Hát đúng bài ca chính thức của Gia đình Phật tử Việt Nam
Chia sẻ
Vừa qua chúng ta đã nói việc hát sai lời một bài hát, hôm nay chúng ta lại nói về việc hát sai trường độ của một câu hát trong một bài hát đặc biệt: bài Sen Trắng. Đặc biệt vì đây là bài ca chính thức của Gia đình Phật tử Việt Nam nhạc của Ưng Hội, lời của Phạm Hữu Bình và Nguyễn Hữu Quán và đặc biệt cũng vì bài hát chỉ 8 câu mà có đến 3 tác giả gồm 1 người viết nhạc và 2 người viết lời.
Trước khi đi vào câu hát thường bị hát sai trường độ đó, chúng ta hãy nghe huynh trưởng cấp Dũng Thiện Điều Nguyễn Thắng Nhu hướng dẫn trong ngày bế mạc trại họp bạn Thanh Thiếu tại đồi Thiên Ấn Quảng Ngãi năm 2017:
“….Trong những ngày vừa qua, các em thắc mắc nhiều việc, nhưng việc được nhiều người thắc mắc nhứt đó là tại sao Bài ca Chính thức của Gia đình Phật tử Việt Nam là bài Sen Trắng chỉ có 8 câu thôi mà sao lại 2 người đặt lời 1 người đặt nhạc.Sự thắc mắc đó rất đúng. Tôi xin trả lời: Đó là bài ca chính thức của Đoàn Thanh niên Phật học Đức Dục do anh Phạm Hữu Bình đặt lời bằng tiếng Pháp. Sau Đoàn Thanh niên Phật học Đức dục thì bài ca đó được để lại làm bài ca chính thức của Gia đình Phật tử Việt Nam và anh Nguyễn Hữu Quán đã viết lại bằng lời Việt…”
Đó là lịch sử và bây giờ dĩ nhiên là không ai hát lời tiếng Pháp nữa nhưng ở đây cũng xin giới thiệu bản nhạc có cả lời Pháp để quý anh chị tham khảo.
Bây giờ chúng ta hãy nói đến câu nhạc thường bị hát sai trường độ, câu này như sau:
Rất nhiều người vẫn hát 7 chữ cuối cùng như sau: kéo dài chữ Tỏa, hát nhanh chữ hương, kéo dài chữ thơm và hát nhanh chữ từ và rãi đều 2 chữ bi tận và kết thúc bằng chữ cùng kéo dài. Khi hát như vậy thường là chỉ hát theo thói quen mà không để ý đến trường độ của những nốt nhạc này; thật vậy ta thấy ở dòng nhạc trên thì chữ Tỏa có nốt Rê cao đen chấm, chữ hương nốt đô cao móc đơn, các chữ thơm nốt si đen, chữ từ nốt sol đen, chữ bi nốt la đen, chữ tận nốt fa thăng đen và chữ cùng là nốt sol trắng chấm.
Với quy định về trường độ âm thanh
thì câu hát trên phải hát chữ Tỏa có độ dài bằng 1 lần rưỡi nốt đen; chữ hương hát bằng 1 nốt móc và các chữ thơm, từ, bi, tận được hát với độ dài đều bằng nhau là 1 nốt đen còn chữ cùng thì kéo dài bằng 3 lần nốt đen trước khi kết thúc.
Phân tích như thế để thấy rằng chúng ta tự mình điều chỉnh và điều chỉnh cho đoàn sinh hát đúng bài ca chính thức của tổ chức để diễn đạt hết ý của tác giả bởi nếu hát ngắt quảng từng 2 chữ sẽ làm sai lệch tư tưởng của câu hát này.