GOC VƯỜN LAM SỐ PHẬN VÀ NGHIỆP Tâm Giới PHAN NGỌC THẢO


A.MỞ ĐẦU:
Kính  thưa quý độc giả và quý anh em nhà LAM!
Hàng ngày khi tiếp xúc với nhiều người, nhiều hoàn cảnh khác nhau chúng ta thường được nghe những lời than thân trách phận, đại loại như: cái số tôi sao mà khổ thế nầy! Số nó sướng nên mới giàu như thế! Số Trời đã an bài rồi, đành chấp nhận thôi. Có người lại bảo: đức mình mỏng quá nên nghiệp nặng mình phải ráng tu mới cải nghiệp được.
Trong một xã hội đa tôn giáo như xã hôi Việt Nam:Tam giáo đồng nguyên (Phật, Lão, Khổng) hàng ngàn năm, Công giáo, Tin Lành hàng trăm năm, những đạo khác và người không theo đạo khá đông đảo thì việc phát biểu như trên đều đúng theo quan điểm riêng của họ.
B PHÂN TÍCH:

  1. Số phận, số mệnh, định mệnh:

Trong thời kỳ Phật giáo Quyền năng (từ thế kỷ thứ I, II trước Công nguyên cho đến thế kỷ thứ VI sau công nguyên) đạo Phật mang nặng tập tính bản địa, giáo lý nhà Phật  theo Tứ pháp (pháp vân, pháp vũ, pháp điện, pháp lôi) nên thuyết  số mệnh, định mệnh, thiên mệnh  gắn liền với đức tin của quần  chúng.  Cho đến hôm nay, có những người có trình độ thế học bài bản, hiểu biết chưa thấu đáo về đạo Phật  khi gặp hoàn cảnh éo le đều đỗ lỗi cho số phận hoặc ngậm đắng nuốt cay chấp nhận mệnh trời hoặc trách “trời gần, trời xa”, thậm chí có nhiều vị Phật tử thuần thành vẫn tin vào mệnh trời (lục đạo trời, người, Atula. ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục)…Tập tính xa xưa đã khiến cho nhiều gia đình bất hạnh, họ cứ nghĩ số phận như số vật dụng, họ bảo  áo quần, giày dép, cầu thủ còn có số, họ tin mạng của mình ứng với 1 vì sao trong vũ trụ.
Vậy số phận là gì? Theo tự điển tiếng Việt của nhà xuất bản Khoa học xã hội, số phận được định nghĩa là cái định đoạt một người hạnh phúc hay đau khổ, sống thọ hay sớm ra đi.Theo tự điển Hán Việt Đào Duy Anh : số phận là sự sống của con người do trời định, số phận còn được gọi là vận mệnh, số mệnh. Thế giới tâm linh bao gồm :Phật, Trời, Thần, Thánh, Ma quỷ, đa số cho rằng khó mà thay đổi số phận.
Rất may,vào thế kỷ thứ VI sau công nguyên  một vị Thiền sư người Thiên Trúc là Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) đã vào nước ta năm 580 sáng lập dòng thiền Pháp Vân với quan điểm mới mẻ, chân thực : ‘Tức tâm tức Phật’, giải quyết vấn nạn ‘ Phật bất kiến hình’ của thời  Kỳ Phật giáo quyền năng khẳng định một vấn đề cốt lõi của đức tin : Phật không ở bên ngoài mà hiện hữu ngay trong lòng mỗi người, Tiếp đến dòng Thiền Kiến Sơ – Vô Ngôn Thông truyền vào nước ta năm 820 bổ sung hoàn chỉnh về mặt lý luận : Khi con người giác ngộ thì không những tâm là Phật mà hoàn cảnh bên ngoài cũng là Phật, chứ không riêng gì Tây Thiên mới là đất Phật. Các thế kỷ kế tiếp các đòng thiền Thảo Đường, Trúc Lâm, Tào Động, Lâm Tế  xuất hiện và các tông phái  Tịnh độ, Pháp hoa ……ra đời tạo cho Phật giáo Việt Nam là tôn giáo đáng tin cậy của đại đa số quần chúng cho đến ngày nay. Vấn đề nhân quả – nghiệp báo  trong giáo lý nhà Phật được quần chúng hoan hỷ đón nhận.

  1. Thuyết nghiệp của đạo Phật
    1. Nghiêp là gì ?

Nghiệp tiếng Sanskrit gọi là karma, tiếng Pali gọi là kamma : Nghiệp là hành động có tác ý hay hành động được phát sinh từ tâm

  1. Nội dung của nghiệp:

Thuần túy nói đến nghiệp thiện và nghiệp ác tức là nghiệp hữu lậu, không nói đên nghiệp vô lậu. Thông qua hành động của thân, khẩu, ý mà nghiệp được hình thành.Nói đến nghiệp là nói đến thiện, ác trong tương quan nhân, quả  và trong mối tương quan đó, động cơ chính để kiến tạo nghiệp là tham, sân, si (ác nghiêp), Ngược lại là thiện nghiệp. Như vậy chính tâm lý của mỗi người là cơ sở để tạo nghiệp. Con người là kẻ quyết định cái nghiệp của mình và chính con người là kẻ duy nhất giải thoát mọi nghiệp lực

  1. Thập thiện nghiệp ngược lại là thập ác nghiệp :

Muốn chứng quả Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát hành giả phải tu nhân Tứ đế,Thập nhị nhân duyên và Lục độ. Muốn đạt đến Tam Thánh thì không thể bỏ qua Thập thiện nghiệp, đó là 10 nấc thang quan trọng cần vượt qua. Nghiệp lành về thân có 3 : không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm ;  về khẩu có 4 :  không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi 2 chiều, không nói lời hung ác ; về ý có 3 : không tham lam, không sân hận, không si mê.
Kinh thập thiện nghiêp đạo đã chỉ ra những điều lợi lạc của hành giả tu thập thiện nghiệp. Nghiệp ác như cỏ dại, nghiệp lành như lúa, phải diệt cỏ thì lúa mới tốt, bỏ nghiệp ác thì công đức hành trì mới viên thành.
Mỗi ngày cứ làm việc lành, tránh việc dữ thì sẽ được 4 điều lợi ích :  Một là cải tạo thân tâm : thay vì sát sanh là phóng sanh, thay vì nói hung ác ta nói lời từ bi… Hai là cải tạo hoàn cảnh,  nếu ta làm các việc lành thì hoàn cảnh đối với ta sẽ thành cảnh giới tốt đẹp.
Ba là được sanh lên cõi trời (thiên giới). Bốn là tiến đến Phật quả : hành giả thoát ly sanh tử, chứng quả Niết bàn
2.4  :Phân loại nghiệp :
2.4.1   Theo tên gọi :     – Nghiệp thiện (thực hành ngũ giới,thập thiện)
                                      – Nghiêp ác (làm  ngược lại)   
                                      – Nghiệp nhân (tư duy, hành động chưa đưa đến kết quả).  
                                      – Nghiệp quả  (sau khi hành động đưa đến kết quả)                                                               
2.4.2 Theo tiến trình :  -Định nghiệp :nghiệp được lưu chuyển trong thời gian ổn định
                                     -Bất định nghiệp : kết quả sẽ thành tựu trong thời gian bất định
2.4.3 Theo thời gian :  -Nghiệp cũ :được tích lũy từ nhiều đời sống quá khứ
                                       -Nghiệp mới :  Đức Phật dạy ‘mắt, tai, mũi, lưỡi. thân và ý là nghiệp cũ, các hành động của chúng trong hiện tại là nghiệp mới
2.4.4  Theo tính chất : Luật nhân quả phải được hiểu :  nhân – duyên – quả
-Dị thời nhi thục : thời gian chín muồi của nghiệp quả khác với thời gian tạo nghiệp (nghiệp nhân), ví dụ trái xoài  khi mới ra và khi chín khác nhau
-Dị loại nhi thục : kết quả bị biến chất (dị loại) so với thời gian mới tạo nghiệp, ví dụ trái xoài khi nhỏ thì chua khi chín thì ngọt
-Biến dị nhi thục :  kết quả bị biến thái và biến tướng so với thời gian mới tạo nghiệp, ví dụ xoài non thì màu xanh,đến khi chín màu vàng.
2.4.5 Theo năng lực :
Trong đạo Phật có 3 nghiệp cơ bản :thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp
 được phân thành 4 loại như sau :
a.Cực trọng nghiệp : nghiệp nặng như giết cha,mẹ, giết người ..vv
b.Tập quán nghiệp : nghiêp do thói quen hình thành
c.Tích lũy nghiệp : nghiệp tích tụ do cuộc sống thường ngày
d.Cận tử nghiệp : nghiệp lúc sắp chết
2.4.6 :Một số danh từ về nghiệp :
-Bạch nghiệp (nghiệp trắng)  các nghiệp thiện
-Hắc nghiệp : (nghiệp đen)  các nghiêp ác
-Phi hắc, phi bạch nghiệp các hành động duy tác, không thiện, ác
-Biệt nghiệp : nghiệp riêng của mỗi người.
-Cộng nghiệp : nghiệp chung của tập thể (gia đình, tổ chức)
-Thánh nghiệp : nghiệp đưa đến thánh đạọ
-Duy tác nghiệp : nghiệp không có sanh y (không có quả)
2.5  Thái độ tiếp thọ nghiệp của người  Phật tử
Mỗi người đều có nghiệp riêng do vô minh, ái, thủ tạo nên,  đương nhiên phải đối diện với quả báo của mình, thái độ tâm lý tiếp thọ nghiệp rất quan trọng.     Kinh Nipata, Đức Phật dạy rằng ‘người đã tiêu diệt ảo kiến phá tan lớp tối tăm dày đặt trong tâm, đối với người ấy vấn đề nhân quả-nghiệp báo không còn nữa’
C.KẾT LUẬN
Qua sự phân tích trên, chúng ta thấy rõ quần chúng  ảnh hưởng khá sâu đậm về tư tưởng :Phât, Lão, Khổng từ trước Công nguyên đến thế kỷ thứ VI  Tây lịch, chúng tôi chỉ nêu lên  thực trạng hiện nay và phân tích  về  thuyết nghiệp của đạo Phật để quý độc giả là Phật tử có cái nhìn chánh kiến về đạo Phật : Nghiệp lành, nghiệp dữ do ta tạo ra từ trước hay hiện tại, ta phải phải chịu trách nhiệm với hành vi, tạo tác của mình.
Con đường duy nhất đúng là : phải tu, hành trì giới luật để  chuyển nghiệp’.Kinh sách Phật giáo đã nêu những ví dụ : Nghiệp nặng như  người đồ tể quyết tâm ‘phóng hạ đồ đao,lập địa thành Phật’ (bỏ nghề giết hại, sẽ trở thành Phật quả)
-Ông Vô Não theo tà giáo đã bị một ác sư vì ghen tuông  khuyến dụ giết người,y đã giết 999 người, lấy ngón tay út của nạn nhân xâu thành chuổi để mang, Đức Phật quán chiếu biết được hôm đó y giết thêm một người để đủ số 1000 dâng lên người thầy độc ác. Một mình Đức Phật đến gặp Vô Não, y mừng nghĩ rằng vị Sa môn nầy đến nạp mạng cho mình, y đuổi theo,  Đức Phật đi những bước thanh thoát, y chạy nhanh nhưng càng cố càng đuối sức.. không theo kịp, y la lớn, tại sao Sa môn không dừng lại ? Đức Phật bảo : ‘Ta đã dừng từ lâu, còn ngươi sao không chịu dừng !!!’. Vô Não suy nghĩ về sự bình tỉnh, phong cách uy nghi của vị Sa môn, y quỳ mọp và la lên : ‘con biết lỗi rồi , xin ngài chỉ dạy cho con’. Đức Phật đã giáo hóa Vô Não hành trì giới luật đạt chánh quả.
-Hiện nay có rất nhiều phạm nhân bị tù tội nhưng biết tu dưỡng, được ra tù trước thời hạn, làm lại cuộc đời tốt đẹp hơn nhiều người chỉ biết an bài theo số phận
– Có nhiều người khuyết tật đã vượt lên số phận giúp mình,giúp đời bèn nổ lực phi thường của bản thân như  Vucinic  không có chân tay người Úc nhà hùng biện tài ba, nhà vật lý hiện đại Stephen  Hawking người Anh đã khám phá lỗ đen của vũ trụ, ông bị tê liệt chân, tay, không nói được chỉ sử dụng máy tính khám phá thiên hà,vũ trụ (tam thiên đại thiên thế giới),                                                                                                   
-Ở Việt Nam thì có vô số tấm gương thay đổi số phận bằng nổ lực tự thân như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký  viết bằng chân rất đep.vv…                                                  
Khi đã hiểu về nghiệp thì chúng ta phải tu học, hành trì giới luật để chuyển nghiệp, từng bước tiến về cảnh giới tốt hơn và hành giả tâm đắc với 2 câu lục bát của Thi hào Nguyễn Du : ‘ Thiện căn ở tại lòng ta ;  chữ tâm kia mới bằng  ba chữ tài’  và tin vào sự phấn đấu của con người ‘xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều’                                                                                         Người nào còn tin số mạng sẽ còn vướng mắc trong mê cung mê tín dị đoan.
                                      Quảng Ngãi,  ngày 14 tháng 8 năm 2020
                                    thao.phanngoc@gmail.com-  ĐT 0919462898
Sách tham khảo :
– Phật hoc Phổ thông  (HT Thiện Hoa)
– Phật học cơ bản
– Lược sử  thời gian (Stephen Hawking)
 

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.