MỘT LỐI SO SÁNH VÔ CÙNG KHẬP KHIỄNG

Những ngày qua, lợi dụng hiện tượng “sư” Minh Tuệ khắp các trang mạng xã hội Việt Nam lan tràn những ngôn từ khiếm nhã, thậm chí là dung tục dành cho chư vị Tôn túc cũng như hàng Tăng sĩ theo hình thức vơ đủa cả nắm. Hỏi có đau không? không đau nhưng xót lắm.

Chuyện này bắt nguồn từ hiện tượng một người Phật tử tự nhận mình là Sư thực tập theo “hạnh đầu đà” dù chưa thọ đại giới và phương pháp thực tập không thực sự đúng với lời dạy từ kim khẩu của Phật. Tuy nhiên việc thực tập này đáng được trân trọng về phương diện cá nhân, bởi lẽ giữa thế giới hiện đại này vẫn có người phát nguyện chọn “hạnh đầu đà” để thực tập thay vì hàng vạn Pháp môn khác của Phật giáo.Điều này ko có gì phải bàn cải nếu nó chỉ dừng lại ở sự thực tập đơn thuần của cá nhân vì trong Phật giáo có rất nhiều vị đã và đang ẩn mình tu tập còn hơn thế nữa.

Vấn đề ở đây là hệ luỵ đằng sau hiện tượng này khi rất nhiều youtuber, tiktoker thậm chí là những tổ chức, cá nhân vì đồng tiền bẩn, vì thiếu hiểu biết và thậm chí là có mưu đồ. Họ lợi dụng hiệu ứng đám đông, cắt ghép, đăng tải rất nhiều videos, clips mang tính chất so sánh phiến diện tiêu cực nhằm chỉ trích giáo hội, phỉ báng chư Tăng, chia rẻ cộng đồng Phật tử, hạ bệ uy tín của Phật giáo. Họ mong muốn người khác nhìn nhận Phật giáo phải là đạo của nghèo nàn, lang thang, dừng và từ bỏ tạo dựng những ngôi Chùa trang nghiêm, Tăng sĩ Phật giáo nên mặc áo vá, ngày ăn một bữa, kéo nhau đường mong chờ chút thương hại và chút bố thí của bá tánh mới là chân tu.

Phật giáo chưa bao giờ và sẽ không bao giờ như vậy cả. Bởi lẽ:

Phật giáo là đạo của trí tuệ, lời dạy của Phật là pháp hướng thượng, có khả năng diệt khổ, thiết thực ở hiện tại và được người trí thấu hiểu, đến để mà thấy chứ không phải đến để mà tin suông.

Phật giáo là đạo của sự dấn thân phụng sự, đạo không rời đời, đạo giúp đời bớt khổ, tìm vui. Chứ không phải là đạo nhân danh sự khổ hạnh để mong chờ sự thương hại của kẻ khác.

Từ khi nào có quy định thực tập “hạnh đầu đà” mới là chân tu, mới có khả năng giác ngộ?

Từ khi nào giữa xã hội phát triển lại cổ xuý sự nghèo nàn, lạc hậu cho Phật giáo?

Từ khi nào Chùa không nên xây to, Phật không nên tạc đẹp để đáp ứng nhu cầu tu tập của quần chúng và là diện mạo cho cả cộng đồng?

Từ khi nào lại yêu cầu Tu sĩ Phật giáo không được sử dụng những tiện ích do thời đại công nghệ số 4.0 mang lại, để hỗ trợ việc học hỏi và lan toả tình thương năng lượng bình an đến cho mọi người?

Từ khi nào xuất hiện yêu cầu Tu sĩ Phật giáo phải thế này, phải thế kia trong khi chính bạn chưa bao giờ sửa bản thân mình?

Từ khi nào những hình ảnh, videos rất chi là bình thường của Phật giáo lại được giật tít bằng những hot status nhằm câu view, thêm like?

Từ khi nào lại yêu cầu Chùa phải nên nhận ít thôi, mà lại nên làm từ thiện, cứu trợ xã hội nhiều hơn những tổ chức khác. Đó là hạnh nguyện còn chức năng của ngôi chùa chưa bao giờ là trung tâm bảo trợ xã hội cả?

Từ khi nào một người chưa bao giờ bỏ ra một giờ đồng hồ để nghe hết bài chia sẽ, lại có tư cách phê phán, chỉ trích, thậm chí là lăng mạ người khác chỉ dựa vào một đoạn video rất ngắn?

Từ khi nào một nhóm người ô hợp vì bu bám danh tiếng của “Sư” Minh Tuệ, chưa một ngày học Phật, chưa một giờ hành Pháp, quấn chăn, ôm nồi cơm điện đi lang thang lại được cổ xuý là Tăng sĩ Phật giáo?

Từ khi nào Tăng sĩ phải mặc áo vá, ôm nồi cơm điện lang thang từ bắc chí nam như “sư” Minh Tuệ, không chùa chiền, không vật chất mới là chân tu, còn không bị quy chụp là thợ tu, là ma tăng.

Chúng ta cũng đặt câu hỏi, nếu một người có tâm tu thực sự nhìn Phật Pháp chao đảo, ô hợp như vậy, đành lòng chăng??? Mong một kết cục tốt đẹp như sự bắt đầu

Khi gia đình có hữu sự quý vị tìm đến chùa mong chờ sự giúp đỡ để rồi hôm nay quý vị hùa theo đám đông đạp đổ tất cả?

Khi thoải mái, rủng rỉnh quý vị đến chùa chữa lành, chụp hình, selfie để rồi hôm nay quý vị tỏ ra vô ơn với những người đã còng lưng tạo ra khung cảnh đó?

Dẫu biết rằng trên con đường phụng sự người tập tu cũng có những sai lầm, những khuyết điểm. Nhưng không thể vì những cá nhân mà quý vị nhẫn tâm chà đạp lên giá trị nhân văn hàng ngàn năm của Phật giáo, vơ đủa cả nắm tạo nên hiện tượng hoang mang dư luận, xúc phạm đến những bậc Tôn túc đã và đang thanh bần đạm bạc, ẩn mình tu tập, âm thầm phụng sự cho nhân sinh.

Trong vườn hoa Chánh pháp có người phát nguyện ẩn tu luôn gửi niệm lành đến khắp chúng sinh; có người phát nguyện nghiên cứu, dịch thuật, trước tác, chú giải Tam tạng kinh điển; có người phát nguyện xây chùa tạo tượng, kiến lập đạo tràng để mình và người cùng tu; có người phát nguyện thuyết pháp; có người phát nguyện làm việc Giáo hội ổn định tổ chức… Vì vậy quý vị không nên chỉ nhìn một hạnh nguyện rồi tự phán xét cho Phật giáo là thế đấy. Người trí không bao giờ làm điều đó.

Dù sao đi nữa hiện tượng này cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho Tăng Ni Phật tử trước cơn bão truyền thông.

Nguyện người trí nhận ra vấn đề!

Namo Buddhaya

Nguồn:  https://www.facebook.com/share/p/shKKZxKnZmJFr3RA/?mibextid=WC7FNe

 

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.