CHUYỆN “NHỎ”; Ý NGHĨA “LỚN”

Thuở xưa, tại nước Xá Vệ có 2 vợ chồng độc ác , không tin nhân quả, nghiệp báo. Với lòng bi mẫn. Đức Phật hiện làm một Sa môn đứng trước cửa nhà, nhân lúc chồng văng nhà, bà vợ ra mắng” tu hành gì mà đến nhà đàn bà, không biết xấu hổ!”
       Vị Sa môn đáp:” Ta là một đạo sĩ đi khất thực, có làm gì đâu mà bà mắng nhiếc?”
       Bà chủ nhà  sỉ vả:  Ông thử chết đứng ở đó , tôi có cho cơm không ?!
       Vị Sa môn cho bà ta thấy  “  mình đã chết, mùi tử khí phát ra từ thân thể….” Người đàn bà hoảng sợ bỏ chạy  và gặp chồng về…..Chưa rõ ngọn ngành, người chồng chạy về đùng đùng mang theo gươm đao với ý đồ giết chết vị Sa môn. Vị Sa môn  ngồi trong nhà kính  4 mặt không có cửa vào. Người chồng độc ác đập phá cửa gào thét  nhưng  không vào được.
       Vị sa môn mỉm cười phân giải: Ông muồn mở cửa xin bỏ  gươm, đao!
       Người chồng bụng bảo dạ, cần gì gươm, đao ta dư sức bóp chết tên  sư ốm yếu kia. .. gã ném  gươm, đao.. mở cửa đi vào!!! Nhưng cửa vẫn không mở
      Vị Sa môn châm rãi nói :”  Tôi muốn ông bỏ gươm, đao nơi tâm của ông”. Người chồng lạnh người kinh hãi : “Chết,  Đạo nhơn quả thật là Thánh , thần mới biết rõ lòng ta!!!”.   Bèn gọi vợ lại, hai vợ chồng  quỳ cúi đầu xin hối lỗi, cả hai xin được vị Sa môn tha thứ   và  cải tà quy chánh..
 Vị sa môn chỉ dạy phương pháp tu hành và lưu ý hai vợ chông“ Tâm làm chủ các pháp  và nhớ kỹ điều nầy: “Không ai làm cho các ngươi ô nhiểm, không ai làm cho các ngươi trong sạch, ô nhiểm hay trong sạch là do chính các ngươi tạo lấy”  (**)
                                             Ý NGHĨA LỚN
      Vị sa môn trong câu chuyện là Đức Phật  thị hiện nên có thần thông ,biến hoá   hoá độ cho hai vợ chồng kẻ ác 
      Người ác biêt hối cải, ăn năn sẽ trở thành người tốt, biến nghiệp xấu thành tốt. Phật đã dạy   người làm nghề săn bắn,  giết mổ:  “Phóng,  hạ đồ  đao lập địa thành Phật”(***).
      Điều quan trong  nhất là biết buông bỏ con dao trong tâm mình,.
(**) : Kinh Pháp Cú
(***) Buông dao đồ tể, ngay đó thành Phật.
 
 
 Chuyện thứ 23                             LÒNG BIẾT ƠN
       Một thanh niên có kết quả học tập xuất sắc, đến xin ứng tuyển vào chức vụ quản lý của một công ty lớn. Anh ta dễ dàng qua được vòng phỏng vấn thứ nhất.
      Vòng 2 , giám đốc công ty sẽ trực tiếp phỏng vấn và có quyết định sau cùng. Giám đốc hài lòng về năng lực học tập của người thanh niên nhưng còn phân vân….
      Đến giờ hẹn, vị giám đốc hỏi: Khi học ở trường cậu có học bổng không?-  dạ thưa không ạ.
     Cha cậu trả học phí? – dạ không, cha tôi mất từ năm tôi lên một tuổi.. chính mẹ tôi lo tất cả.
   Mẹ cậu làm việc ở đâu?- Mẹ tôi làm nghề giặt quần áo.
   Ông giám đôc bảo : cậu đưa tay tôi xem! Chàng  thanh niên rụt rè đưa ra 2 bàn tay trắng trẻo mịn màng.
      Giám đốc lại hỏi: Cậu có bao giờ giúp mẹ giặt quần áo không?
    Cậu thật thà trả lời: thưa ông không, mẹ tôi chỉ muốn tôi đọc sách và lo học
      Giám đốc nói:  tôi có một yêu cầu : hôm nay cậu đi về gặp mẹ và rửa tay cho mẹ, sáng mai quay lại đây gặp tôi.
    Cậu thanh niên về đến nhà, thay quần áo  và gặp mẹ  nói : tối nay con rửa tay
cho mẹ nhé! Bà mẹ tưởng con nói đùa , nhưng khi ăn cơm xong  cậu thanh niên mang thau nước đến,  bà mẹ cảm động và hạnh phúc khi con trai rửa tay cho mình. Khi cậu chậm rãi rửa tay cho mẹ  nước mắt cậu tuôn trào. Lần đầu tiên trong đời cậu nhận thấy đôi bàn tay mẹ đầy những vết nhăn, vết sẹo thâm đen…Ôi !  mình có các mảnh bằng hôm nay là do bàn tay lao động và sự hy sinh tuổi thanh xuân của mẹ  … cậu nức nở ôm  mẹ, mẹ ơi con cảm ơn mẹ vô cùng…. Và cậu  lặng lẽ giặt hết  đống quần áo còn lại cho mẹ.  Đêm hôm đó  hai mẹ con nói chuyện thật nhiều  và họ hạnh phúc vô bờ.
     Sáng hôm sau  cậu trở lại văn phòng của giám đốc và thuật lại những việc mình làm cho mẹ và cảm xúc chân thành của mình  về sự hy sinh  không hề tính toán của mẹ. Vị giám đốc nói : anh đã đủ tiêu chuẩn  trở thành người quản lý  của công ty kể từ hôm nay
                                             Ý NGHĨA LỚN
    Sự hy sinh của cha mẹ đối với con cái không thể đong đếm được
    Việc nhận biết công ơn cha mẹ của cậu thanh niên tuy muộn nhưng hết sức
chân thật đáng được trân trọng.
    Lao động chân chính là  chuẩn mực giá trị của mọi thời đại
    Lòng biết ơn, sự hiếu thảo có sự đồng cảm và lan toả  đến mọi loài.
      Khi đã hiểu được nỗi cơ cực của người lao động  thì cậu thanh niên(người lãnh đạo trong tương lai) sẽ có cách hành xử đúng mực  và nhất định công ty sẽ phát triển và đời sống của nhân viên sẽ được khởi sắc.
    Vị Giám đốc trong câu chuyện trên hội đủ 3 điều kiện: Tâm, Tầm ,Tài
 
 
Chuyện thứ 24.                                 MẪN TỬ KHIÊN
                                                   (Trong Nhị Thập Tứ Hiếu)
       Mẫn Tử Khiên  sinh vào thời Xuân Thu ( Trung Hoa cổ), mẹ ông mất khi ông còn nhỏ,  cha làm quan, ông là học trò giỏi của Khổng Tử, là bạn đồng môn của Nhan Hồi, Tử Lộ.  Mẫn Tử Khiên có 2 đứa em cùng cha khác mẹ. Người dì ghẻ hành hạ con chồng không thương tiếc khi vắng chồng  nhưng tỏ ra thương yêu con ghẻ hết mực trước mắt chồng. Mẫn Tử Khiên không hề than  vãn với cha và bất cứ ai dù là bạn bè thân thiết. Cha của Mẫn Tử Khiên  có trách nhiệm chung chung  với gia đình nên mỗi ngày trôi qua là ngày đau khổ  cho chàng trai  cam chịu để gia đạo bình yên.
        Những ngày đông  giá rét, cái lạnh thấu xương, hai em của Mẫn Tử Khiên được mặc áo bông ấm áp còn Mẫn Tử Khiến thì mặc chiếc áo bông lau mỏng manh., nhưng đứng trước cha thì cắn răng chịu đựng  không hề than thở một lời. Cho đến một hôm ngoài trời rét buốt, cha của Tử Khiên có việc gấp cần con đưa đi, Tử Khiên bước ra khỏi nhà lấy xe kéo đưa cha đi nhưng than ôi cái lạnh kinh khủng đã không buông tha chàng trai dũng cảm với mảnh bông lau quấn quanh người. Lực bất tòng tâm, Tử Khiên gục ngã trong lúc kéo xe. Người cha sững sờ khi phát hiện con mình bị người vợ kế ngược đãi  . Ông quyết định đuổi người  “khẩu Phật tâm xà” ra khỏi nhà. Khi về đến nhà ông nổi cơn lôi đình với người đàn bà độc ác và ra lệnh:”mụ hãy cút khỏi nhà ngay !  người dì ghẻ không dám cãi một lời, 2 em của Tử Khiên khóc nức nỡ. Mẫn Tử Khiên quỳ sụp lạy Cha: “Cha ơi !con biết dì con có lỗi nhưng  nếu  Dì đi thì cả hai em con , con và cha đều khổ, còn nếu Dì ở lại thì chỉ một mình con khổ, con mong Cha xét lại tha lỗi cho Dì”
     Tử Khiên quỳ khóc liên hồi thì người cha mới nguôi giận….
        Thấy được tấm lòng hiếu thảo, vị tha của Mẫn Tử Khiên, người Dì   ăn năn hối cải  và  không còn phân biệt đối xử  “ con anh, con chúng ta” với Tử Khiên nữa, gia đình của Mẫn Tử Khiên  thực sự là một tổ ấm đươc xóm giềng tôn trọng, ngừoi người yêu mến. và câu chuyện đầy tính nhân văn nầy được lưu truyền  trong 24 chuyện hiếu của Trung Hoa  cổ.
                                                   Ý NGHĨA LỚN
      Có người bảo Mẫn Tử Khiên quá khờ khạo trước một bà dì ghẻ tệ bạc nhưng thử hỏi: Một người sống hai mặt và độc ác  như thế thì việc phản đối qua loa của Mẫn Tử Khiên có làm thay dổi  được bà ấy hay không, như vậy,  sự cam chịu  đó chính  sự nhẫn nhục của con người có lòng bao dung và hạnh vị tha vô bờ bến,  sự hy sinh đó đã cảm hoá  được tính người trong bà Dì ghẻ nham hiểm,  đồng thời đánh thức tinh thần trách nhiệm của người cha quá ham mê công việc
        Mong rằng  xã hội ngày nay  không còn chứng kiến những người  “Dì”sốnghai mặt vì luật nhân quả, nghiệp báo  là điều có thật, việc “gieo gió gặt bão” là quy luật của muôn đời.
       Chúng ta là Phật Tử, câu chuyện  hiếu đạo của Mẫn Tử Khiên  là bài học vô giá về hạnh hiếu và lòng bao dung.  Vì tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật.
                                               Thao.phanngoc@gmail.com
                           

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn giadinhphattu.vn là vi phạm bản quyền

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.