TỨ NHIẾP PHÁP (Bậc Trung Thiện)

TỨ NHIẾP PHÁP

 
 Phật có vô lượng phương pháp cứu độ chúng sanh. Một trong số pháp môn đó có hiệu quả thiết thực lợi ích cho người và cảm hóa sâu xa con người chính là tứ nhiếp pháp.

I. Định nghĩa:
Tứ nhiếp pháp là 4 phương pháp lợi tha để nhiếp phục chúng sanh quay về với phật pháp, đó là: Bố thí nhiếp, Aí ngữ nhiếp, Lợi hành nhiếp, Đồng sự nhiếp.

II. Hành tướng của Tứ nhiếp pháp
1. Bố thí nhiếp:
Nếu có chúng sanh gặp cảnh cơ hàn, đói khổ hoạn nạn, ta đem lòng thương xót, bố thí tài vật, bố thí pháp Phật, bố thí pháp ngữ, bố thí máu của mình làm người kia vơi nỗi đau thì ta đã thực hiện hạnh bố thí nhiếp.
 Bố thí có 3 cách: tài thí, pháp thí, vô úy thí.

  1. Tài thí gồm nội tài và ngoại tài
    + Ngọai tài gồm tiền bạc của cải ngoài thân.
    + Nội tài gồm những gì bằng sức lực và những gì thuộc thân thể của mình.

      b. Pháp thí: Là đem giáo pháp của chư Phật mà truyền đạt, hướng dẫn người khác bỏ ác hành thiện.
      c. Vô úy thí: là đem cái không sợ mà thí cho chúng sanh để họ được bình tĩnh, không hoang mang, lo lắng, sợ hãi.
Hành trạng cao nhất của bố thí là bố thí BA LA MẬT (bố thí rất nhiều mà không thấy mình có bố thí).
2. Aí ngữ nhiếp:
Là tùy theo căn tánh của chúng sanh, ta khéo dùng lời nói an ủi, khuyên lơn khiến họ sinh lòng thương mến hướng về chánh pháp.
3. Lợi hành nhiếp:
Là làm lợi ích cho người bằng ý nghĩ, lời nói hay hành động khiến cho họ sinh lòng cảm mến mà theo ta học đạo.
4. Đồng sự nhiếp:
Là tùy theo căn cơ, hoài bảo, địa vị, nghề nghiệp của người mà cộng tác, làm lợi ích cho họ. Biết hòa mình vào cùng việc làm, hoàn cảnh cùng chia bùi xẻ ngọt với họ khiến họ cảm mến, sau đó dẫn dắt họ đến với Phật pháp (phải theo nguyên tắc nghiêm ngặt: gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn).

III. Lợi ích của tứ nhiếp pháp
Nếu hành trì đúng theo Tứ nhiếp pháp, ta sẽ thấy mhững kết quả sau:
1/ Về cá nhân ta sẽ là một con người gương mẫu, dễ thu hút nhân tâm, có uy tín, đi đến đâu cũng được đón tiếp nồng hậu, sẽ dễ dàng thành công trong mọi việc.
2/ Về gia đình: Do ảnh hưởng và uy tín của ta, mọi người trong gia đình sẽ thành thuần lương, gia đình được hạnh phúc.
3/ Về xã hội: Nếu áp dụng triệt để Tứ nhiếp pháp vào cuộc đời thực tế, thì xã hội được cải tiến một cách vô cùng lợi lạc.

IV. Kết luận
Như ta đã biết, Tứ nhiếp pháp là một pháp môn để cải tiến cá nhân và xã hội  một cách có hiệu quả nhất. Tứ nhiếp pháp lấy lợi sanh làm căn bản, lấy hạnh phúc chúng sanh làm mục đích.
    Là Phật tử chân chính, chúng ta cần phải nỗ lực hành trì Tứ nhiếp pháp trong, mọi  lúc mọi nơi và luôn nêu cao hai đức tính quan trọng: từ bi và trí tuệ để dũng tiến trên đường đạo.
                              
 CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Tứ nhiếp pháp là gì ? Liệt kê hành tướng của Tứ nhiếp pháp?
2. Có mấy cách bố thí ? Nêu chi tiết.
3. Một em bé mắc lỗi không dám về nhà, em khuyên bảo và em bé nghe theo, như vậy em đã thực hiện hạnh bố thí, giải thích ?
4. Cho một ví dụ về lợi hành nhiếp.
5. Việc hiến máu nhân đạo có phải là đã thực hiện hạnh bố thí hay không ?
6. Hãy phân biệt bố thí và cúng dường ?
 

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.