TẬP ĐIỀU KHIỂN MỘT BUỔI LỄ PHẬT (Bậc Chánh Thiện)
Thứ hai – 28/09/2020 16:41
1. Ai giữ vai trò chủ lễ ?
+ Trong ngày lễ trọng: người chủ lễ là người có vai trò quan trọng (Gia trưởng, Liên Đoàn trưởng, Liên Đoàn phó, Thư ký,…) hoặc 1 Huynh trưởng rành việc nghi lễ để hạn chế thiếu sót không đáng có. Người chủ lễ sắp xếp các vai trò tiếp theo.
+ Trong các buổi sinh hoạt hàng tuần thì các Đoàn Trực lo việc lễ Phật, chủ lễ là Đoàn trưởng, Đoàn phó.
+ Nhiệm vụ của chủ lễ:
– Chủ lễ buổi lễ Phật.
– Phân công Huynh trưởng sắp xếp vị trí đứng dự lễ.
– Phân công người phụ trách chuông, mõ (chuông trống Bát nhã khi được yêu cầu).
- Phân công Huynh trưởng đọc: 3 Điều luật Ngành Oanh, 5 Điều luật Ngành Thanh, Thiếu, Huynh trưởng.
- Phân công Huynh trưởng hướng dẫn thực tập chánh niệm.
2. Trong buổi lễ:
– Chủ lễ bám sát nghi thức tụng niệm của GĐPT hoặc nghi thức tịnh độ thông thường.
– Cần đọc rõ câu chữ kể cả các câu thần chú, thực hiện đúng thứ tự của nghi thức, không tự tiện thêm bớt nội dung đã có tại các bậc Hướng Thiện, Sơ Thiện, Trung Thiện, Chánh Thiện.
– Người phụ trách chuông, mõ (Duy na, Duyệt chúng) cần lưu ý:
+ Gặp khi tụng không đều thì phải dằn tiếng mõ cho rõ ràng và lúc ấy người đánh chuông cần phải trở cán đánh 2 tiếng để báo hiệu cho biết.
+ Gặp người đánh mõ vụng không đều thì người đánh chuông phải trở cán nhịp sửa theo cho đúng.
+ Tiếng chuông báo hiệu lạy và tiếng nhập chuông báo hiệu đứng dạy cho đều.
3. Chú ý:
Người hướng dẫn thực tập chánh niệm phải hiểu:
– Cách ngồi thiền (thiền tọa) hay thiền hành, kinh hành.
– Hiểu và thực hành cách quán (Tứ niệm xứ, Ngũ đình tâm quán).
– Phải hiểu rõ đối tượng mà ấn định thời gian thích hợp để tránh tình trạng xuê xoa, vô bổ hoặc tạo sự hôn trầm nguy hiểm.
– Phải bắt đầu từ dễ (quán hơi thở) thời gian 5 phút, đến khó: quán theo chủ đề (quán các việc tốt, chưa tốt tuần vừa qua…) thời gian 10 phút v.v.v…
Nguồn tin: Tài liệu tu học bậc Chánh Thiện