PHẠM SƯ ÔN “Là thủ lĩnh giặc thầy chùa”, THỰC, HƯ?!!! Tâm giới Phan Ngọc Thảo

         

    :                                                            PHẠM SƯ ÔN
                                        “Là thủ lĩnh giặc thầy chùa”,   THỰC, HƯ?!!!
                                                      Tâm giới   Phan Ngọc Thảo
A.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trên 2500 năm, đạo Phật du nhập đến đâu thì hòa bình an lạc đến đó. Riêng tại Việt Nam đạo Phật  đã đi vào lòng người từ hơn 2000 năm.Lời dạy của Đức Phật  là chất liệu yêu thương dung hợp được mọi tư tưởng của các đạo giáo. Tam giáo đồng nguyên là sức mạnh của dân tộc ta  dưới thời Đinh, Tiền Lê, Lý , Trần.
Phật giáo không hề chủ trương bạo lực. Thế nhưng vào cuối thế kỉ thứ 14 giai đoạn  suy vi của nhà Trần thì lại xuất hiện một cuộc nổi dậy có liên quan đến “nhà chùa”  do Phạm Sư Ôn cầm đầu.Vậy Phạm Sư Ôn là ai?  Chúng ta cần hiểu đúng sự thật lịch sử nầy.
B.BỐI CẢNH ĐẤT NƯỚC TA DƯỚI TRIỀU ĐẠI NHÀ  TRẦN (1225-1400)
Thời kỳ thứ  I (1225-1293):   Gồm các vị vua  tài đức vẹn toàn: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông , Trần Nhân Tông. Với 3 lần đánh thắng đoàn quân thiện chiến Nguyên Mông  lần 1 (1258-năm sinh của Trần Nhân Tông), lần 2 (1285), lần 3 (1288)
Lần 2 và 3 do Trần Nhân Tông lãnh đạo. Phải nói rằng đây là thòi kỳ oanh liệt nhất của đất nước Đại Việt. Cũng trong thời kỳ nầy Thiền phái Trúc Lâm  do vua Trần Nhân Tông sáng lập: Vị tổ  là người Đai Việt, tiếp đến nhị tổ Pháp Loa, tam tổ Huyền Quang, đây là giai đoạn hưng thịnh nhất của Phât giáo và chưa bao giờ mối quan hệ Phật, Lão, Khổng tốt đep như lúc nầy.
Thời kỳ thứ 2  (1293-1341)  Thời kỳ ổn đinh với các vua:  Trần Anh Tông, Trầng Minh Tông, Trần Hiến Tông.
Thời kỳ thư 3 (1341- 1400): Thời kỳ suy vi,  với các đời vua Trần Dụ Tông (1341-1369), Trần Nghệ Tông (1370-1372), Trần Duệ Tông  (1372-1377), Trần Thuận Tông (1388-1398),  Trần Thiếu Đế (1398-1400)
Các sự kiện quan trọng:
–  Loạn phường chèo
–  Phạm Sư Ôn  khởi binh  chiềm Thăng Long
–  Lê Quý Ly chuyên quyền cướp ngôi
*Loạn phường chèo:
Đây là giai đoạn lịch sử bi hài nhất. Trần Dụ Tông làm vua mà ăn chơi xa xỉ, hoang dâm vô độ. Vị danh nho Chu Văn An đã dâng thất trảm sớ (sớ đề nghị chém đầu 7 nịnh thần), việc không thành ông từ quan về dạy hoc.. Trần Dụ Tông mất năm 1369, không có con. Hoàng Thái Hậu lập con của Trần Dục là Nhật Lễ làm vua. Danh nghĩa là họ Trần nhưng thực chất Lễ họ Dương(cô đào hát có chồng là kép hát đã có thai sau đó mới lấy Trần Dục). Nhật Lễ đổi thành họ Dương và thẳng tay đàn áp họ Trần. Với danh nghĩa tướng quốc  Trần Nghệ Tông đã giết Nhật Lễ và làm vua 2 năm, 27 năm làm Thái Thượng Hoàng bên cạnh có Thái Sư Qúy Ly cánh tay đắc lực của ông. Sự kiện Nhật Lễ làm vua (1370)  dân chúng xem  đó là loạn phường chèo.
*Nhân vật  Phạm Sư Ôn (..?-1389)
……Một buổi sáng tinh mơ, sư Trụ trì  Vô trụ phát hiện một đứa trẻ đỏ hỏn đặt ỏ cổng tam quan ngôi chùa làng, sư thương các sinh vật côi cút hẩm hiu nên đưa vào chùa nuôi dưỡng và đặt tên họ là Phạm Sư Ôn. Chùa nghèo bửa ăn chỉ có sắn khoai nhưng cậu bé sống như cỏ dại, lớn nhanh như thổi, …Nhiệm vụ thường ngày của Ôn là là đuổi chim sáo, quạ  canh giữ ruộng  chùa. Theo lời dạy của sư trụ trì , chú  được phép đuổi chứ không được giết hại chim. Bọn quạ lì lợm chẳng coi chú ra gì… Nhưng bọn mục đồng tinh nghịch đã bày kế cho chú làm bẫy bắt quạ, cuôi cùng  đàn quạ không dám bén mảng đến ruộng lúa của nhà chùa…Sư trù trì thấy lạ tìm hiểu thì ra chú Ôn đã nướng quạ cắm trên cọc tre nên bọn chim, quạ sợ chết khiếp… Sư Vô trụ  thấy mình có lỗi, bèn chú ý chăm sóc đến cậu bé, sư chuyển chú làm việc khác và dạy cho chú học kinh kệ . Lạ thay! Thân xác của chú tiểu Sư Ôn gấp bội trẻ bình thường, chú ăn rất nhiều hầu như chẳng bao giờ biết no. Sư trụ trì bắt chú  suốt ngày dồi mài kinh kệ và đặc biệt là lo việc cày bừa để chế ngự sự dư thừa vật chất của chú. Sư Vô trụ  còn gởi chú thọ giáo môn võ thuật với một vị thiền sư  văn võ song toàn.. Chú học võ say sưa và hiệu quả. Hóa ra chỉ có võ thuật mới giải tỏa được năng lượng dư thừa của người trai trẻ ấy. Năm 20 tuổi, Phạm Sư Ôn thọ cụ túc tại giới đàn  do 10 vị cao tăng (hội đồngthập sư)  thiền phái Trúc Lâm chủ trì. Pháp danh của thầy là Thiên Nhiên Tăng.
Vị tăng trẻ còn quá nặng với ngũ dục (*) nên Ôn đã nghe theo tiếng hát ru của cô nô tỳ  lãnh chúa Trần Tùng  , Ôn đã phạm giới trong một đêm trăng bên ngoài vườn chùa…
Lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng Phạm Sư Ôn khóc xin Phật Tổ, thầy tổ tha tội  và xin được hoàn tục sống với tư cách là một Phật tử thuần thành. Phạm Sư Ôn  lạy Sư Trụ Trì  ra đi theo tiếng gọi của tình yêu lứa đôi  nhưng cô gái mà chàng yêu  thương đã bỏ trốn vì sợ lãnh chúa giết hại.  Chàng tìm nàng mãi nhưng  biệt vô âm tín! Sư Vô trụ cũng  rời chùa ra đi……
Phạm Sư Ôn tinh thông võ nghệ, mạnh khỏe và có học  nhưng đất nước lại chìm đắm trong cảnh  loạn lạc, vua bất tài nhu nhược, việc triều chính do Thái Sư Lê Quý Ly thâu tóm. Phương Bắc thì nhà Minh dòm ngó, phương Nam thì quân Chiêm Thành do Chế Bồng Nga(**) thống lãnh luôn đánh phá nước ta. Quân Chiêm  đã 4 lần đánh chiếm Thăng Long: 1371, 1377, 1378, 1383  làm cho vua quan nhà Trần bạt vía và dân chúng kinh hoàng.
Phạm Sư Ôn  kêu gọi lòng yêu nước của nhân dân tại Quốc Oai, chẳng bao lâu dưới trướng của ông đâ có hàng ngàn nghĩa sĩ  (1389).. Cờ lệnh  thêu 4 chữ  “Diệt Trần, bình Chiêm” Vua Thuận Tông, Thượng Hoàng Nghệ Tông  bỏ chạy lên Bắc Giang trước khi Phạm Sư Ôn tiến vào Thăng Long. Quân của Phạm Sư Ôn chiếm kinh đô 3 ngày, ông ra lệnh không được đập phá, ức hiếp dân lành sau đó rút lui về Quốc Oai
Một chi tiết rất thú vị và cảm động là  việc không đóng lâu ở kinh đô là do chàng trai Phạm Sinh tham mưu (thực chất Phạm Sinh là con của Sư  Ôn và cô nô tỳ).. Sau đó ông bị quân của triều đánh bại (Qúy Ly sai Hoàng Phụng Thế tiến đánh)Trước khi bị hành quyết: Sư Ôn quỳ hướng về tháp Báo Thiên thưa: “Kẻ nghịch đồ xin lạy Đức Phật từ bi, xin được Ngài xá tội”  rồi quay về phía binh sĩ bị trói: “Một lạy nầy Sư Ôn xin anh em tha thứ tài hèn đức mọn của mình” sau đó ông hướng về phía dân chúng đông nghịt nơi bãi chợ la lớn “Một lạy nầy xin gởi tới nhân dân. Vua quan nhà Trần thối nát. Qúy Ly độc ác, chỉ tiếc rằng tôi không thành công để cứu trăm họ khỏi cảnh lầm than…..”Chợt đôi mắt Sư Ôn rướm lệ hướng về cây xích tùng, một chàng thư sinh vai đeo tay nãi thầm lặng nhìn  cha, ông nhận ra ngay gương mặt thân thương của người con yêu quý Phạm Sinh!….
Như vậy  Phạm Sư Ôn là vị tăng đã hoàn tục trước khi khởi binh đánh chiếm Thăng Long,  trên thực tế đó thì không hề có  “ giặc thầy chùa”.
*NHÀ HỒ (1400-1407)
Quý Ly gốc họ Hồ ở Chiết Giang (Trung Quốc), ông làm con nuôi của tuyên úy Lê Huấn tại Thanh Hóa nên đổi thành họ Lê. Hồ Quý Ly có 2 con trai là Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương. Quý Ly là quan lại của nhà Trần. Ông khuynh loát triều đình từ thời Trần Nghệ Tông đến đời vua cuối cùng của nhà Trần. Năm 1400 Hồ Quý Ly phế bỏ vua Trần Thiếu Đế lên ngôi Hoàng đế,đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, quốc hiệu Đại Ngu, kinh đô là Tây Đô (Thanh Hóa). Năm sau truyền ngôi lai cho Hán Thương nhưng thực chất mọi việc do Hồ Quý Ly quyết định. Năm 1407 Nhà Minh xâm lược nước ta , Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt, kết thúc giai đoạn lịch sử ngắn ngủi của Nhà Hồ
Ở đây chúng ta cần biết tại sao Hồ Quý Ly không truyền ngôi cho Hồ Nguyên Trừng, lý do khá đơn giản vì Hồ Nguyên Trừng chịu ảnh hưởng tưỏng thiền gia của ông ngoại là Phạm Công, Phạm Công hiểu lẽ thánh hiền vừa là nhà Phật học nên đã dạy cho cháu cách ứng xử của người quân tử  do vậy khác hẳn với bản chất tranh quyền đoạt lợi của Hồ Quý Ly. Nếu Hồ Quý Ly dùng tài năng của mình vào việc giúp nhà Trần trị nước thì  nhà Minh chưa có lý do để xâm lược nước ta. Rất may cho đất nước Đại Việt, sau 10 năm dày xéo nước ta  Quân Minh đã bị nhà anh  hùng Lê  lợi  đuổi ra khỏi bờ cỏi, triều đại nhà Hậu Lê  tiếp nối….
C.KẾT LUẬN
Cuộc đời vốn vô thường nên chúng ta không ngạc nhiên khi biết cái kết cục tất yếu của Nhà Trần và sự tồn tại ngắn ngủi của nhà Hồ, Ngày nay khi nghĩ về công lao của tiền nhân thì hầu như ai cũng nhớ đến  3  lần chiến thắng Nguyên Mông của 3 vị vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông , Trần Nhân Tông  và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Về nhà Hồ  thì ta nhớ đến danh thắng thế giới thành nhà Hồ tại Thanh Hóa, việc cải cách tiền tệ của Hồ Qúy Ly  (dùng tiền giấy)
Việc khởi nghĩa chống triều đình Nhà Trần thối nát tại nhiều nơi trong đó có  Phạm Sư Ôn (vị sư trẻ đã hoàn tục) là hợp lẽ trời, thuận lòng người…
Sách lịch sử đã ghi:  “Ở Quốc Oai có  người sư tên là Phạm Sư Ôn  nổi lên…”(Việt Nam sử lược- Trần Trọng Kim). “ Thiên nhiên Tăng là Phạm Sư Ôn  làm phản…” (Đai việt sử ký toàn thư tập I)  Chúng tôi thiển nghĩ sử ghi như vậy là chưa chân thực vì khi khởi binh chống triều đình Phạm Sư Ôn là một người dân yêu nước. Vì ông đã hoàn tục (tu xuất) nên không còn liên quan đên  nhà chùa. Xin đề nghị ghi như sau:“ Ở Quốc Oai  có ông Phạm Sư Ôn , nguyên là thầy chùa đã hoàn tục nổi lên…”
Kính thưa quý độc giả và anh chị em Lam viên, như vậy là từ trước tới nay Phật giáo chưa có một tổ chức nào tham gia lực lượng vũ trang  chống lại nhà cầm quyền,  đúng theo tôn chỉ của đạo Phật  “ Bất bạo động”, Lấy Từ bi đáp lại vói hận thù.
 
              Đầu xuân Bính Thân 2016  .   thao.phanngoc@gmail .com    0919462898
 
         Ghi chú
 (*)  Ngũ dục: tiền tài, danh vọng, sắc đẹp, ăn uống, ngủ nghỉ.
 (**)  Chế Bồng Nga:Vua Chiêm tài ba đã 4 lần đánh phá Thăng Long, bị Tướng Trần Khát Chân  giết chết  năm 1390 do người hầu làm phản. Trần Khát Chân bị Hồ Qúy Ly sát hại.
           Tài liệu tham khảo:
–         Đại Việt sử ký toàn thư-Việt Nam sử lược
–         Tiểu thuyết lịch sử: Hồ Quý Ly  (Tác giả  Nguyễn Xuân Khánh).    
 
         

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn giadinhphattu.vn là vi phạm bản quyền

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.