TỪ BI có đồng nhất với BÁC ÁI không?

TỪ BI  có đồng nhất với BÁC ÁI không?
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
:
           Trong cuộc sống thường nhật  khi đối nhân xử thế ta thường nghe những mẫu chuyện đối thoại có khi riêng lẻ, có khi  tập thể cụm từ Từ bi,bác ái thường được sử dụng  .Ví dụ chúng ta cần có lòng từ bi  đối với những người lầm lỡ; không có lòng bác ái con người sẽ khô cứng  ; từ bi- bác ái là thuộc tính của những người khoan dung,độ lượng. Thông thường ít ai phân biệt giữa từ bi và bác ái có khác nhau không. Xin đề cập các quan điểm .
B.QUAN ĐIỂM  TỪ BI.BÁC ÁI  TRONG NHÂN GIAN
+ Từ Bi: Trong nhân gian  từ bi được hiểu là lòng thiện, thương người, thương vật, không có tính vị kỷ. Khi gặp hoạn nạn người ta hay nguyện cầu  Phật ,trời ‘từ bi cứu độ”. Cửa chùa người đời gọi là “ cửa từ bi “ +Bác ái.Là lòng tốt, hành vi đẹp của một tổ chức hay cá nhân đối với một người hay nhóm người có hoàn cảnh éo le ngang trái có thể dẫn đến cái chết với tâm nguyện tu nhân tích đức để con cháu được hưởng phước theo suy nghĩ của người theo đạo ông bà (không phải theo Phật, không phải thờ Chúa) . Như vậy bác ái là mỹ từ chỉ tấm lòng tốt của con người là ý niệm của quần chúng không phân biệt tôn giáo.
C. QUAN NIỆM  BÁC ÁI-KI TÔ GIÁO:
    +Bác ái là tình cảm giữ mối liên hệ giữa con người với Thiên Chúa và những người xung quanh ta.
   +Lòng bác ái là yêu thương  thuần túy mà đấng cứu rỗi GIÊ SU đã truyền lệnh cho chúng ta phải yêu thương lẫn nhau như Ngài đã yêu thương chúng ta.
   + Ngài đã phán: “điều răn của ta đây nầy : các ngươi hãy yêu nhau như ta đã yêu các ngươi”
   +Lòng bác ái gồm có sự ban phát cho người đau yếu buồn khổ và nghèo khó.                                         +Cuộc sống của Đấng cứu rỗi phản ảnh tình yêu thương thuần túy của Ngài đối với tất cả mọi người.Ngài đã truyền lệnh cho chúng ta thương yêu lẫn nhau.
+Lòng bác ái là đức tính lớn nhất trong mọi đức tính
+Lòng bác ái xuất phát từ tấm  lòng
+Ta cần phát huy đức tính  bác ái
+Một cách mà chúng ta trở nên bác ái là là học hỏi về cuộc sống của Chúa GIÊ SU KY TO và tuân giữ các giáo lệnh của  ngài
+Có các câu Thánh  thư bổ túc lòng bác ái                                                              
D. QUAN NIỆM TỪ BI CỦA PHẬT GIÁO.
+Theo nghĩa thông thường :TỪ BI là đem lại niềm vui, làm vơi đi nỗi khổ của chúng sinh trong lục đạo(Trời, Người, Atula, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh).Từ năng dữ lạc,bi năng bạt khổ( từ luôn giữ điều vui,bi luôn xua điều khổ)                                                
+Theo nghĩa rộng: Tâm từ trải rộng ,  mang đến  niềm vui cho cho người yêu thương ta và cho những kẻ ghét ta (thuận duyên và nghịch duyên với ta), Tâm Bi là diệt trừ khổ não, giúp mọi người thoát khỏi sự phiền não trong cuộc sống, sâu hơn nữa xem nỗi khổ của chúng sanh như nỗi khổ của mình, như tục ngữ Việt Nam “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”,tâm đại bi  mở rộng lòng thương đến vạn loại chúng sanh.
+ Hình ảnh Bồ Tát QUÁN THẾ ÂM biểu thị cho  đại từ đại bi với 12 lời nguyện.
+Từ bi là trí tuệ,khi  tâm địa không toan tính,  không bị nhiễm ô.
+Từ bi là sự bao dung, tha thứ, từ bi  thuộc tứ vô lượng tâm:TỪ-BI-HỶ- XẢ của PHẬT GIÁO: TỪ vô lượng tâm,BI vô lượng tâm,HỶ vô lượng tâm, XẢ vô lượng tâm
+Từ bi là sức mạnh tích cực đưa hành giả hành động trong mục đích loại trừ mọi thể dạng của khổ đau và mọi cội rễ của khổ đau.
E. SỰ GIỐNG NHAU , KHÁC NHAU GIỮA TỪ BI VÀ BÁC ÁI
– Giống nhau: từ bi và bác ái đều quan tâm đến con người
-Khác nhau:
   *  Bác ái được sử dụng cho KI TÔ GIAO, TỪ BI sử dụng trong cho Phật-Lão-Khỗng
  *BÁC ÁI và TỪ BI thuộc 2 phạm trù tư tưởng khác nhau
   * Từ bi  áp dụng cho vạn loại chúng sinh (phật giáo và dân gian )
   * Bác ái  áp dụng cho tín đồ đạo Ki tô và quần chúng có liên quan.
 Như vậy không thể đồng nhất từ bi và bác ái
F. CƯ SĨ, HUYNH TRƯỞNG, ĐOÀN VIÊN  GĐPT VỚI LÒNG TỪ BI
Năm 1951 đại hội gia đình Phật tử VN lần thứ NHẤT đã lấy
Châm ngôn    BI-TRÍ-DŨNG  làm lẽ sống của mình.
Ba yếu tố BIóTRÍó DŨNG  quan hệ logic với nhau; có BI dẫn đến TRÍ,DŨNG  ;có TRÍ dẫn đến DŨNG,BI; có DŨNG dẫn đến BI, TRÍ
Bi ở đây là từ bi như hạnh nguyện của Bồ Tát  Quán Thế Âm  (phẩm Phổ môn, kinh Pháp Hoa). Nếu thiếu 1 trong 3 yếu tố thì châm ngôn của GĐPT VN không thể thực hiện, hoặc xem nhẹ một yếu tố thì mục đích của gia đình phật tử khó hoàn thành.
  Chúng ta sẽ bàn mối quan hệ giữa  BI , TRÍ và DŨNG .
Khi thành đạo tâm nguyện đầu tiên của phật THÍCH CA chính là thể hiện  karunâ-lòng từ bi.Vì lòng từ bi Ngài quyết định thuyết giảng điều thứ tư trong tứ diệu đế-đạo đế- BÁT CHÁNH ĐẠO Từ bi chính là hiện thân của Tam bảo.Từ bi là sức mạnh thiêng liêng,siêu việt đưa đến trí tuệ,nhưng trí tuệ là gì? Trí tuệ là khí cụ toàn năng xóa bỏ vô minh mà vô minh là sức ỳ của tâm thức, sự biếng lười của thân ngũ uẩn, sự đố kỵ, ngã mạn…nên cần phải có sức mạnh của ý chí đó là Dũng khí. Qua cuộc đời của Đức BỔN SƯ chúng ta thấy được Ngài hội đủ  ba đức:  BI-TRÍ-DŨNG thể hiện Ngài là bậc đạo sư ĐAỊ HÙNG-ĐẠI LỰC-ĐAI TỪ BI
Một số ví dụ  về đức tính Bi-Trí-Dũng                                                        
+ Ví dụ1 .Khi thấy người mang 1 thùng cá lóc đem bán, em Duyên (thiếu nữ gđpt) khởi lên tâm từ bi, em mua số cá đó, em nghĩ làm thế nào để phóng sinh , trí em sáng lên, chờ đến tối  đến khúc sông không có người nhưng một chút  do dự vì sợ…,  với tinh thần vô úy thí của người phật tử, dũng khí trong người em trỗi dậy, em đã đến khúc sông vắn phóng sinh theo  một hạnh nguyện bố thí ba la mật.  Quá trình của Duyên đã hội đủ 3 yếu tố : BI-TRÍ-DŨNG….tuần tự BI=>TRÍ=>DŨNG
 Ví dụ 2:  em Tiến oanh vũ nam thấy chú chim bị bắn rơi,  em muốn đến  cứu  Tiến tìm cách đánh lạc hướng người có ná (trí phát khởi), em đã giải cứu được chú chim nhưng thương tích quá nặng em ra sức cứu chữa (tâm từ bi dẫn dắt) , nhưng phải đối mặt với sự thật, em Tiến dũng cảm chịu trách nhiệm và đền bù.   Tiến đã hội đủ TRÍ=> BI=>DŨNG
 Ví  dụ 3:  Em chú bác của thái tử TAT ĐAT-ĐA là ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA đã bắn rơi chim Thái Tử cho nhặt và bảo đó là chim của mình và  đã cho chửa lành. Bằng lý luận chặt chẽ làm cho chú em ngỗ ngược tâm phục, khẩu phục
Thái tử đã có dũng lực (chịu trách nhiệm), lý luận sắc bén(trí lực), cho cứu chửa tận tình(từ bi). Thái tử hội đủ  DŨNG=>TRÍ=>BI
G. ĐÔI DÒNG TÂM SỰ
Thưa quý độc giả và anh chị em Nhà Lam
Giáo lý phật Đà mênh mông như biển cả, sự hiểu biết của chúng ta chỉ là giọt nước  của đai dương, do đó chúng ta thấy các vị càng học rộng thì càng khiêm tốn  vì quý vị ấy biết  mình biết ít quá, còn chúng ta thì sao? Có nhiều người cái gì cũng biết nhưng chả biết cái gì rõ ràng cả.Vì vậy Đức Phật, chư tổ luôn khuyên chúng ta tu học không ngừng
Chúng tôi xin trộm nghĩ dù theo quan điểm nào đi nữa thì  GĐPTVN là tổ chức giáo dục bài bản nhất từ trước đến nay.
Dù có lúc thăng trầm, có quan điểm khác biệt nhưng TỨ VÔ LƯƠNG TÂM: được cô kết bởi tinh thần ĐAI HÙNG-ĐẠI LỰC- DẠI TÙ BI của đạo Phật và châm ngôn bất hủ BI TRÍ DŨNG của GĐPT VN thì Hương Lam của GĐPT tỏa khăp ngàn phương cho hôm qua, hôm nay và mai sau.
Tấm gương sang ngời của bác sĩ TÂM MINH LÊ ĐÌNH THÁM, HÒA THƯỢNG-TIẾN SĨ THÍCH MINH CHÂU, các huynh trướng CÁP DŨNG NGUYÊN HÙNG VÕ ĐÌNH CƯỜNG- TÂM CHÁNH HOÀNG THỊ KIM CÚC-NHƯ TÂM  NGUYỄN KHẮC TỪ……… Là những bài học để đời cho NHÀ LAM chúng ta.

Tâm Giới Phan Ngọc Thảo.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.