GÓC VƯỜN LAM: CÂU CHUYỆN “Nhỏ” Ý NGHĨA “ Lớn” Chuyện 28, 29 Biên tập: Tâm Giới Phan NgọcThảo.

Thứ tư – 24/12/2014 20:37

Câu chuyện 28 BÀI HỌC NGÀN VÀNG
(Theo HT Thích Thiện Hoa)

Vào thời xa xưa tại xứ Ấn Độ có một vị đạo sĩ thông thái, hàng ngày thưòng vào kinh thành rao truyền : “ Ta có bài học  ngàn vàng, ai mua đúng giá ta bán”,  đối với  người dân nghèo chuyện  cơm, áo.gạo , tiền hàng ngày ưu tiên hàng đầu, chỉ có giới  thượng lưu mới quan tâm đến bài học đặc biệt nầy nhưng chưa có ai mua nổi….Nhà vua tự hỏi “ Trong  kinh điển và sách vở đương thời có biết bao nhiêu điều quý giá sao ta không biết bài học ngàn vàng đó”. Nhà vua cải trang thành dân thường đến gặp vị đạo sĩ, sau một lúc thưong thảo Nhà vua quyết định mua bài học độc nhất vô nhị nầy, khi giao chiếc hộp quý giá, vị đạo sĩ không quyên dặn dò: “ông phải chay tịnh trước khi học bài học nầy”. Khi về triều, nhà vua liền vào phòng riêng mở hộp , mở nhiều lớp, đến lớp cuối cùng  có ghi dòng chữ sau :  “Bài học ngàn vàng: PHÀM LÀM  VIỆC GÌ PHẢI NGHĨ ĐẾN HẬU QUẢ CỦA NÓ”
       Ban đầu Nhà vua sửng sốt và tức giận vì cho rằng vị đạo sĩ đã lừa mình vì câu nầy không quá đắt như vậy, Nhà vua có ý định bắt vị đạo sĩ nhưng lại nghĩ nếu làm như vậy thiên hạ cười ta thua trí của một đạo sĩ vô danh… Nhà vua suy nghiệm quãng đời của mình, ông ngộ ra rằng : bài học mình mua quá rẻ ….. Nhà vua hài lòng với chính mình và quyết định cho khắc bài học khắp nơi và trên các đồ vật để mọi người dễ thấy: cổng thành, vách tường, chén tách,  nghiên, bút……
       Một hôm nhân buổi thiết triều, quần thần trình một đạo luật, nếu như mọi khi  Nhà vua vừa đàm đạo hỏi qua nội dung rồi ký…nhưng lần nầy khi nhìn trên nghiên mực, ông xem câu Phàm làm việc gì phải nghĩ đến hậu quả của nó”, Nhà vua đọc đạo luật từng chữ, từng câu, ông bàng hoàng  tột độ vì đây là đạo luật  tàn bạo nhằm đàn áp những phần tử bất đồng quan điểm với nhà cầm quyền…Nhà vua không ký đạo luật nhưng ra lời kêu gọi quần chúng  sống trong tinh thần hoà hợp… và kết quả là nước nhà hưng thạnh, thái bình
     Một nước lân cận thấy vua láng giềng được dân chúng mến mộ tán thán nên sanh lòng đố kỵ… và họ đã mua chuộc quan ngự y của nhà vua, với ý đồ giết vua, xâm lăng bờ cõi.
      Quan ngự y bèn bốc một than thuốc  “bổ” cực độc dâng vua khi dâng chén thuốc ngang tầm mắt thì quan ngự y nhìn thấy câu: Phàm làm việc gì phải nghĩ đên hậu quả của nó nên tay run run, Nhà vua cầm chén thuốc với lòng biết ơn,  dòng chữ và phong cách của Nhà vua làm thức tỉnh viên ngự y. Niệm lành dấy lên, y vội vàng giành lấy chén thuốc và la lớn “ thuốc độc”  … viên ngự y khai tất cả tội lỗi của mình…..Nhà vua tức giận, rút thanh bảo kiếm định kết liễu cuộc đời tên phản bội, nhưng câu đáng giá ngàn vàng ánh lên nơi lưỡi kiếm nên Nhà vua đẩy mạnh kiếm vào bao và gật gù: “nếu ta giết y thì ai còn dám thú tội và sống chân thật nữa…” Nhà vua tha tội chết và phục chức cho viên ngự y
      Viên ngự y và đồng bọn ăn năn ,hối lỗi,   dân chúng vui mừng, đất nước phồn vinh, kẻ thù nể phục.
 
                                           Ý NGHĨA LỚN
     1. Bài học trên  không những là bài học ngàn vàng mà là BÀI HỌC VÔ GIÁ vì nó là CHÂN LÝ CUỘC ĐỜI. Vị tác giả của bài học trên đáng được tôn xưng là VẠN THẾ SƯ BIỂU  (Người thầy của muôn đời)
    2. Vận dụng bài học trên nhà vua đã đưa đất nước đến thanh bình, an lạc.
    3. Vì câu “ Phàm làm việc gì phải nghĩ đến hậu quả của nó” mà viên ngự y đã cứu Nhà vua, cứu mình, gia đình mình  và cả đất nước.
    4. Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi đoàn thể, mỗi quốc gia  và nhân loại  đều vận dụng bài học ngàn vàng  để sống và làm việc… thì thế gian nầy an lạc biết bao!!!!
 
  Câu chuyện  29                   TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
                                                           (Bài học vô giá)
 
        Ngày xưa, hầu như cung vua nào cũng có một anh hề để diễn trò cho đức vua  và hoàng tộc xem.
        Một lần nọ do diễn trò không đẹp lòng vua  nên nhà vua đã khép anh ta vào tội chết. Ngay sau đó Nhà vua nhận ra khẩu dụ của mình quá vội và quá nghiêm khắc, tuy nhiên theo phép nước nhà vua không được thay đổi bất kỳ bản án nào mà mình đã tuyên.
       Mọi người bàn tán, tiếc thương cho con ngưòi tài năng, thiếu phước và kết luận:   phục vụ nhà vua chẳng khác nào chơi với hổ. Cuối cùng Nhà vua đành nói với anh hề: “Vì công lao và lòng trung thành của ngươi đối với ta và hoàng tộc, ta cho phép ngươi chọn cách chết mà ngươi thích nhất”. Suy nghĩ không quá 1 phút, anh hề  đáp: “THẦN XIN CHỌN CÁCH CHẾT VÌ TUỔI GIÀ”.  Nhà vua gật gù phê chuẩn… và mọi người thở phào, nhẹ nhõm
 
                                              Ý NGHĨA LỚN
       1. Rõ ràng trong đời ai cũng có một lần chết , đó là quy luật của muôn đời. Thế nhưng ít ai giống nhau về sự ra đi vĩnh viễn đó, rất nhiều ngưòi có thể chọn cho mình cách chết đẹp .. Các vị thiền sư đã chúng minh điều đó.
       2.  Nhưng anh hề chưa hề chuẩn bị cho cái chết  mà lại chọn cách chết không ai ngờ tới, kể cả Nhà vua, ai cũng nghĩ rằng anh ta chọn cách chết nhẹ nhàng nhất trong các hình phạt đưong thời (chém, ngựa kéo, thuốc độc…)
         3.Vì tình yêu cuộc sống:  với trí thông minh và sự bình tỉnh của mình,con người có thể chuyển bại thành thắng, chuyển nguy thành an ở bất kỳ tình huống nào.
         4. Anh em nhà lam chúng ta cần nhớ kỹ lời day của Đức Phật “ nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn” (thân người khó được,  Phật pháp khó nghe)  để vừa tu phước, vừa tu huệ  (phước huệ song tu)
                                                  Trọng đông năm Giáp Ngọ – 2014
                                             thao.phanngoc@gmail.com-      0919462898
                                    

Tác giả bài viết: Tâm Giới Phan Ngọc Thảo

Nguồn tin: GĐPT Quảng Ngãi

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.