

5.B.d) Tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, bảo vệ môi trường, hội nhập cộng đồng, giao lưu văn hóa nghệ thuật với các Ban ngành và đoàn thể xã hội.

5.C. CẤP QUẬN HỘI PHẬT GIÁO:

Các Ủy viên: Hướng dẫn Phật tử, Hướng dẫn CSPT và Hướng dẫn GĐPT của Quận hội Phật giáo có nhiệm vụ:

5.C.a) Thực hiện chương trình, kế hoạch của Quận hội Phật giáo thuộc về ngành Hướng dẫn Phật tử.

5.C.b) Chấp hành mọi chủ trương, kế hoạch của BHDPT Tỉnh, Thành hội Phật giáo

và đề xuất những ý kiến của các đạo tràng, các đơn vị GDPT tại địa phương để được Quận hội Phật giáo và BHDPT giải quyết.

5.C.c) Thường xuyên theo dõi, đôn đốc Phật sự thuộc về ngành Hướng dẫn Phật tử để báo cáo tham mưu cho Quận hội Phật giáo và BHDPT Tỉnh, Thành hội nắm tình hình và giải quyết.

5.C.d) Báo cáo với Quận hội Phật giáo và BHDPT Tỉnh, Thành hội theo định kỳ sáu tháng một lần và báo cáo đột xuất khi thấy cần thiết.

5.C.e) Tham gia các Phật sự, các hoạt động từ thiện xã hội, bảo vệ môi trường, hội nhập cộng đồng, giao lưu văn hóa nghệ thuật với các đoàn thể xã hội.



Điều 6: NHIỆM KỲ:

6.A. Nhiệm kỳ của BHDPT Trung ương là nhiệm kỳ của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

6.B. Nhiệm kỳ của BHDPT Tỉnh, Thành hội là nhiệm kỳ của Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội.

6.C. Nhiệm kỳ của ủy viên Hướng dẫn Phật tử Quận hội là nhiệm kỳ của Ban đại diện Quận hội Phật giáo.

6.D. Vị nguyên Trưởng ban có nhiệm vụ bàn giao văn phòng và công tác cho vị tân Trưởng ban. Trong thời gian chuyển tiếp giữa hai nhiệm kỳ, vị tân Trưởng ban kết hợp với vị nguyên Trưởng ban và các thành viên tiếp tục điều hành các Phật sự cho đến khi có quyết định bổ nhiệm tân BHDPT Trung ương.

Đối với cấp Tỉnh, Thành hội và Quận hội Phật giáo cũng được áp dụng như Điều 6, mục D.



Điều 7: THĂM VÀ LÀM VIỆC:

7.A. CẤP TRUNG ƯƠNG:

Hàng năm BHDPT Trung ương kết hợp với các ban ngành viện có liên quan, tháp tùng Đoàn của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương để đi thăm và làm việc với các Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo.

7.B. CẤP TỈNH – THÀNH HỘI:

Hàng năm BHDPT Tỉnh,Thành hội Phật giáo kết hợp với các ban ngành có liên quan, tháp tùng Đoàn của Thường trực Ban Trị sự để thăm và làm việc với các Ban Đại diện Quận hội Phật giáo.

7.C. CẤP QUẬN HỘI PHẬT GIÁO:

Hằng năm các ủy viên: Hướng dẫn Phật tử, Hướng dẫn CSPT và Hướng dẫn GĐPT tháp tùng Đoàn do Quận hội Phật giáo tổ chức đi thăm và làm việc tại các đạo tràng hoặc các tự viện tiêu biểu ở địa phương.

Điều 8: HỘI HỌP:

8.A. CẤP TRUNG ƯƠNG:

Ngoài sinh hoạt bình thường, mỗi năm BHDPT Trung ương có 2 phiên họp:

8.A.a) Họp Thường trực BHDPT Trung ương để sơ kết công tác Phật sự vào khoảng giữa năm, tương ứng với kỳ Hội nghị của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự.

8.A.b) Họp toàn Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương trước kỳ Hội nghị của Trung ương Giáo hội, để tổng kết công tác Phật sự trong năm và đề ra phương hướng hoạt động trong năm mới.

8.A.c) Trường hợp do nhu cầu Phật sự cần thiết, BHDPT Trung ương trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự cho mở Hội nghị bất thường để họp Thường trực Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương và có thể mời thêm đại diện BHDPT các Tỉnh, Thành hội có liên quan tham gia để giải quyết công việc.

8.B. CẤP TỈNH – THÀNH HỘI:

Ngoài các sinh hoạt định kỳ hàng tháng, Ban Hướng dẫn Phật tử Tỉnh, Thành hội họp sơ kết sáu tháng đầu năm, tổng kết cuối năm để báo cáo về Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội, BHDPT Trung ương. Lên chương trình kế hoạch hoạt động hàng năm trình Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội xét duyệt và thực hiện.

8.C. CẤP QUẬN HỘI PHẬT GIÁO:

Các ủy viên Hướng dẫn Phật tử, Hướng dẫn CSPT và Hướng dẫn GĐPT phải về dự họp với BHDPT Tỉnh, Thành hội Phật giáo trong các buổi họp sơ kết sáu tháng đầu năm, tổng kết cuối năm và trước đó hai tuần phải gởi báo cáo sinh hoạt tu học, số liệu của các: đạo tràng, khóa tu, lớp giáo lý, giảng đường và các tự viện.

Điều 9:

 

9.A. Tài chánh của BHDPT Trung ương do sự tài trợ của Trung ương Giáo hội và sự ủng hộ của Ban Bảo trợ, chư tôn đức, các Phật tử hảo tâm, các vị Mạnh thường quân hoặc do tự tạo hợp pháp để sử dụng vào các công tác Phật sự, sinh hoạt tu học của BHDPT Trung ương.

9.B. Tài chánh của BHDPT Tỉnh, Thành hội do sự tài trợ của Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội, và sự ủng hộ của Ban Bảo trợ, chư tôn đức, các Phật tử hảo tâm, các vị Mạnh thường quân hoặc do tự tạo hợp pháp để sử dụng vào các công tác Phật sự, sinh hoạt tu học của BHDPT Tỉnh, Thành hội.

CHƯƠNG V

QUY ĐỊNH CHUNG



Điều 10:

Ban Hướng dẫn Phật tử tổ chức kiểm tra và đánh giá kỹ năng chuyên môn, kiến thức tổng quát của các bộ phận chuyên trách có chương trình tu học, huấn luyện CSPT hoặc Huynh trưởng đoàn sinh GĐPT. Xét xếp cấp cho Huynh trưởng, đoàn sinh GĐPT. Kết hợp Ban Hoằng pháp đồng cấp, tổ chức Hội thi Giáo lý cho CSPT và GĐPT.

Điều 11:

Đề xuất và tổ chức khen thưởng các tập thể hoặc các cá nhân CSPT, GĐPT có thành tích tu học, phục vụ Giáo hội từ cấp cơ sở lên đến Trung ương.

Điều 12:

Thực hiên bốn ân đức lớn là điều quan trọng đối với các hàng Phật tử tại gia. Do đó, mọi sinh hoạt tu học đều phải tuân thủ Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và luật pháp nhà nước hiện hành.



Điều 13:

Nội quy Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương có tính cách đại cương và chung cho PBHD CSPT và PBHD GĐPT. Mỗi Phân ban sẽ có nội quy sinh hoạt tu học cụ thể, được Hội đồng Trị sự GHPGVN phê duyệt và ban hành.

CHƯƠNG VI

SỬA ĐỔI – TU CHỈNH – HIỆU LỰC



Điều 14:

Nội quy này chỉ được tu chỉnh, sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu mới với

điều kiện được 2/3 thành viên BHDPT Trung ương đồng ý sau đó trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự phê duyệt và ban hành áp dụng.

Điều 15:

Nội quy này có Lời nói đầu, 6 chương và 15 điều đã được Ban Thường trực Hội

đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông qua trong Hội nghị ngày 22 tháng 8 năm 2008.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.