HUYNH TRƯỞNG VÀ ĐOÀN SINH HY SINH VÌ ĐẠO PHÁP (Bậc Chánh Thiện)
HUYNH TRƯỞNG VÀ ĐOÀN SINH HY SINH VÌ ĐẠO PHÁP
I. NHỮNG THÁNH TỬ ĐẠO CỦA PHẬT GIÁO
1. Chư vị Tăng, Ni vị pháp thiêu thân:
– Chư thánh tử đạo tự thiêu năm 1963 phản đối chế độ độc tài Ngô Đình Diệm:
+ Hòa thượng THÍCH QUẢNG ĐỨC tự thiêu ngày 11/6/1963 (20.4.Quý Mão) tại ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt, Sài Gòn (nay là ngã tư đường Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng 8, TP Hồ Chí Minh).
+ Đại đức THÍCH NGUYÊN HƯƠNG tự thiêu ngày 04/8/1963 (15.6.Quý Mão) tại Bình Thuận (trước tòa Tỉnh trưởng Bình Thuận bấy giờ).
+ Đại đức THÍCH THANH TUỆ tự thiêu ngày 13/8/1963 (24.6.Quý Mão) tại Huế (trước Tam quan chùa Phước Duyên, Hương Trà, Thừa Thiên – Huế).
+ Ni cô THÍCH NỮ DIỆU QUANG tự thiêu ngày 15/8/1963 (26.6.Quý Mão) tại Khánh Hòa (trước Chi Hội Phật học Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa bấy giờ).
+ Thượng tọa THÍCH TIÊU DIÊU tự thiêu ngày 16/8/1963 (27.6.Quý Mão) tại chùa Từ Đàm – Huế.
+ Đại đức THÍCH QUẢNG HƯƠNG tự thiêu ngày 05/10/1963 (18.8.Quý Mão) trước Công trường Diên Hồng, chợ Bến Thành, Sài Gòn.
+ Đại Đức THÍCH THIỆN MỸ tự thiêu ngày 27/10/1963 (11.9.Quý Mão) tại Công trường Hòa Bình, trước nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn.
– Chư thánh tử đạo tự thiêu trong pháp nạn của Phật giáo Việt Nam sau năm 1963:
+ Đại Đức THÍCH HUỆ HỒNG tự thiêu năm 1966 tại Tổng Vụ Thanh Niên, số 294 đường Công Lý, Sài Gòn (nay là Thiền viện Quảng Đức, 294 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3,Thành Phố Hồ Chí Minh).
+ Ni Sư THÍCH NỮ THANH QUANG tự thiêu ngày 26/5/1966 (09.4.Bính Ngọ) tại chùa Diệu Đế, Huế.
+ Đại Đức THÍCH THIỆN HUỆ tự thiêu ngày 01/6/1966
(13.4.Bính Ngọ) tại Gò Giếng nước nóng xã Vạn Phước, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
+ Ni Cô THÍCH NỮ DIỆU TRI tự thiêu ngày 04/6/1966 (16.4.Bính Ngọ) trước đài Quán Thế Âm tại Ni viện Diệu Quang, tỉnh Khánh Hòa.
– Chư thánh tử đạo tự thiêu năm 1967 phản đối Sắc luật 23/67 của Tướng Nguyễn Văn Thiệu:
+ Ni Cô THÍCH NỮ TRÍ TÚC tự thiêu ngày 03/10/1967
(30.8.Đinh Mùi) trước chùa Bảo An, Cần Thơ.
+ Ni Cô THÍCH NỮ TRÍ CHƠN tự thiêu ngày 08/10/1967
(05.9.Đinh Mùi) trước chùa Quan Âm, Sa Đéc.
+ Ni Cô THÍCH NỮ HUỆ LẠC tự thiêu ngày 22/10/1967
(19.9.Đinh Mùi) trước chùa Viên Giác, Gia Định.
+ Đại đức THÍCH HẠNH ĐỨC tự thiêu ngày 31/10/1967 (28.9.Đinh Mùi) trước chùa Tỉnh Hội Phật Giáo Quảng Ngãi (nay là chùa Pháp Hóa, 334 Trần Hưng Đạo, Thành Phố Quảng Ngãi).
+ Ni Cô THÍCH NỮ THÔNG HUỆ tự thiêu ngày 01/11/1967 (29.9.Đinh Mùi) tại chùa Tỉnh Giáo Hội Khánh Hòa.
– Chư thánh tử đạo tự thiêu cầu hòa bình Việt Nam
+ Ni Cô Khất Sĩ THÍCH NỮ LIÊN TẬP tự thiêu ngày 04/6/1970 (1.5.Canh Tuất) tại Phan Rang, Ninh Thuận.
+ Thượng Tọa THÍCH THIỆN LAI tự thiêu ngày 11/6/1970 (8.5.Canh Tuất) dưới gốc cây Bồ đề trước cửa chùa Phổ Quang, Quận Phú Nhuận, TP HCM.
2. Những thánh tử đạo là Huynh trưởng, Đoàn sinh GĐPT
– Tám Thánh tử đạo là Oanh vũ hy sinh tại Đài Phát thanh Huế ngày 08 -5-1963 do chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp:
Tâm Đồng ĐẶNG VĂN CÔNG,
Tâm Thành DƯƠNG VĂN ĐẠT.
Tâm Tôn HUYỀN TÔN NỮ TUYẾT HÒA,
Tâm Hiền LÊ THỊ KIM ANH,
Tâm Chánh NGUYỄN THỊ NGỌC LAN,
Tâm Thọ NGUYỄN THỊ PHÚC,
Tâm Thanh NGUYỄN THỊ YẾN,
Tâm Thuận TRẦN THỊ PHƯỚC TRỊ.
– Các thánh tử đạo là Đoàn sinh, Huynh trưởng GĐPT, sinh viên Phật tử:
+ Diệu Nghiêm QUÁCH THỊ TRANG (Đoàn sinh GĐPT Minh Tâm) bị thảm sát ngày 25/8/1963 (7.7.Quý Mão) tại Công trường Diên Hồng trước Chợ Bến Thành, Sài Gòn.
+ Huynh trưởng Nguyên Thường ĐÀO THỊ YẾN PHI (GĐPT Chánh Quang) tự thiêu ngày 26/1/1965 (24.12.Giáp Thìn) trước Tòa Hành chánh tỉnh Khánh Hòa.
+ Diệu Huỳnh Phan Thị Mai – NHẤT CHI MAI tự thiêu cầu nguyện hòa bình ngày 16/5/1967 (8.4.Đinh Mùi- Phật Đản PL 2511) tại chùa Từ Nghiêm đường Bà Hạt, Chợ Lớn (phường 4, quận 10, TP. Hồ Chí Minh).
+ Không Gian NGUYỄN THỊ VÂN (Đoàn sinh GĐPT Thành Nội – Huế) tự thiêu ngày 30/5/1966 (12.4.Bính Ngọ) trước Niệm Phật Đường Thành Nội.
+ Phật tử Tâm Bạch ĐÀO THỊ TUYẾT tự thiêu ngày 17/6/1966 (30.4.Bính Ngọ) tại chùa Việt Nam Quốc Tự, Sài Gòn.
+ Phật tử NGUYỄN THỊ HUÊ tự thiêu ngày 30/8/1966 (15.7.Bính Ngọ) tại chùa Việt Nam Quốc Tự, Sài Gòn.
+ Tại Huế: Gia trưởng Hồng Lý HOÀNG THUYẾT, Huynh trưởng Tâm Khiết PHAN DUY TRINH, Huynh trưởng Nguyên Liễu PHAN GIA LY, Huynh trưởng Tâm Dũng NGUYỄN ĐẠI THỨC (bị sát hại ngày 17/5/1966 – 27.3 nhuận. Bính Ngọ)
+ Huynh trưởng Tâm Bút BÙI VĂN KIỂM quê Quảng Ngãi mất tích tại Đà Nẵng (chống chế độ Thiệu, Kỳ năm 1966).
+ Đoàn sinh Thiếu nam Diệu Chánh NGUYỄN BÁ LẬP quê Quảng Ngãi hy sinh tại Đà Nẵng (chống chế độ Thiệu, Kỳ năm 1966).
II. HUYNH TRƯỞNG ĐÀO THỊ YẾN PHI
(Pháp danh NGUYÊN THƯỜNG)
1.Thân thế, hoàn cảnh gia đình.
Chị Yến Phi sinh ngày 06 tháng 01 năm 1948 tại Hà Đông, mẹ chị là cụ bà Lê Thị Vượng. Thân phụ Đào Trọng Bình và gia đình mất liên lạc khi chị lên 10. Chị cùng mẹ sinh sống ở Nha Trang. Chị học Tiểu học tại Tân Phước và Trung học Bồ Đề tại Nha Trang.
Tính điềm đạm, kín đáo, ít nói nhưng rất quyết đoán, chị có năng khiếu viết văn. Năm 1958, Yến Phi là Oanh vũ nữ GĐPT chùa Linh Thứu (Nha Trang), năm 1961 là Đoàn sinh Thiếu nữ, sau đó do có năng lực và phẩm chất tốt nên được đề cử làm Huynh trưởng tập sự GĐPT Chánh Quang.
2. Ngọn lửa YẾN PHI
+ Đầu năm 1965, phong trào đòi dân chủ chống chính quyền Trần Văn Hương, chống Mỹ của sinh viên và tín đồ Phật Giáo khắp Miền Nam. Tại Nha Trang các trường trung học rầm rộ bãi khóa, xuống đường, toàn thành phố hưởng ứng bãi công, bãi thị. Nhiều Phật tử, nhiều học sinh, sinh viên bị bắt. Các Tăng, Ni, Phật tử tuyệt thực, đấu tranh bất bạo động.
+ Nung nấu lòng hy sinh vì Đạo pháp và Dân tộc, ngày 26 tháng 01 năm 1965 chị Yến Phi âm thầm chuẩn bị xăng, diêm, rồi cùng một bạn gái cũng là Huynh trưởng đến chỗ Tăng, Ni và toàn thể Phật giáo đồ đang tuyệt thực tại Công trường Cộng Hòa trước Tòa Hành chánh tỉnh Khánh Hòa. Một mình chị đi xuống bãi biển, tự tưới xăng lên thân mình rồi lặng lẽ trở lại nơi tuyệt thực, ngồi xếp bằng ngay ngắn, bình tĩnh châm lửa đốt. Ngọn lửa của Yến Phi bùng lên lúc 14h30 ngày 26-01-1965 (24 tháng chạp – Giáp Thìn) khi ấy chị vừa tròn 17 tuổi. Lúc ngọn lửa bốc cao, hàng ngàn con tim bàng hoàng, xúc động và không ai bảo ai đều ùa đến… Nhưng khi lên chùa thì chị đã trọn vẹn xã thân vì Đạo pháp và Đất nước. Cả thành phố Nha Trang người người xúc động, mẹ chị đau đớn tột cùng.
Hàng vạn người đưa tiễn chị an nghĩ tại nghĩa trang Phật giáo Đồng Đế (khu nghĩa trang nầy nay đã giải tỏa, chưa rõ mộ của chị hiện nay).
+ Trước khi tự thiêu, chị đã âm thầm viết thư để lại cho mẹ, cho chư Tăng, Ni và cho ông Trần Văn Hương (Thủ Tướng).
– Thư gởi mẹ, chị viết: “Mẹ kính yêu của con, con xin âm thầm phát nguyện đem thân nầy để cúng dường chánh pháp và cực lực phản đối chánh sách tàn bạo của Thủ tướng Trần Văn Hương… Và tặng mẹ 4 câu thơ:
Đạo pháp con mong giúp rất nhiều.
Tạ từ con lạy mẹ thân yêu
Thương con xin mẹ đừng bi lụy
Mẹ cũng vì con mẹ kính yêu
– Thư gởi ông Trần văn Hương, chị viết: “Ông Hương, hơn một tuần nay, Tăng Ni tuyệt thực vì ông không trả lời những yêu cầu của chúng tôi. Nước Việt Nam của người Việt Nam chứ đâu phải của người Mỹ hoặc tập đoàn của ông… ông hãy thức tĩnh lại.”
Không chịu nỗi áp lực của dư luận quần chúng, ngày hôm sau ông Trần văn Hương đã từ chức.
+ Ngọn lửa tự thiêu của chị Yến Phi đã góp phần tô thắm thêm trang lịch sử của Đạo pháp và Dân tộc anh hùng. Ngày nay ở thành phố Nha Trang, đối diện với trụ sở UBND tỉnh Khánh Hòa, trên đường Trần Phú có một công viên mang tên Yến Phi, tại đây có một tượng bán thân của Chị vẫn muôn đời hồn nhiên và tươi trẻ trong lòng Đạo pháp và Dân tộc.
Chị Yến Phi được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam vinh danh Thánh Tử Đạo của Phật Giáo Việt Nam.
3. Kết luận: Thánh tử đạo ĐÀO THỊ YẾN PHI đã nêu cao tấm gương sáng vì đạo hy sinh, vì nước quên mình: “đuốc vàng vẫn còn soi lối muôn đời rọi chiếu ngàn nơi” (trích nhạc phẩm Lửa Từ Bi).
CÂU HỎI ÔN TẬP
a. Hãy nêu tên các Thánh tử đạo tại Đài Phát thanh Huế, nêu lí do hy sinh của họ.
b. Kể sơ lươc về thân thế, hoàn cảnh gia đình của Thánh tử đạo Yến Phi.
c. Nêu cảm niệm của em về Thánh tử đạo Yến Phi.