Tham luận về biện pháp duy trì và phát triển ngành Thiếu
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGÀNH THIẾU TRONG GĐPT.
1- Về mặt giáo dục:
Thanh, thiếu, đồng niên là những đối tượng giáo dục của tổ chức GĐPT. Trong đó lớp tuổi thiếu niên (12 – 17 tuổi) là đối tượng giáo dục quan trọng vì lẽ :
– Tuổi đồng niên là thời kì các năng thể chất và tinh thần của trẻ con đang dần dần phát triển, nên việc giáo dục rèn luyện chủ yếu là uốn nắn đạo đức tính tập quán tốt để chuẩn bị cho việc giáo dục ở tuổi thiếu niên.
– Thiếu niên là trẻ ở độ tuổi mà các quan năng đã phát triển khá đủ để có thể học tập tiếp thu kiến thức, kỹ năng cũng như rèn luyện về đạo đức. Đây là đối tượng chủ yếu để đào tạo rèn luyện nên nhân cách người Phật tử theo mục đích GĐPT.
2-Về tổ chức:
Đoàn sinh các đoàn thiếu nam, thiếu nữ đông, giỏi là nhờ các đoàn sinh từ các đoàn nam nữ Oanh vũ lên. Điều này chứng tỏ ở ngành Oanh việc tổ chức sinh hoạt hướng dẫn dạy dỗ tốt có hiệu quả.
II. TÌNH HÌNH – NGUYÊN NHÂN.
Hiện nay có đơn vị GĐPT chỉ có đoàn sinh ngành đồng, hoặc có đoàn sinh ngành Thiếu thì rất ít Đơn vị GĐPT vững mạnh là đơn vị có nhiều đoàn sinh ngành thiếu. Các hoạt động Phật sự của gia đình đều dựa vào bộ phận chủ lực này.
Đoàn sinh ngành thiếu trưởng thành là nhân tố cho việc đào tạo:
– Huynh trưởng GĐPT.
– Đoàn viên nồng cốt cho ngành Thanh.
– Hội viên thuần thành trợ thủ Cho giáo hội trong tương lai., sinh hoạt không đều. Ta hãy tìm hiểu nguyen nhân do đâu, vì sao để có phương hướng giải quyết.
1-Tình hình và nguyên nhân bên ngoài:
Qua chuyển biến lịch sử của đất nước và của Giáo hội đã ảnh hưởng sâu nặng đến hoạt động GĐPT. Tổ chức của chúng ta đã có những lúc rơi vào tình trạng bơ vơ gần như tan rã. Nhờ tinh thần vô úy, lòng thiết tha với lí tưởng nha Lam của nhiều huynh trương và đoàn sinh mà các đơn vị GĐPT còn duy trì dưới sự chở che của các vị Tôn Sư có lòng ưu ái với GĐPT.
Đại hội IV của GHPGVN đã tạo điều kiện cho GĐPT sinh hoạt bình thường, nhưng vẫn chưa hồi phục lại như xưa vì còn lắm khó khăn. Khó khăn lớn nhất là vấn nạn phân hóa trong giáo hội dẫn đến sự phân hóa trong GĐPT làm trở ngại cho việc phát triển tổ chức GĐPT.
Trong khi sự quan tâm của các Giáo hội, Tăng Ni đối với GĐPT chưa đúng mức và đồng nhất. Mối quan hệ với các niệm Phật đường, Tự Viện, đạo tràng Cư sĩ, … còn hạn chế. Ngay trong hàng đạo hữu Phật tữ cũng còn ít nhiệt tình cho con em đến sinh hoạt với GĐPT ( một phần do những bất ổn hiện nay trong GĐPT làm giảm lòng tin tưởng của phụ huynh đoàn sinh đối với GĐPT)
Hoàn cảnh xã hội cũng tạo nhiều chướng duyên cho việc phát triển GĐPT mà ta không thể quan tâm, đó là:
Đời sống khó khăn nền kinh tế thị trường khiến mọi người bận rộn, tất bật trong việc mưu sinh chạy theo lợi nhuận không còn thì giờ chăm sóc giáo dục con cái, có nhiều trẻ còn phải làm các công việc mưu sinh cho gia đình.
Thiếu nhi hầu hết là học sinh, các em học tập nhiều để đuổi kịp chương trình năm học và đáp ứng các phong trào của nhà trường, nên không còn thì giờ để tham gia GĐPT. Một số em đang là đoàn sinh GĐPT, thi cảm thấy mất thời gian để học thêm. Trong khi một số em khác lại cảm thấy vào GĐPT phải chiu thêm áp lực học hành mà sợ hãi, chán nản rồi nghỉ sinh hoạt. Trong hoàn cảnh con người chạy theo lợi nhuận vật chất, đạo đức băng hoại, đầy dẫy những tệ nạn như đang xảy ra trong xã hội hiện nay đã ảnh hưởng xấu đến 1 số không ít trong lớp trẻ. Những học sinh mất căn bản ( ngồi nhầm lớp) lười biếng trốn học , nghỉ học vì chán học ( hoặc vì hoàn cảnh khó khăn) rất dễ bị lôi cuốn vào con đường hư hỏng. Hiện nay chúng ta chưa có phương cách và điều kiện để quy tụ được các lớp thiếu nhi này trong đó có cả con em đạo hữu Phật tử.
Ngoài ra, bên ngoài xã hội còn có nhiều sinh hoạt, thú vui mới, hiện đaị hấp dẫn ( mặc dù có những thú vui thiếu lành mạnh ) dễ lôi cuốn tuổi trẻ hơn là đến với GĐPT.
2- Tình hình và nguyên nhân bên trong:
Đơn vị GĐPT cũng như ngành Thiếu trong đơn vị gia đình kém phát triển còn do những nguyên nhân nội tại ( bên trong )
Trước tiên là việc giáo dục rèn luyện đoàn sinh ngành Oanh ít hiệu quả. Đoàn sinh dần dần bỏ đoàn nên chẳng còn bao nhiêu em lên đoàn Thiếu.
Chương trình tu học, phương pháp hướng dẫn giảng dạy còn mang tính giáo khoa, trao truyền kiến thuéc chữ nghĩa trên lý thuyết hơn là thực hành trong cuộc sống.
Sinh hoạt học tập đơn điệu, khô khan, thiếu sáng tạo linh động, không tạo được hứng thú hấp dẫn cho đoàn sinh trong việc tu học. GĐPT đối với trẻ là 1 nhà trường thứ hai để các em tiếp tục chịu đựng thêm áp lực của sự học hành – Chưa thể hiện được danh xưng Gia Đình Phật Tử tạo được 1 mái ấm trong yêu thương, giúp nhau làm tươi đẹp cho cuộc sống, giảo tỏa được 1 mái ấm trong yêu thương, giúp nhau làm tươi đẹp cho cuộc sống, giảo tảo những tâm tư tình cảm, nguyện vọng của đoàn sinh để các em thấy những lợi lạc khi đến sinh hoạt GĐPT, tạo được niềm tin, tình cảm gắn bó với đoàn Áo Lam.
III- KHÓ KHĂN – THUẬN LỢI.
Vận nạn phân hóa là trở ngại lớn nhất trong việc duy trì phát triển tổ chức GĐPT. Vấn đề này vượt ra ngoài khả năng của chúng ta ( Đây là trách nhiệm của các vi lãnh đạo Giáo hội với lịch sử ). Chúng ta hy vọng đây chỉ là tạm thời, rồi có lúc về 1 mối. Chúng ta nên nhẫn nhịn, tế nhị nhưn cũng luôn luôn cảnh giác.
Dẫu sao thi chúng ta cũng có nhữn thuận lợi nhất định. Với khả năng có được trong phạm vi của mình cố gắng khắc phục những khó khăn, yếu kém để xây dựng, củng cố để phát triển GĐPT… Chúng ta đã có những thuận lợi, đó là:
– GĐPT đã được công khai hoạt động.
– Sự quan hệ mật thiết giữa 2 phân Ban Hướng dẫn Phật tử.
– Nhiều Ban Trị Sự Tỉnh, Thành rất quan tâm đến GĐPT, coi GĐPT là một Phật sự quan trọng của giáo hội và quan tâm đầy trách nhiệm.
– GĐPT đã phục hồi và ổn định tổ chức từ đơn vị gia đình đến trung ương. Các hoạt động xây dựng phong trao, nâng cao chất lượng sinh hoạt giáo dục đang tiến triển có hiệu quả.
– Trước hiện trạng xã hội, các bậc cha me lo lắng cho con em, tìm nơi tin cậy để gởi gắm, nếu GĐPT sinh hoạt giáo dục tốt, thiếu nhi ( con em đạo hữu ) sẽ gia nhập nhiều hơn.
HƯỚNG GIẢI QUYẾT.
1. Đối ngoại:
Tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp Giáo hội để GH quan tâm ( sự quan tâm đầy trách nhiệm đối với GĐPT. Vận động Giáo hội phát động khuyến khích đạo hữu Phật cho con em vào sinh hoạt GĐPT)
Quan hệ mật thiết với các tự viện, Ban hộ tự, NPĐ, các đại tràng, các ban Hướng dẫn Cư Sĩ Phật tử để được bảo trợ giúp đỡ. Vận động đạo hữu cho con em gia nhập GĐPT.
Quan hệ tót với địa phương, tìm hiểu, thống kê tình hình lớp trẻ ( chủ yếu con em gia đình đạo hữu Phật tử ) để vận động thuyết phục cha mẹ cho con em đi sinh hoạt GĐPT.
Tổ chức Ban Bảo trợ, Cưu huynh trưởng để hỗ trợ GĐPT.
2- Đối nội:
Cần chú trọng đào luyện đoàn sinh ngành đồng ( Oanh Vũ ). Đoàn Thiếu đông, mạnh là nhờ số đoàn sinh từ Oanh vũ lên. Điều này nói lên sự đào luyện ở ngành đồng có hiệu quả ( tạo được đoàn sinh ngoan đạo, gắn bó với tổ chức ). Ở ngành đồng cần phải cải tiến sinh hoạt, nâng cao chất lượng giáo dục rèn luyện.
Cải tiến việc dạt và học, sinh hoạt Đoàn, chúng ta nên nhớ rằng GĐPT không phải là 1 học đường ( nhà trường thứ hai ) để các em chịu thêm áp lực học hành. Việc tu học không phải là những lớp học như ở nhà trường Thầy giảng trò nghe, mà chính là những buổi sinh hoạt tập thể để các em tìm học và anh chi hướng dẫn các em tìm học, trong khung cảnh tự nhiên thân ái, với những hình thức tạo hứng thú trong việc học, tiếp thu trực tiếp, anh chị trưởng là người chủ đạo hướng dẫn. Cần áp dụng những phương pháp, cách thức như:
– Kể chuyện, đàm thoại.
– Thảo luận, thuyết trình.
– Học trong chơi, chơi trong học.
– Thuyết minh ( bằng tranh, … ) diễn kịch, hát, … để biểu thị, minh họa.
– Thực hiện, áp dụng trong sinh hoạt, đời sống.
Để việc hướng dẫn sinh hoạt linh động, người huynh trưởng luôn luôn có sẵn trong mình ba túi: Chuyện kể, trò chơi và bài hát.
Thực hiện chương trình đúng và đủ, học đi đôi với thực hành trong đời sống. Chú ý rèn luyện đoàn sinh nhữn đức tính tốt đối với gia đình, học đường và xã hội ( con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, biết thương yêu giúp đỡ mọi người, …)
Có kế hoạch kết hợp giữa GĐPT với gia đình phụ huynh đoàn sinh trong việc giáo dục.
Đối với những đoàn sinh yếu kém trong việc học ở trường, nếu có điều kiện nên tổ chức dạy thêm, dạy kèm với thù lao tượng trưng, công thêm sự hỗ trợ của gia đình phụ huynh, Ban Bảo trợ, Ban Hộ tự, …
Các hình thức sinh hoạt khác như: Chú ý sinh hoạt riêng ngành ( phù hợp với tâm sinh lý giới tính và độ tuổi đoàn sinh ).
Áp dụng phương pháp hàng đội tự trị để tạo cho các em tinh thần tự chủ, tự giác, tự lực và tự cườgn để vươn lên. Tổ chức các hình thức thi đua, triển lãm trưng bày thành quả học tập, các trò chơi đố vui để học sinh động, đa dạng.
Thay đổi môi trường sinh hoạt vừa sống hoà mình với thiên nhiên, xã hội, vừa ứng dụng thực hành các điều đã học. Cần tổ chức các hoạt động ( có chương trình phân phối định kỳ ) như: du ngoạn, tham quan, cắm trại, trại bay (địa điểm trong tầm quản lí của giáo hội ) làm công tác xã hội, từ thiện,…
Tổ chức trại Dũng, Hạnh, Hiếu, Trại họp bạn ngành Thiếu ( Liên GĐPT Quận, Tỉnh, Trung ương ).
Tổ chức các hình thức sinh hoạt về Văn Thể Mỹ hợp với sở thích, tính hiếu động của tuổi thiếu niên như: Hội thi van thơ, văn nghệ, hội họa, HDTN. Tổ chức bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, chèo thuyền ( nông thôn ), …Thi đấu giao hữu giữa các đơn vị…Tổ chức sinh hoạt luân lưu trong Liên Gia đình cho Đoàn Thiếu ( các đoàn có ít đoàn sinh ngành thiếu ) Có thẻ mỗi tháng sinh hoạt chung 1 lần tại 1 đơn vị gia đình.
Tổ chức lên đoàn thiếu cho các em Oanh vũ từ 13 tuổi. Cần có sự chuẩn bị chu đáo trước về tâm lý như: Có sư liên kết sinh hoạt giữa Thiếu và Oanh, Đoàn sinh kết nghĩa, huynh trưởng đoàn thiếu và huynh trưởng đoàn Oanh có phân phối liên kết giảng dạy, tổ chức Đàn kiểu mẫu tạo thời kỳ chuyển tiếp qua đoàn Thiếu.
Có phương thức giáo dục tình cảm để tạo GĐPT thành 1 mái ấm, nơi các em đến để được mến thương, giúp đỡ để phát triển mọi mặt thể chất, trí tuệ và tâm hồn ( trong tinh thần Phật giáo). Các em đến với GĐPT là để tu học, nhưng các emkhông cảm thấy áp lực của sự học hành mà đến để sống, sống đẹp, sống vui có lợi lạc. Đó mới là sự khác biệt của GĐPT với gia đình, học đường và các tổ chức khác. Muốn làm được điều này, huynh trưởng phải hiểu tâm lý trẻ, có kế hoạch, phương pháp tìm hiểu trẻ ( sâu sát, hòa mình, gần gũi đoàn sinh, liên hệ với gia đình, … ) để uốn nắn, sửa chữa những sai sót, khích lệ mặt tốt, giúp đỡ giải quyết tâm tư, hoàn cảnh của các em.
Chọn huynh trưởng có trưởng có trình độ, sức khỏe và năng đọng để điều khiển ngành Thiếu.
Yêu cầu về huynh trưởng:
– Gương mẫu cho đoàn sinh noi theo.
– Có trình độ giáo lý, kiến thức tổng quat và chuyên môn.
– Hiểu biết về các vấn đề giáo dục như tâm lý giáo dục, các phương pháp hướng dẫn giảng dạy.
Tổ chức tu học huấn luyện huynh trưởng.
Giữ gìn sự hòa hợp đoàn kết trong huynh trưởng, không để cá nhân lợi dụng tuổi trẻ để tạo tư thế ảnh hưởng riêng làm phân hóa tổ chức. Sinh hoạt không ra ngoài toàn chỉ mục đích GĐPT, không đưa vào trong GĐPTnhững tư tưởng, việc làm không phù hợp với mục dích giáo dục của GĐPT.
ĐỀ NGHỊ
Trung ương sớm ban hành chương trìng tu học đã tu chỉnh. Soạn và phổ biến hướng dẫn thực hiện chương trình tu học đã tu chỉnh. Soạn và phổ biến hướng dẫn thực hiện chương trình theo hướng cải tiến. Tổ chức việc soạn tải liệu giảng dạy tu học cho huynh trưởng và đoàn sinh.
Các Ban Hướng dẫn GĐPT nên có kế hoạch tổ chức các khóa hội thảo về nhiệm vụ của Gia trưởng, Liên đoàn trưởn, huynh trưởng dang cầm đoàn để trao đổi kiến thức kinh nghiệm, thống nhất phương thức hành động trong việc củng cố phát triển GĐPT nói chung, ngành Thiếu nói riêng.
KẾT LUẬN
Vấn đề đặt ra và hưóng giải quyết nêu trên nhằm củng cố phát triển ngành Thiếu trong GĐPT. Củng cố phát triển ngành Thiếu cũng là củng cố phát triển đơn vị GĐPT. Thành quả ra sao còn do tinh thần trách nhiệm, thiện chí và đức hy sinh của đội ngũ huynh trưởng. Vấn đề chức còn nhiều khía cạnh khác mà chúng tôi chưa biết, chưa nghĩ ra. Mong quý vị cao minh góp ý bổ sung