TÌM HIỂU MỘT NGÔI CHÙA TRỤ SỞ PHẬT GIÁO TỈNH, THÀNH HỘI (Bậc Trung Thiện)
TÌM HIỂU MỘT NGÔI CHÙA TRỤ SỞ PHẬT GIÁO TỈNH, THÀNH HỘI
I. Hiện tại
1. Tên ngôi chùa:….
– Xuất xứ: vì sao có tên gọi như thế (theo tên làng xã, sắc phong hay lý do khác)
– Vì sao thay đổi tên? Mấy lần thay đổi tên?
2. Địa điểm: Chùa tọa lạc tại….. – Diện tích
– Mô hình kiến trúc
3. Vị trụ trì hiện nay:…, giới đức nổi bật.
– Ban Hộ tự hoặc Ban Hộ trì Tam Bảo trông coi quản lý…
4. Các mối quan hệ đối nội, đối ngoại.
5. Chùa còn là nơi đặt trụ sở hành chánh của Giáo hội Tỉnh, Thành Phố hay là nơi thuần túy tu hành.
II. Quá khứ
1. Chùa lập từ năm nào?
– Do vị nào khai sơn xây dựng hoặc làng xã đứng ra xây dựng.
– Lúc ban sơ ngôi chùa như thế nào?
– Nguyên vị trí hay từ nơi khác di dời đến.
2. Vị khai sơn sáng lập hoặc do tập thể xây dựng:
– Pháp danh, Pháp tự, Pháp hiệu, thuộc dòng truyền thừa hoặc hệ phái?
3. Từ ngày khai sơn đến nay qua mấy đời trụ trì.
– Vị nào được liệt vào hàng Danh Tăng, Thạc Đức của Phật giáo Việt Nam, nêu công hạnh đặc biệt.
4. Nêu các lần trùng tu, sửa chữa, lần gần nhất.
5. Chùa được công nhận Di tích văn hóa năm nào?
– Tỉnh hay trung ương công nhận. Lý do công nhận.
– Ban biển ngạch gì? Thời vua nào?
6. Các vị Thánh tử đạo tại chùa (tìm hiểu rõ từng vị)
7. Các biến cố lịch sử của ngôi chùa (gắn với lịch sử Dân tộc, Phật giáo Việt Nam).
8. Hiện chùa còn lưu giữ tài liệu, di vật (mang tính lịch sử):
– Bia ký, minh văn, pháp khí, kinh điển,…
– Hoành phi, câu đối (ý nghĩa) được lưu truyền từ lúc khai sơn đến nay hoặc qua từng đời trụ trì.
9. Ngày hiệp kỵ, húy kỵ, ngày lễ hội mang tính phổ quát.
III. Tương lai
1. Dự kiến của chùa trong tương lai.
2. Mối quan hệ giữa GĐPT và Ban Hộ tự hoặc Sư Trụ Trì, biện pháp khắc phục (nếu có).
IV. Kết luận
Ngôi chùa là chỗ dựa tinh thần không những cho đồng bào Phật tử mà còn là nơi tôn nghiêm cho quần chúng nhân dân kính ngưỡng:
“Mái chùa che chở hồn Dân tộc
Nếp sống muôn đời của Tổ tông”. (Mãn Giác Thiền sư)
Đây là dấu ấn văn hóa Phật giáo trong nền văn hóa Dân tộc, là chiếc nôi tâm linh của Phật giáo Việt Nam. Người Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPT noi gương xưa để học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, phải tâm niệm rằng: không thể tách rời mối quan hệ giữa ngôi chùa với môi trường sinh hoạt của GĐPT và luôn luôn ghi nhớ rằng trọng Pháp kính Tăng là điều lành tối thượng.