Chương trình tu học Huynh trưởng: Bậc Lực (4 năm)
1. Vạn Hạnh Thiền sư
2. Tinh thần giáo dục của Phật giáo (tinh thần tự chủ, tự độ, tự tin, vô chấp trước, vị tha, dân chủ, phê phán, sáng tạo v.v…)
3. Giáo lý Phật giáo và các vấn đề xã hội
– Vấn đề kinh tế
– Vấn đề đạo đức xã hội
– Vấn đề cá nhân – gia đình – xã hội môi sinh – văn hóa – truyền thống
4. Giáo lý duyên khởi
5. Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ)
6. Tổng quan về tâm lý học Phật giáo (Đại cương về Duy thức, cư xá và Thắng pháp tập yếu luận)
7. Nhân minh học Phật giáo
8. Kinh Bát Nhã Tâm kinh
9. Kinh Kim Cang (đang ảnh hưởng mạnh ở các nước Đại thừa Phật giáo)
10. Kinh Di giáo
11. Kinh Pháp Hoa (đang ảnh hưởng mạnh ở các nước Phật giáo Đông Nam Á)
12. Kinh Lăng Nghiêm (đại cương)
B. Hiểu biết về tổ chức Gia đình Phật tử và Giáo hội Phật giáo Việt Nam
1. Gia đình Phật tử Việt Nam (tiến trình hình thành, phát triển, thành tựu và tương lai phát triển)
2. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (tổ chức, vai trò, sứ mạng, thành tựu và tương lai phát triển)
3. Lịch sử truyền bá Phật giáo trên thế giới
4. Phật giáo trong sứ mạng hòa bình
5. Phật giáo với triết học
6. Nắm vững kiến thức và nội dung chương trình tu học của đoàn sinh các ngành.
C. Kiến thức tổng quát và khả năng chuyên môn
1. Lãnh đạo và quản lý GĐPT theo tinh thần Tứ Nhiếp pháp
2. Đạo Phật với khoa học
3. Dân số – Môi trường sinh thái
4. Công nghệ thông tin
5. Viết tiểu luận
6. Ký âm pháp
D. Tu tập tự thân
Ngoài 14 điều đã tu tập ở bậc Định, hãy tinh tấn thêm 6 điều nữa để xứng đáng là người huynh trưởng cấp lãnh đạo GĐPT Việt Nam.
1. Ăn chay ít nhất 10 ngày/tháng và các ngày vía Phật – Bồ Tát
2. Thọ giới Thập thiện
3. Thực hiện chánh tín trong các việc hiếu hỷ
4. Phật hóa gia đình bà con thân thích
5. Thuộc và hiểu nghĩa bài tựa Thủ Lăng Nghiêm
6. Áp dụng tinh thần Văn Tư Tu trong xử thế.