VẤN ĐỀ THIỀN TỊNH SONG TU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ MỐI LIÊN QUAN TRONG NGHI THỨC TỤNG NIỆM CỦA GĐPT Tâm Giới Phan Ngọc Thảo

B. PHÁP MÔN THIỀN:
          1.Tổ của Thiền tông:
          Thủy tổ của Thiền Tông: Đức Phật Thích Ca
          Sau khi Đức Phật  Truyền Tâm Ấn (Niêm hoa vi tiếu) cho Đại Ca Diếp,  Pháp môn thiền có 33 vị Tổ được truyền thừa y bát.
          Tổ thứ  1: Đại Ca Diếp, Tổ thứ 2: A Nan….Tổ thú 27: Bát Nhã  Đa La
          Tổ thứ 28  của Ấn Độ- Sơ Tổ của Trung Hoa: Bồ Đề Đạt Ma
          Tổ thú 29 Nhị Tổ của Trung Hoa :  Huệ Khả
          Tổ thứ 30 Tam Tổ của Trung Hoa: Tăng Xán
          Tổ thứ 31 Tứ Tổ cuả Trung Hoa:  Đạo Tín
          Tổ thứ 32  Ngũ Tổ của Trung Hoa: Hoằng Nhẫn
          Tổ Thứ 33 Lục Tổ của Trung Hoa:  Huệ Năng
          Thiền bắt đầu lập tông kể từ Sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma. Huệ Năng là tổ cuối cùng của Thiền tông Trung Hoa (nhất hoa sanh ngũ diệp)
          2. Các kinh điển về thiền:
          + Kinh quán niệm hơi thở
          + Kinh Tứ niệm xứ (kinh căn bản của Thiền tông)
          + Kinh Kim Cang
          + Kinh Lăng Già (gồm 4 quyển do Sơ tổ trao cho ngài Huệ Khả)
          + Kinh Pháp Bảo Đàn  (ghi lại lời dạy của Lục Tổ)
          Ghi chú: Chúng ta chỉ đề cập thiền của Đạo Phật.
          3. Phương pháp hành thiền:
          Thiền định: là phương pháp tập trung tư tưởng vào một đối tượng quán chiếu duy nhất, không để tâm tán loạn, suy nghiệm chân lý làm bung vỡ sự thật của đối tượng quán chiếu.
          Thiền chỉ:  chú tâm vào một đối tượng, chánh niệm, tỉnh giác, tâm vắng lặng mọi vọng thức điên đảo .
          Thiền quán: quán tính sanh diệt trên mỗi đối tượng
          Các hình thức thường dùng: tọa thiền, thiền hành, kinh hành, công án…
          4. Các dòng thiền tại Việt Nam:
          Trước thế kỷ thứ VI, Phật giáo Việt Nam  mang tính chất quyền năng  có một số Thiền sư nỗi tiếng  như Khương Tăng Hội, Mâu Tử….nhưng chưa lập tông. Từ thế kỷ thứ VI trở về sau  các dòng thiền được thành lập
          Dòng thiền Pháp Vân do ngài Tỳ Ni Đa  Lưu Chi sáng lập (580)
          Dòng thiền Kiến Sơ do ngài Vô Ngôn Thông sáng lập (820)
          Dòng thiền Thảo Đường do ngài Thảo Đường  sáng lập (nhà Lý)
          Dòng thiền Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập (nhà Trần)
          Dòng thiền Tào Động do 2 ngài Động Sơn Lương Giới và Tào Sơn Bản Tịch sáng lập truyền vào nước ta thế kỷ   XVII.
          Dòng thiền Lâm Tế do ngài Nghĩa Huyền sáng lập. Dòng thiền Lâm Tế phát triển  tại  Việt Nam thế kỷ  XVII. Dòng thiền Trúc Lâm thuần túy Việt Nam.
          C. PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ:
          Tịnh độ là thế giới hay cõi nước thanh tịnh, trong sạch không cáu bẩn, không ô nhiễm.
          1. Các vị sáng lập Tịnh Độ Tông.
          Tịnh độ tông xuất hiện rất sớm tại Ấn Độ, Trung Hoa ,Việt Nam nhưng sơ khai không lan rộng và phát triển. Hai ngài Mã Minh và Long Thọ khai sáng Tịnh độ tông . Ngài Mã Minh là tổ thứ XII Thiền tông. Đến thế kỷ V Tây lịch tịnh độ tông hình thành ở Trung Hoa do ngài Tuệ Viễn ỏ Lư Sơn sáng lập . Theo Cao Tăng truyện, ngài Đàm Hoằng danh tăng Trung Hoa thế kỷ V đến Giao Chỉ truyền bá Tịnh độ tông.
          Đến thế kỷ XI,XII  Tịnh độ tông được nhiều người biết đến. Ngày nay nghi thức Tịnh độ được áp dụng rộng rãi tại các đạo tràng tại Việt Nam.
          2. Các bộ kinh thường sử dụng.
          + Kinh Vô lượng thọ
          + Kinh Quán vô lượng thọ( bộ kinh căn bản của Tịnh độ tông)
          + Kinh A Di Đà
          3. Nguyên tắc của Tịnh Độ Tông
          + Tín           : niềm tin
          + Nguyện    : nguyện lực
          + Hạnh       : hành trì
          4. Phương pháp niệm phật: 4 cách
          * Trì danh niệm Phật
          * Quán tượng niệm Phật
          * Quán tưởng niệm Phật
          * Thật tướng niệm Phật (đạt đến vô niệm)
         D. SỰ LIÊN QUAN GIỮA THIỀN  TÔNG VÀ TỊNH ĐỘ TÔNG:
          Ở Việt Nam kể từ thời Lý – Trần (1010-1400) thiền và tịnh bổ sung cho nhau trong quá trình tu chứng. Các chùa chiền ỏ Việt Nam đã thể hiện tinh thần  thiền tịnh song tu (trong chánh điện đều có thờ Đức Phật Thích Ca, Đức Phật A Di Đà lại vừa thờ  các vị tổ thiền tông như Bồ Đề Đạt Ma, Tỳ Ni Đa Lưu Chi..)
          * Tinh yếu của Thiền     : Giới – Định – Tuệ            => Chứng ngộ
          * Tinh yếu của Tịnh độ : Tín – Hạnh – Nguyện            => Nhất tâm bất loạn
                                                                                               
          Chứng ngộ đồng nhất với Nhất tâm bất loạn
          Như vậy hành giả niệm Phật đến nhất tâm bất loạn không khác với người hành thiền ngộ chân tánh. Các vị ấy đạt quả vị giải thoát.
          Cốt yếu của Thiền và Tịnh là thấy Tánh, thấy Tánh tức là thấy Tâm, thấy Tâm tức là thấy Phật, thấy Phật tức là kiến Đạo, Đạo tức là thiền, Đạo cũng có nghĩa là tịnh độ. Chúng hiện hữu trên nguyên tắc  các pháp “trùng trùng duyên khởi”.
          E. NGHI THỨC TỤNG NIỆM CỦA GĐPT HIỆN NAY
          (Ban Hướng Dẫn – PB GĐPT Trung ương phát hành 2012, soạn theo chương trình  tu chính năm 2006 tại hội nghị Đại biểu Huynh trưởng GĐPT toàn quốc, tổ chức tại Thiền viện Quảng Đức TP HCM).
          Chư Tôn Đức đã nghiên cứa kỹ và thấy rõ tầm quan trọng của pháp môn thiền nên đã đưa phần thực tập chánh niệm vào các khóa học đồng thời có hướng dẫn phần thực tập sau phần nghi lễ  (thiền tọa, kinh hành ,thiền hành).
          (Xem tài liệu thực tập chánh niêm trong sổ tay Huynh trưởng bậc Hướng thiện, Sơ thiện **).
          Nghi thức tụng niệm của Gia đình Phật Tử hiện nay bao gồm nghi thức: Mật tông, Tịnh độ tông và Thiền tông.
          * Nghi thức Mật tông:  trong đó Thần chú (Mandra) mang sức mạnh siêu nhiên (bất khả tư nghì: không thể nghĩ bàn) trong nghi thức có:
                   Tịnh pháp giới chơn ngôn
                   Án lam tóa ha (3 lần)
                   Tịnh tam nghiệp chơn ngôn
          Án ta phạ, bà phạ, Truật đà ta phạ, Đạt ma ta phạ, Bà phạ, Truật độ hám (3l)
          * Nghi thức Tịnh độ:
          1.Cúng hương tán Phật 
          2. Kỳ nguyện                 
          3. Kệ tán Phật               
          4. Quán tưởng               
          5. Đảnh Lễ                       
          6. Sám Hối (mỗi danh hiệu Phật, Bồ tát 3 lần)
          7. Bốn lời nguyện
          8. Quy y đảnh lễ
          9. Hồi Hướng
          10. Trầm hương đốt.
          11. Đọc 5 điều luật ngành Thanh, ngành Thiếu và Huynh trưởng, 3 điều luật ngành Đồng.
          * Nghi thức thiền tôngThực tập chánh niệm
          Ngay sau khi kết thúc khóa lễ là phần thực tập chánh niệm từ 10 đến 15 phút (thiền tọa hoăc kinh hành  đúng phương pháp không có tạp âm. Nên thay đổi mỗi tuần thiền hành hay thiền tọa)
          F. NIỆM PHẬT  Cầu vãng sanh như thế nào là đúng chánh pháp
          Hiện nay pháp môn niệm Phật được chú trong  nhiều vì tính phổ thông và nhu cầu thực tế. Tuy nhiên có nhiều người vì những lý do khác nhau đã bỏ qua 3 nguyên tắc cơ bản là  Tín, Nguyện, Hạnh mà chỉ niệm Phật cầu vãng sanh cho người sắp mất một cách vội vã bất chấp lễ nghi tối thiểu. Đáng lẽ phải giữ sự yên tĩnh tuyệt đối cho người bệnh thì đạo tràng ! lại xôn xao hộ niệm , thay vì NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT thì lại đọc ADIDAPHAT quá nhanh, hoặc đọc ADIPHAT.. người khác nghe rất phản cảm. Điêu cần thưa ở đây là: tổ chức nầy không phải do một tu sĩ hướng dẫn mà lại do một người chưa hiểu rõ giáo lý Phật Đà  chỉ huy thế thì làm sao cho “thần thức” người sắp ra đi an trú nơi bình yên được!
          Xin đề nghị:             Niệm Phật cầu vãng sanh
                             + Nếu thân chủ còn sống
                                         Đạo tràng cử một số vị (tùy không gian mà sắp xếp)
                               Niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” (ngồi ngay ngắn, lòng chí thành, niệm rõ chữ, thay phiên niệm)
                             + Nếu thân chủ ngừng thở:
                                Niệm: NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT
                                         (Phân công từng tốp niệm, liên tục để cầu vãng sanh)
          Ghi chú: Việc niệm Phật cầu vãng sanh cần được sự hướng dẫn của các vị am hiểu về pháp môn tịnh độ.
          G. KẾT LUẬN.
          Niềm tin trong Phật giáo là niềm tin xuất phát từ bồ đề tâm, bồ đề nguyện, bồ đề hạnh; niềm tin ấy được xác lập bởi chánh kiến và trí tuệ. Tin ở Thiền tông là tin ở sự dừng lại để khám phá sự thật đang ẩn tàng trong lòng thực tại. Tin ở Tịnh độ là tin ở khả năng tỉnh giác ở chính mình, tin lời dạy của chư Phật, chư Tổ.
          Kinh “Tứ niệm xứ” là kinh căn bản của Thiền tông
          Kinh “ Quán vô lượng thọ” là kinh căn bản của Tịnh độ tông
          Cả hai kinh ấy đều đồng nhất trên quan điểm chứng ngộ : PHẬT ĐẠO
          Do vậy Cổ Đức đã dạy:
                             “Tham thiền, niệm Phật vốn không hai
                             Rõ ràng xem kỹ thảy đều không
                             Công đáo tự nhiên toàn thể hiện
                             Xuân về như trước trăm hoa hồng”
                             (Vạn pháp quy tâm lục)
 
                                                 thao.phanngoc@gmail.com  ĐT 0919462898
    
 

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn giadinhphattu.vn là vi phạm bản quyền

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.