DIỄN KỊCH, HÁT MÚA, KỂ CHUYỆN

DIỄN KỊCH, HÁT MÚA, KỂ CHUYỆN

 
I –  Diễn kịch:
Đóng kịch tức là diễn lại một câu chuyện đã xảy ra hoặc mẫu chyện đạo, chuyện tiền thân mà em đã học.
– Kịch đối với ngành Oanh vũ không đòi hỏi nhiều, miễn làm sao các có óc nhận xét, bạo dạn và diễn tả được những đặc điểm của nhân vật ở trong vở kịch (bắt chước, vận dụng tay, chân, thân hình phù hợp với tâm trạng và nội dung của nhân vật)
– Phần hoá trang đối với các em cũng nên đơn giản, không đòi hỏi rườm rà, tốn kém. Nên để các em vận dụng tính sáng tạo để có sáng kiến cho trang phục của từng vai diễn (trong phạm vi nội bộ, giao lưu sinh hoạt gia đình).
– Trong trường hợp các em tham gia đóng kịch sân khấu, phần phục trang phải do các anh chị trưởng lo giúp các em để tính chất quan trọng của buổi diễn được các em ý thức nhiều hơn và tập trung tốt hơn.
II –  Hát múa:
1 – Chuẩn bị: Bài hát ngắn, đơn giản.
2 – Thực hành: Huynh trưởng cho các em hát lại bài hát trước khi múa.
Thái độ: vui tươi, thoải mái.
Ví dụ:- Bài hát Muá vui (Nhạc và lời của Lưu  Hữu Phước)
Cho các em đứng thành vòng tròn, làm động tác nắm tay nhau, bước sang phải 2 bước, bước sang trái 2 bước. Tay chống hông dơ tay phía trước, câu cuối cùng 2 tay dơ cao và xoay vòng tròn…

  • Huynh trưởng hướng dẫn từng động tác.
  • Các em quan sát và múa theo.

Chia thành 3 hoặc 4 nhóm thực hiện múa xem nhóm nào múa đẹp nhất, em nào múa đẹp nhất để biễu diễn cho các bạn xem.
– Anh chị có thể sáng tạo vài điệu múa qua các bài hát sinh hoạt.
3.Phần kết thúc: tất cả đều thực hiện múa một lần nữa.
III.Kể chuyện
1.Chuẩn bị: Huynh trưởng yêu cầu 2 đoàn sinh kể lại câu chuyện tiền thân ;chuyện đạo… đã được nghe.
2. Điều em cần biết:
Kể chuyện cũng như đóng kịch là làm thế nào cho người nghe chuyện có cảm tưởng như mình đang sống trong khung cảnh xảy ra câu chuyện, giọng kể lể phải thay đổi theo tình tiết của câu chuyện lúc buồn lúc vui, lúc linh động lúc giận hờn…
Muốn kể chuyện có kết quả người nghe dễ thấu suốt câu chuyện và thích thú em cần chú ý các điểm chính sau.
1. Tập kể và tập nói trước ở nhà: Để tránh bỡ ngỡ rụt rè vì không quen nói trước đám đông, em nên chuẩn bị và tập kể trước, em vào phòng riêng hay ra vườn vắng và kể một câu chuyện cứ xem như đồ vật trong phòng cây cối trong vườn là người nghe chính lúc này là để em tự giữ bình tĩnh cũng như sửa giọng nói điệu bộ…
2. Khi đứng trước bạn bè hay người quen: cũng giữ cảm tưởng như đang đứng trong vườn cây, đừng sợ sệt cố giữ bình tĩnh giọng nói và điệu bộ.
3. Khi kể chuyện phải đóng ngay từng vai trong truyện: Lúc vui, lúc buồn, lúc căm hờn, lúc dịu hiền…cốt làm cho người nghe thấy hứng thú và cảm nghĩ như đang đứng trước sự việc xảy ra…
4. Giọng nói: không mau, không chậm và nhất là tránh lối kể chuyện như đọc, luôn luôn theo dõi phản ứng của người nghe.
5. Kết luận: nếu cần để cho người nghe đoán.
6. Kết thúc: Nếu cần tóm tắt nhấn mạnh những điểm chính.
Tóm lại: Muốn cho câu chuyện được chú ý của người nghe người kể chuyện phải đi từ tình tiết này đến tình tiết khác của câu chuyện phải chuẩn bị hoàn hảo.
3.Câu hỏi:
1. Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của mình và của các bạn?
2. Các yếu tố nào giúp em thành công trong kể chuyện?
 

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.