CHÂM NGÔN – ĐIỀU LUẬT – KHẨU HIỆU CỦA NGÀNH ĐỒNG (Bậc Cánh Mềm)

CHÂM NGÔN – ĐIỀU LUẬT – KHẨU HIỆU CỦA ĐOÀN
(3 tiết)

 
A. CHÂM NGÔN (tiết 1)

I/ MỤC ĐÍCH
: Giúp các em thuộc, hiểu ý nghĩa và thực hành Châm ngôn của Đoàn

II / NỘI DUNG BÀI GIẢNG:

A.Châm ngôn
:Hòa – Tin – Vui là bao hàm ý nghĩa sâu sắc, gần gũi, phù hợp với lứa tuổi mà các em hướng tới thực hiện để trở thành Đoàn sinh tốt.

1. Ý nghĩa của Hòa – Tin – Vui:

  • Hòa thuận: là thuận thảo với tất cả mọi người, không tranh giành cãi cọ nhau. Trong gia đình em luôn luôn thuận thảo với anh chị em, đến trường em là một học sinh gương mẫu không đôi co với bạn học, đến với Đoàn em luôn luôn hòa đồng với các bạn trong Đoàn, nghe lời những người bạn lớn, giúp đỡ những em nhỏ mới chập chững vào Đoàn. Là một đoàn sinh ngoan em luôn thể hiện tinh thần kính trên nhường dưới, hòa thuận với bạn bè, lễ phép với mọi người.
  • Tin yêu: là thương mến, tin tưởng nhau, tin tưởng vào ông bà, cha mẹ, anh chị. Em phải tin vào những người lớn sống tốt, những Huynh Trưởng, thương yêu mọi người như thương yêu chính bản thân và nhất là em luôn luôn tin vào Đức Phật vì Ngài là bậc giác ngộ dẫn lối chỉ đường cho chúng sanh vượt ra bể khổ lầm mê.
  • Vui vẻ: luôn luôn vui vẻ tươi cười với mọi người. Em có tính tình vui vẻ sẽ dễ gần gũi với bạn bè, anh chị em.

2. Đặc tính của Hòa – Tin – Vui: là rút gọn của 3 cặp từ Hòa thuận, Tin yêu, Vui vẻ

  • Gọi một em đọc châm ngôn của Đoàn

 

B. ĐIỀU LUẬT (tiết 2)

I/ MỤC ĐÍCH
: Giúp các em thuộc, hiểu ý nghĩa và thực hành Điều luật của Đoàn

II / NỘI DUNG BÀI GIẢNG:

Đoàn Oanh vũ có 3 điều luật:

1. Em tưởng nhớ Phật

2. Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em

3. Em thương người và vật

  • Điều 1: Đức Phật là đấng giác ngộ, là bậc chánh đẳng chánh giác.

Em tưởng nhớ Phật
để được gần Phật, tin phật và học theo tính tốt, hạnh lành của ngài.

  • Điều 2: Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em cha mẹ khó nhọc nuôi em khôn lớn vì vậy phải tỏ lòng hiếu kính, thương yêu, biết công ơn cha mẹ và luôn luôn hòa thuận với anh chị em. biết quan tâm lẫn nhau để xây dựng một gia đình êm ấm.
  • Điều 3: Em thương người và vật em luôn luôn kính trọng người già, thương mến anh chị em, yêu thương loài vật, bởi vì mọi loài đều biết buồn vui đau khổ như mình. Có thương yêu mọi loài em sẽ được tất cả yêu thương lại.

III. CÂU HỎI

Gọi 3 Oanh Vũ đọc  Điều Luật của Đoàn?

 

C. KHẨU HIỆU (tiết 3)

I/ MỤC ĐÍCH
: Giúp các em thuộc, hiểu ý nghĩa và thực hành Khẩu hiệu của Đoàn

II / NỘI DUNG BÀI GIẢNG:

Chuẩn bị trước một số câu hỏi để cho các em trả lời hướng vào ý chính của bài.

Câu hỏi:

– Vì sao em phải tưởng nhớ Phật ?

– Do đâu Phật dạy em phải thương người và vật ?

– Em có những anh chị trưởng nào trong Đoàn ?

– Em còn có anh chị trưởng nào trong GĐPT nữa ?

– Anh chị trưởng dạy các em những điều gì ?

– Là Oanh vũ, em có nghe và làm theo lời anh chị không?

– Đối với ba mẹ em phải có thái độ như thế nào ?

– Trong điều luật không nói đến ông bà vậy em có kính mến ông bà không? Vì sao?

– Em có giúp đỡ gì cho ba mẹ không ?

– Với anh chị em ở nhà thế nào ?

– Em đối với thầy cô giáo như thế nào?

– Em nói năng thế nào với người lớn ?

– Em có đánh đập chó mèo, trâu bò hay bắt chim, bắt bướm không? Tại sao ?

– Một Oanh vũ biết kính yêu cha mẹ, vâng lời anh chị, chăm học, thương loài vật…là một Oanh vũ thế nào ?


NGOAN
đó là khẩu hiệu của Đoàn em.

– Em luôn luôn ghi nhớ để thực hành xứng đáng với khẩu hiệu của mình.

* Lưu ý:

Hằng tuần hỏi các em đã làm điều gì có lỗi, điều gì tốt ?

– Kiểm soát theo dõi sự cư sử của các em ở nhà, ở trường, việc học hành để khuyến khích tuyên dương, nhắc nhủ sửa chữa (nếu cần).

– Khen thưởng các em ngoan, tiến bộ.

 

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.