GÓC VƯỜN LAM Ghé thăm vườn hoa “PHẬT HỌC DANH SỐ” Tâm giới PHAN NGỌC THẢO
-Tứ nhiếp pháp -Tứ duyên
-Tứ đế -Tứ thiền
-Tứ niệm xứ -Tứ vô ngại trí
-Tứ hoằng thệ nguyện -Tứ trí
-Tứ chánh cần -Tứ sanh
-Tứ như ý túc -Tứ quả
-Tứ đức niết bàn -Tứ đại
-Tú phiền não -Tứ cú thành đạo
-Tứ tất đàn -Tứ tướng ………..vv & vv
B. NỘI DUNG TÌM HIỂU
I. Các từ đã Việt hóa:
1./ Trình tự học Phật : 4 điều: Tín, Giải, Hành, Chứng
+Tín : niềm tin là cội rễ của căn lành
+Lý giải được điều mình tin
+Hành : hành trì đúng chánh pháp
+Chứng: chứng ngộ chân lý
2/ 4 điều không thể coi thường: Phật dạy
+ Một vương tử bé
+ Một rắn độc nhỏ
+ Một đốm lửa
+ Một vị tu sĩ trẻ
3/ 4 điều để hành giả thâm nhập thế giới pháp hoa
+ Phải được chư Phật hộ niệm
+Trồng căn lành
+Sống trong chánh định
+Thương tất cả chúng sanh
4/ 4 Thanh âm( phẩm Phổ môn, kinh Pháp hoa)
+Diệu âm
+Quán thế âm
+Phạm âm
+Hải triều âm
II./ Các cụm từ bắt đầu bằng chữ “ Tứ”
1. Tứ phiền não
+Ngã si : còn gọi là vô minh
+Ngã kiến : còn gọi là ngã chấp đối với pháp, phi ngã mà vọng chấp là ngã
+ Ngã mạn: ngạo nghễ khư khư giũ lấy cái ngã mà tự mình đã chấp
+Ngã ái : còn gọi là ngã tham,, thương yêu mê muội bản thân mình
2. Tứ tất đàn( tứ tất đàm) : 4 phương pháp Đức Phật thường dùng
+Đối trị tất đàn: tùy theo sự si mê vọng chấp của từng người mà bẽ gãy ương bướng đưa họ về với chân lý:
+ vị nhân tất đàn: Quán chiếu soi thấy được nguyên nhân đưa người đến chỗ sai lầm, đưa họ ra ánh sáng chân lý để hạ thủ tu trì
+Thế giới tất đàn: chinh phục trước số đông thính chúng
+Đệ nhất nghĩa tất đàn quy nạp về một mối , hướng dẫn thính chúng tỏ rõ chân lý
3. Tứ duyên: 4 điều kiện từ đó hình thành vạn hữu. Duy thức học cho rằng tất cả hiện tượng có và tồn tại là do 4 duyên
+Nhân duyên: Lục căn làm nhân,lục trần làm duyên mà sanh ra lục thức khởi,thứ lớp nối tiếp khởi không có lúc gián đoạn.
+ Thứ đệ duyên hay đẳng vô gián duyên: Điều kiện điều động sự diễn tiến của các sự kiện.
+Sở duyên: còn gọi là sở duyên duyên, tâm và tâm sở do gá duyên bên ngoài rồi duyên lại các hình bóng duyên lự của tự tâm
+Tăng thượng duyên :Lục căn hay chiếu cảnh phát ra thức,nhờ có sức tăng thượng nên khi các pháp sinh ra không sanh chướng ngai
4. Tứ thiền: (Tứ thiền nầy người ngoại đạo cũng tu được, nhưng vẫn chưa thoát khỏi lục phàm).
+Sơ thiền ( giác, quán, hỷ, lạc, nhất tâm)
+Nhị thiền( nọi tịnh, hỷ, lạc, nhất tâm)
+Tam thiền (xả, niệm, huệ, lạc, nhất tâm)
+Tứ thiền: (bất khổ bất lạc ,xả,niệm, nhất tâm)
5. Tứ vô ngại trí:
+Pháp vô ngại: Đối với giáo phap thông suốt tường tân vê danh, cú, văn
+Nghĩa vô ngại: giảng giải giáo phấp tường tận không bao giờ bị bế tắc
+Từ vô ngại: ngôn từ được tự tại, Bồ tát không bị bế tắc về ngôn ngữ, từ vựng
+Lạc thuyết vô ngại : là do 3 trí vô ngại trên, Bồ tát vì chúng sanh vui vẻ thuyết pháp tự tại không bao giờ bị bế tắc,
6. Tứ trí : Bốn loại trí tuệ vô lậu
Duy thức tông chuyển bát thức thành tứ trí do hành giả hành trì giới-định-tuệ
+ Thành sở tác trí : do tiền ngũ thức (nhãn,nhĩ,tỉ,thiệt,thân) chuyển thành
+ Diệu quan sát trí: do thức thứ 6 (ý thức) chuyển thành
+ Bình đẳng tánh tri : do thức thứ 7(mạt na thức) chuyển thành
+Đại viên cảnh trí : do thức thú 8(a lại da thức) chuyển thành
7./ Tứ y (pháp tứ y)
+Y pháp bất y nhân :theo giáo pháp chứ không theo người nói
+Ynghĩa bât y ngữ : theo ý nghĩa chư không theo từ ngữ
+Ytrí bất y thưc : theo trí tuệ chứ không theo sự hiểu biết
+ Y liễu nghĩa kinh : bất y phương tiện kinh: theo y nghĩa chân thật của kinh, không theo sụ biến cải của người khác
8. Tứ an lạc hạnh (kinh Pháp hoa)
+ Thân an lạc hạnh
+ Khẩu an lạc hạnh
+ Y an lạc hạnh
+ Thệ nguyện an lạc hạnh
9. Tứ bất khả tư nghì : 4 điiều chẳng ai xét cho thấu,hiểu cho cùng
+ Thế giới bất khả tư nghì
+ Chúng sanh bất khả tư nghì
+Thiên long bất khả tu nghì
+Phật độ cảnh giới bất khả tư nghì
10. Tứ cú thành đạo
+Chư lậu dĩ tận: mọi sự phiền não đã hết
+Phạm hanh dĩ lập: đức hạnh thanh tịnh đã lập
+Sở tác dĩ biện: việc làm của mình đã xong
+Bất thọ hậu hữu: chẳng còn chịu thân sau nữa Đức Phật đã tụng vao lúc Ngài thành đạo dưới cội Bồ Đề
11. Tứ chưởng vãng sanh (Theo Tịnh độ tông)
+Chánh niệm vãng sanh : người nào khi sắp lâm chung,tâm thần không điên đảo, niệm danh hiệu Phật A DI ĐÀ thì quyết được vãng sanh
+Cuồng loạn vãng sanh: những người suốt đời gây ác nghiệp khi săp lâm chung hoãn loạn…nhờ thiện trí thức tiếp dẫn niệm Phật,người ấy phát lòng niêm theo, trong vòng từ 1 đên 10 niệm ,nhờ công đức đó được đới-nghiêp vãng sanh
+ Vô ký vãng sanh: những người nầy bình sanh đã quy y Tam bảo, tín tâm sẵn có, huân tập một phần công đức niệm Phật nhung khi mệnh chung tâm thần quá yếu đuối chỉ ở trong trạng thái vô ký,dù vậy nhờ nghiệp nhơn niệm phật quá khứ mà vẫn được vãng sanh
+Ý niệm vãng sanh: người sắp mệnh chung chỉ ý niệm niệm Phật ADI ĐÀ cũng quyết được vãng sanh
12. Tứ đế (tứ thánh đê,tứ chân đê,tứ diệu đế)
+Khổ đế : thực trạng đau khổ của chúng sinh
+Tập đế : nguồn gôc hay nguyên nhân dẫn đến khổ đau
+Diệt đế : sự kết thúc hay chấm dứt khổ đau
+Đao đế : là con đường hay phương pháp thực hành dẫn đến chấm dứt khổ
13. Tứ tướng (4 tướng)
+Ngã tướng : là người ỷ mình có tiền của,học vấn,khinh chê người khác
+Nhân tướng: là người tuy thực hành ngũ thường, mà còn có ý tưởng cao ngạo tự phụ
+Chúng sinh tướng: là người việc tốt nhận về mình, việc xâu đẫy cho ngừoi
+Thọ giả tướng: là người đôi cảnh thì phân biệt, lấy cái nầy bỏ cái kia
Theo kinh Kim Cang bát nhã ba la mật:Có 4 tướng tức là chúng sanh, không có 4 tướng là Phật
14. Tứ quả : 4 quả thánh của hàng Thanh văn thừa
+Tu –đà- hoàn quả: Qủa nầy đã bỏ địa vị phàm phu dự vào dòng thánh cũng gọi là nghịch lưu, bắt đầu đi ngược lai dòng sinh tử, quả nầy đoạn hết kiến hoặc trong tam giới nhưng còn phải chịu 7 lần sanh tủ trong cõi dục.
+Tu-đà-hàm quả: : hán dịch Nhất lai, còn phải một lần sanh tử trong cõi dục
+A –na-hàm quả: hán dịch bất lai,bất hoàn, không còn phải thọ sanh trong cõi dục nữa mà chỉ sanh vào cõi săc và vô sắc
+A-la-hán quả :hán dịch vô sanh ,sát tặc,ứng cúng quả vị cao tột của thanh văn thừa,vĩnh viễn an trụ nơi niết bàn, không lai sanh trong tam giới nữa
15. Tứ Thánh : 4 cõi nầy không còn sinh,tử,luân hồi
+Thanh văn : hành giả hành trì Tứ dế rốt ráo
+Duyên giác: hành giả hành trì thập nhị nhân duyên miên mật
+ Bồ Tat : hành giả hành trì lục độ ba la mật
+ Phật : chấm dứt mọi lậu hoặc giác ngộ hoàn toàn được tôn vinh 10 danh xưng.
16. Tứ ế: Bốn món che lấp thế giới hiện tượng như: mây,gió bụi,khói, nhật thực-nguyệt thực
Bốn món nầy ví như 4 phiền não do chúng sinh gây ra:tham,sân,si,mạn làm tâm trí u mê.
17. Tứ không xứ (tứ vô sắc)
+ Không vô biên xứ : gọi tắc là không xứ hoạc hư không xứ, ở đây do tu hư không vô biên định mà được chánh báo
+Thức vô biên xứ: do tu tâm thức vô biên định mà được chánh báo
+Vô sở hữu xứ: do tu vô sở hữu định mà được chánh báo
+ Phi –tưởng, phi phi – tưởng xứ: còn gọi là phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ >Chánh báo của chúng sanh nơi tứ không xứ, đôi với ngũ uẩn thân họ chỉ còn 4 uẩn: thọ , tưởng, hành. Thức không có săc uẩn nên không có săc thân, ở đây lại không có cõi nước, cung điện (y báo ) nên gọi là vô sắc giới hay là tứ không xứ
18. Tứ đai: Địa,thủy, hỏa, phong.Thân chúng sanh là thân tứ đai : đất, nước, lửa,gió
19. Tứ cú phân biệt
+Hữu nhi bất không : có mà chẳng không
+Không nhi bất hữu : không mà chẳng có
+Diệc hữu diệc không: củng co cũng không
+Bất hữu bất không : chẳng có chẳng không
20. Tứ Đức niết bàn:: Thường, lạc, ngã, tịnh
+ Thường : thể của niết bàn,hằng bất biến, vô sinh diệt
+ Lạc: thể của niết bàn tịch diệt,an toàn tuyệt đối
+ Ngã: : vô ngã vị tha- đại ngã. Đai tự tại,đai ngã nên gọi là niết bàn
+ Tịnh: thể của niết ban, giải thoát mọi cấu nhiểm
Ta gọi chung là chơn thường, chơn lạc, chơn ngã, chơn tịnh
Trong kinh niết bàn (q 2) Phật giải thích 4 đúc ấy là:
Thường nghĩa là pháp thân
Lạc nghĩa là niết bàn
Ngã nghĩa là Phật
Tịnh nghĩa là pháp
21. Tứ thực
+Đoạn thực: dùng miệng , lưỡi ăn từng miếng…
+Xúc thực: do sự cảm xúc thích thú, xem kịch suốt ngày không đói, lấy xúc tâm sở làm thể
+Tư thực: còn gọi là niệm thực lấy ý thức liên hệ đôi tượng ,giúp các căn được duy trì sinh hoạt.
+Thức thực: thức thứ sáu (ý thức : Pg nguyên thủy) thức thứ 8(a-lại da thức: PG đai thừa) duy trì thân mệnh loài hữu tình nên gọi là thức thực
C./
- ĐI THĂM ĐẤT PHẬT :
Bản thân xin mời chư vị và anh chị nhà Lam đi tham quan một chuyên cho lòng thanh thản
Xin chư vị hoan hỷ sử dung Tứ vô lượng tâm (từ, bi ,hỷ,xả) đến ấn Độ -Nê pal ngày nay để thăm Tứ động tâm (vườn Lâm Tỳ Ni , vườn Lộc Uyển, Bồ đề đạo tràng, Rừng Câu Thi Na) nơi Phật đản sanh, nơi Phật thuyết pháp lần đâu tiên , Nơi Phật Thành đạo, nơi Phật nhập diêt. Hành hương các thánh tích cho chúng ta có niềm tin bất động về đạo Phật đồng thời chúng ta thất vọng của cách ứng xử của xã hội ẤN độ ngày nay vì sự phân biệt giai cấp…xin mời chư vị hoan hỷ đi tiếp qua Trung Quốc về thương mại ,du lịch họ quan tâm đến Phật giáo, cạc vị đùng quyên thăm Tứ đai danh sơn:( Ngũ Đài Sơn nơi trú xứ của Bồ tát Văn Thù) Nga My Sơn (Nơi trú xứ của Bồ tát Phổ Hiền), Cửu Hoa Sơn (Nơi trú xứ của Bồ tát Địa Tạng), Phổ Đà Sơn (Nơi trú xứ của Bồ Tát Quán Thế Âm). Chắc các bạn trẻ cũng muốn biết Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc thời cổ đại là ai? Xin thưa: 4 vị ấy là: Tây Thi thời Chiến Quốc, Vương Chiêu Quân thời Tây Hán, Điêu Thuyền thời Tam Quốc, Dương Quý Phi thời Đường Huyền Tông….. Bây giờ ta trở lại quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, những gì thân thương êm đềm hiện khởi, ta liên tưởng đến Tứ ân (ân cha mẹ, ân thầy bạn, ân quốc gia xã hội, ân Tam Bảo). Thật thiếu sót nếu không nhắc nhở với anh em nhà Lam việc ứng xử với nhau hàng ngày, việc lãnh đạo từ cơ sở đến cấp cao hơn thường xuyên sử dụng TỨ NHIẾP PHÁP (Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự) trên tinh thần vô ngã vị tha, cho đi là còn mãi… và hạ thủ công phu dứt trừ căn bệnh “Khen mình, chê người”.
Xin cùng khởi niệm: TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN:
Chúng sanh không số lượng: Thệ nguyện đều đọ khắp.
Phiền não không cùng tận: Thệ nguyện đều dứt sạch.
Pháp môn không kể xiết: Thệ nguyện đều tu học.
Phật đạo không gì hơn: Thệ nguyện được viên thành.
Xin hồi hướng công đức đến tất cả.
Tài liệu tham khảo:
- Pháp số của HT Thích Từ Thông.
- Từ điển Phật học.
- Sách Phật học.
Những ngày hè nón bức (39oC) tại quê hương Núi Ấn Sông Trà.
Tâm Giới Phan Ngọc Thảo
Thao.phanngoc@gmail.com