Xin góp thêm ý kiến về bài kệ “CÁO TẬT THỊ CHÚNG” Của Mãn Giác Thiền Sư (1052-1096) Tâm Giới Phan Ngọc Thảo

Với góc nhìn của một phật tử thuần thành,  chúng tôi xin góp thêm phần kiến giải  về lời dạy của NGÀI đối với học trò của mình,

  1. NỘI DUNG

+ Nguyên văn bài kệ:  Cáo Tật Thị Chúng
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Việt dịch
“  Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai
Trước khi đề cập đến ý nghĩa bài kệ dạy chúng của Ngài Mãn Giác, Xin phép chư vị cho chúng tôi nhắc lại 2 bài kệ của Thiền Sự Vạn Hạnh và  Ngài Trần Nhân Tông
 + Bài kệ thị tịch của Thiền sư Vạn Hạnh (938-1025)
                                        “Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”
(Thân như ánh chớp có rồi không
Cây cỏ xuân tươi thu đượm hồng
Tùy vận thịnh suy không sợ hãi
Thịnh suy như cỏ dính sương mai)
Cốt lõi của bài kệ:Đệ tử và đồ chúng cần phải hiểu thấu  luật vô thường của vạn pháp”
+Bài phú của Thiền sư Trần Nhân Tông (1258-1308)
“ Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hồ thốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”
(Ở đời vui đạo thả tùy duyên
Đói đến thì ăn, nhọc ngủ liền
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền )
Cốt lõi của bài phú:Người học Phật sử dụng cái vô giá của chính mình là Phật tánh để hành trì chánh pháp”
Kính bạch chư Tôn đức, thưa độc giả cùng quý anh chị Nhà Lam.
Còn bài kệ thị tịch của Thiền sư Mãn Giác gởi gắm điều gì với đệ tử và đồ chúng?
Thiền sư Mãn Giác học thông Nho, Lão, Phật nhưng nghiên cứu sâu giáo lý Phật Đà, Chính vì tài đức vẹn toàn của Ngài  mà Hoàng Thái hậu Linh Nhâm – Ỷ Lan   đã xây chùa nơi hoàng cung thỉnh Ngài về trụ trì giảng pháp và được vua Lý Nhân Tông phong hiệu: Giáo Nguyên Thiền Viện – Hoài Tín Đại. Ngài an nhiên ngồi kiết già thị tich sau khi xuất kệ ở tuổi đời 45  trước sự đau buồn của đệ tử và quần chúng… .                                                         
Bài kệ chỉ dặn dò đệ tử trân trọng quá khứ, an vui với hiện tại và chuẩn bị hành trang vượt qua sinh tử, luân hồi về cõi Phật hay đó chỉ là phần nổi của tòa kim cương trong biển pháp mà ngài để lại cho đại chúng.
Thật vậy, bài kệ của Thiền sư Mãn Giác là công án thiền nên mỗi từ mỗi chữ số có nội hàm sâu sắc. Ngài muốn mượn hình ảnh hoa, mùa xuân, tuổi già, số 100, số 1 để gieo vào tâm thức người học Phật
Phải chăng:      
                           Xuân:  Chỉ người mới học Phật
Già: Chỉ người đã có quá trình hành trì chánh pháp
               100: (bách hoa) Chỉ bách pháp minh môn luận-duy thức học
                            1:(nhất)    Nhất thừa – Phật
                            Hoa:      Chỉ các pháp
Ngài dặn dò đồ chúng khi mới bắt đầu học Phật thì nên tu học có hệ thống từ thô đến tế trong đó có duy thức học bao gồm 100 pháp
(100 pháp =8 tâm vương + 51 tâm sở +11 sắc pháp + 24 bất tương ưng pháp + 6 vô vi pháp)
Theo tinh thần đó ngài đã gởi 100 pháp vào 2 câu đầu
“Xuân đi trăm hoa rụng       ( Xuân khứ bách hoa lạc   )
Xuân đến trăm hoa cười”    ( Xuân đáo bách hoa khai)
Vì đời người ngắn ngủi, đừng mãi theo lợi danh mà quên đi vị mặn giải thoát do sự nỗ lực của tự thân mới thành tựu được. Ngài tâm sự:
“Trưóc mắt việc đi mãi (Sự trục nhãn tiền quá)
Trên đầu già đến rồi” (Lão tùng đầu thượng lai)
Thật tuyệt vời, Ngài đã chỉ cho hậu lai lộ trình giải thoát: Nhất thừa
“ Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết   (Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận)
Đêm qua sân trước một cành mai” (Đình tiền tạc dạ nhất chi mai)
Rõ ràng không còn 100 hoa nhưng sân trước có MỘT cành mai. Từ 100 còn 1 (100 pháp còn một pháp)
Cốt lõi bài kệ được công bố:Pháp Phật vô biên nhưng tựu trung là MỘT – Nhất thừa  hay Phật thừa. Tiêu biểu của nhất thừa là Pháp diệu
Kinh “Diệu Pháp Liên Hoa” Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến (Trong 5 thời thuyết pháp của Đức Thế Tôn, 8 năm sau cùng Ngài giảng kinh Pháp Hoa và Niết Bàn)

  1. THAY LỜI KẾT:

Kính bạch chư Tôn đức, thưa quý độc giả!                                      
Trước năm 2005 bản thân nghiên cứu các bài kệ, cố gắng lục tìm nhưng không hiểu được cốt lõi  của bài kệ “Cáo Tật Thị Chúng” nhưng khi đọc bài giảng của Hòa thượng Thích Thông Bửu, bản thân mới hiểu được ý nghĩa  tâm của bài kệ  .                                                
Giáo lý Phật Đà như biển cả mênh mông, tìm hiểu rốt ráo lời dạy của chư Tổ không hề dễ dàng, kính mong chư Tôn Đức, chư vị học giả hoan hỷ đưa ra kiến giải của mình để đại chúng được ân triêm công đức của chư vị  .
Trung tuần tháng 2 năm Canh Tý  2020
Thao.phanngoc@gmail.com       ĐT:  0919462898
        
 
     Tài liệu tham khảo
        “Như đã dẫn”
 

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.