Tìm hiểu Lịch sử Phật giáo Việt Nam qua các dòng Thiền

    B.SỰ XUẤT HIỆN CÁC DÒNG THIỀN TẠI VIỆT NAM.

        1.Thời kỳ PHẬT GIÁO QUYỀN NĂNG

     ( thế kỷ I, II trước công nguyên, thế kỷ thứ I đến VI sau CN)

       *Tình hình chính trị ,xã hội: Nước ta bị Bắc thuộc lần 1 và 2. Nước nhà được độc lập 3 năm (năm 40 đến 43 do cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng)

        *Về đời sống tâm linh: Đạo Phật gắn liền với tính ngưỡng dân gian, PHẬT là con người siêu nhiên có khả năng làm tất cả những điều ngoài óc tượng tượng bình thường của con người,biến hóa khôn cùng,có thể làm mọi điều theo ý muốn.

  Tăng sĩ tiêu biểu :

+Mâu Tử còn gọi là Mâu Bác (198-230 TL) thuộc dân tộc Việt (Trung Hoa) với tác phẩm “Lý hoặc Luận” gồm 37 câu hỏi và trả lời.

+Thiền sư Khương Tăng Hội (?-280TL)  cha ngài là người Ấn, mẹ là người Giao Chỉ, Ngài mang sở học ,sở tu tại nước ta sang truyền bá vào nước Ngô (thời TamQuốc). Thiền sư Khương Tăng Hội là thiền sư Việt Nam đầu tiên thành công rực rỡ trong việc khai hóa, truyền bá Phật giáo ra nước ngoài. Những vị tăng sĩ trong thời kỳ nầy không giải quyết được vấn nạn: PHẬT BẤT KIÊN HÌNH ( 6 lá thư trao đổi giữa phật tử Lý Miểu và hai vị tu sĩ Đạo Cao, Pháp Minh  nói lên vấn nạn trên)

    Do vậy ta có thể nói rằng từ thế kỷ thứ I đến thứ VI sau công nguyên  hình thái đạo Phật nước ta là Phật giáo quyền năng.

      2.Thời kỳ dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi và dòng thiền Vô Ngôn Thông   hình thành trên đất nươc ta.(thế kỷ thứ VI đến thứ X)  

      a.Thiền sư Vinitaruci (Tỳ Ni Đa Lưu Chi) người Thiên Trúc, theo lời dạy của tam tổ Tăng Xán ngài đến nước ta năm 580 tu tại chùa Pháp Vân, thiền phái của ngài truyền thừa 19 thế hệ, thế hệ thứ nhất là Ngài Pháp Hiền, thế hệ 12 là Thiền Sư Vạn Hạnh

          -Tư tưởng chủ đạo của dòng thiền Pháp Vân: TỨC TÂM TỨC PHẬT

Giải quyết  vấn nạn PHẬT BẤT KIẾN HÌNH của thời kỳ Phật giáo quyền năng .  Phât không ở bên ngoài mà hiện hữu ngay trong lòng mỗi người 

          -Đặc tính của dòng thiền nầy: siêu việt ngôn ngữ văn tự, siêu việt hữu vô, yếu tố mật giáo, sấm vĩ, phong thủy , ý thức độc lập quốc gia

      b.Thiền sư Vô Ngôn Thông quê Quảng Châu đến nước ta năm 820 tu tại chùa Kiến Sơ, dòng thiền Vô Ngôn T truyền thừa 16 thế hệ: thứ nhất Cảm Thành, thứ 16 cư sĩ ứng Thuận

          -tư tưởng chủ đạo: bổ sung hoàn chỉnh về mặt lý luận: khi con người giác ngộ thì không những tâm là Phật mà hoàn cảnh bên ngoài cũng là Phật, chứ không riêng gì Tây Thiên mới là đất Phật

   *Tình hình chính trị,xã hôi: Đất nước ta bị Bắc thuộc lần thứ 3 (603-939)

 Chính quyên thuộc địa (Tùy, Đường, Ngũ Qúy) không thể thực thi chính sách đồng hóa vì sự kháng cự mãnh liệt của quần chúng: Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế), Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương), Khúc Thừa Dụ.., Dương Diên Nghệ, Ngô Quyền…..

NHẬN ĐỊNH1:

      Suốt 1000 năm Bắc thuộc nhờ tinh thần bất khuất của dân tộc và  ảnh hưởng tư tưởng Lý Hoặc Luận của Mâu Tử, 2 dòng thiền Pháp Vân và Kiến Sơ nên nhân dân ta tổ chức nhiều cuộc khởi nghĩa chống nhà cầm quyền đương thời.

    Hai dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông kết hợp giữa Thiền và Mật nên ta có thể nói 2 dòng thiền nầy là THIỀN MẬT SONG TU.

    3. Dòng thiền “Thảo Đường” và dòng thiền “Trúc Lâm Yên Tử”

        a. Thiền sư Minh Giác, người Trung Hoa nguyên là tù binh của vua Lý Thánh Tông khi nhà vua chinh phạt Chiêm Thành năm 1069, thiền sư Minh giác là  sơ tổ của dòng thiền Thảo Đường  kế tiêp  là tổ Lý Thánh Tông…và cuối cùng là quan phụng ngự  Phạm Đẳng, dòng thiền Thảo Đường còn gọi là dòng thiền cư sĩ (các tổ đều là vua quan)

     -Về tư tưởng: Tính nhập thế của Đạo Phật qua dòng thiền Thảo Đường được  thể hiện rõ nét.

     -Tình hình chính trị xã hội: ổn định, đời sống phát triển cả vật chất lẫn tinh thần

       b.Vua Trần Nhân Tông là người sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, và theo phả hệ dòng thiền nầy xuất phát từ dòng thiền Vô Ngôn Thông.

     – Tổ thứ nhất: Trần Nhân Tông(1258-1308)

       Tổ thừ hai:Pháp Loa(1284-1330)

       Tổ thứ ba: Huyền Quang(1254-1334)

Về tư tưởng: phát triển đỉnh cao  quan niệm “tức Tâm tức Phật” hay có thể nói một cách khác dòng thiền Trúc Lâm là sự chắt lọc tinh hoa của 3 dòng thiền : Pháp Vân, Kiến Sơ, Thảo Đường, các tổ sư của dòng thiền Trúc Lâm là người VIỆT.

NHẬN ĐỊNH 2:

  Dòng thiền Thảo Đường (thời Lý), dòng thiền Trúc Lâm (thời Trần)

Tạo ra mối quan hệ hài hòa giữa đạo và đời đưa đến một sức mạnh tổng hợp, bền vững của toàn dân (phá Tống, bình Chiêm, 3 lần đánh tan quân xâm lược Nguyên-Mông)

4.Dòng thiền Tào Động, dòng thiền Lâm Tế.

   a. Nguồn gốc truyền thừa.

Nhận lãnh giáo chỉ của tổ Hoằng Nhẫn, ngài Huệ Năng  là vị tổ thứ 6 của Phật giáo Trung Quốc đi về phương Nam truyền giáo, 5 chi phái Lâm Tế, Vân Môn, Pháp Nhãn, Tào Động và Quy Ngưỡng có nguồn gốc từ tổ Huệ Năng.

  b. Dòng thiền Tào Động  là tên ghép của 2 ngài Tào Sơn Bản Tịch (840-901) và Động Sơn Lương Giới (807-869) đồng sáng lập được truyền vào nước ta thế kỷ XVII  có xu hướng xử dụng dịch lý ảnh hưởng trên cả hai miền nam bắc. Nhiều chùa ở Hà Nội như Trấn Quốc, Hàm Long…đến nay được xem là truyền thừa của dòng thiền nầy. Chúa Nguyễn Phúc Chu là đệ tử của Hòa Thượng Thạch Liêm.

       c. Dòng thiền Lâm Tế do Ngài Nghĩa Huyền(787-867) sáng lập

Dòng thiền Lâm Tế phát triển ở Đàng Trong vào thế kỷ XVII   từ Quảng Bình trở vào cho đến ngày nay.Các vị danh tăng: Nguyên Thiều, Viên Minh, Viên Khoan, Minh Hoằng Tử Dung, Giác Phong, Pháp Bảo,Pháp Hóa, Liểu Quán, Khánh Anh,Thiện Hoa……. kế thừa dòng thiền nầy.

NHẬN ĐỊNH 3

-Dòng thiền Tào Động và Lâm tế truyền vào nước ta vào thế kỷ XVII trong tỉnh hình đất nước ta bị chia cắt – Trịnh Nguyễn phân tranh, sông Gianh làm ranh giới  :Đàng Ngoài, Đàng trong …, sau đó là 100 năm đô hộ của thực dân Pháp…..

-2 dòng thiền nầy là chỗ dựa tinh thần của quần chúng trong một xã hội phân hóa trầm trọng.

   Tu thiền và tịnh độ được người tin Phật vận dụng đồng thời do vậy giai đoạn  nầy gọi là thời kỳ   THIÊN TỊNH SONG TU

KẾT LUẬN

Các dòng thiền Pháp Vân, Kiến Sơ, Thảo Đường ,Trúc Lâm, Tào Động, Lâm Tế là chỗ dựa về tâm linh cho dân tộc ta trên bước đường dựng nước và giữ nước trong suốt 14 thế kỷ(thế kỷ  VI đến thế kỷ XX),

Sự phát triển  ĐẠO PHẬT của nước ta xây dựng cơ bản trên 2 hai quan điểm nhận thức :

– Một là:    PHẬT GIÁO QUYỀN NĂNG từ thế kỷ I đến VI sau công nguyên

                            (  thiền sư tài ba Khương Tăng Hội; Mâu Tử)

-Hai là:   TỨC TÂM TỨC PHẬT từ thế kỷ  VI  đến  thế  XX.

                           (phát triển theo chiều sâu qua các dòng thiền Vinitaruci (Tỳ Ni Đa Lưu Chi), Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, Trúc Lâm, Tào Đông, Lâm Tế)

 

 

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.