NỘI QUY GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
LỜI NÓI ĐẦU
Gia đình Phật tử Việt Nam là một tổ chức đặc thù của Phật giáo Việt Nam. Tiền thân Gia đình Phật tử là Đoàn Thanh niên Phật học Đức Dục và Gia đình Phật hóa phổ do hội An Nam Phật học và cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám sáng lập từ năm 1940.
Ngày 24 tháng 4 năm 1951, Tổng Trị sự Hội Việt Nam Phật học đổi tên Gia đình Phật hóa phổ thành Gia đình Phật tử. Từ đó đến nay, Gia đình Phật tử luôn sinh hoạt trong khuôn khổ pháp lý của một tổ chức Phật giáo hợp pháp.
Ngày nay, Gia đình Phật tử sinh hoạt tu học trong pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và pháp luật nhà nước hiện hành.
CHƯƠNG I
DANH HIỆU – MỤC ĐÍCH – CHÂM NGÔN
KHẨU HIỆU – ĐIỀU LUẬT
ĐIỀU 1: DANH HIỆU
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ là tên gọi của tổ chức giáo dục đạo đức cho thanh thiếu đồng niên tin Phật, được Hội Việt Nam Phật học khai sinh và đặt tên cho từ năm 1951.
ĐIỀU 2: MỤC ĐÍCH
– Đào luyện Thanh – Thiếu – Đồng niên tin Phật thành Phật tử chân chính.
– Góp phần phụng sự Đạo Pháp và xây dựng xã hội.
ĐIỀU 3: CHÂM NGÔN BI – TRÍ – DŨNG
HÒA – TIN – VUI (dành riêng cho ngành Đồng)
ĐIỀU 4: KHẨU HIỆU TINH TẤN
ĐIỀU 5: ĐIỀU LUẬT
A.Điều luật của Huynh trưởng và Đoàn sinh Ngành Thanh, Thiếu niên:
- Phật tử quy y Phật Pháp Tăng và giữ giới đã phát nguyện.
- Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống.
- Phật tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật.
- Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
- Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.
B. Điều luật của Đoàn sinh ngành Đồng:
1. Em tưởng nhớ Phật.
2. Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em.
3. Em thương người và vật.
CHƯƠNG I I
HUY HIỆU – PHÙ HIỆU – CẤP HIỆU
BÀI CA CHÍNH THỨC – CÁCH CHÀO – CỜ – SẮC PHỤC
ĐIỀU 6: HUY HIỆU
Huy hiệu của GIA ĐÌNH PHẬT TỬ là Hoa Sen Trắng tám cánh (năm cánh trên và ba cánh dưới) trên nền tròn màu xanh lá mạ, đường kính 3cm có đường viền trắng. Chỉ được mang Huy hiệu Hoa sen sau khi đã làm lễ phát nguyện.
ĐIỀU 7:
PHÙ HIỆU Phù hiệu chức vụ để biểu thị chức vụ của Huynh trưởng và Đoàn sinh Gia đình Phật tử
ĐIỀU 8: CẤP HIỆU
Cấp hiệu để biểu thị trình độ tu học của Huynh trưởng và Đoàn sinh Gia đình Phật tử.
Ngoài huy hiệu, phù hiệu và cấp hiệu còn có bảng tên của Huynh trưởng.
(Ghi chú: có bản phụ đính ghi rõ kích thước, màu sắc, nơi đeo huy hiệu, phù hiệu, cấp hiệu và bảng tên).
ĐIỀU 9: BÀI CA CHÍNH THỨC
Bài ca chính thức của Gia đình Phật tử: bài SEN TRẮNG (nhạc của Ưng Hội, lời của Phạm Hữu Bình và Nguyễn Hữu Quán)
ĐIỀU 10: CÁCH CHÀO
Bắt ấn Cát Tường.
Bàn tay mặt hướng về phía trước, đưa ngang vai, cánh ngoài thẳng dọc, ngón tay cái giữ lấy ngón tay áp út. Chỉ chào trong nội bộ Gia đình Phật tử khi cùng mặc Sắc phục và có mang huy hiệu Hoa sen.
ĐIỀU 11: CỜ
Từ Phân ban Gia đình Phật tử tỉnh, thành đến các Gia đình Phật tử cơ sở và Đoàn, Đội, Chúng, Đàn đều có cờ hiệu riêng.
Ghi chú: Có bảng Phụ đính ghi rõ màu sắc, kích thước)
ĐIỀU 12: SẮC PHỤC
Sắc phục Gia đình Phật tử có ba màu: màu lam, xanh dương đậm và màu trắng.
1. Đoàn phục:
- Huynh trưởng Nam và Thanh Thiếu Nam:
– Áo sơ mi lam tay cụt, cổ (bâu) lật, hai túi có nắp và sống túi, có cầu vai, sống lưng.
– Quần sọt (Short) màu xanh dương đậm, hai túi sau có sống túi và có nắp.
– Mũ (nón) Tứ ân.
– Vớ (tất) dài màu lam, dưới đầu gối cho Huynh trưởng. Vớ ngắn màu lam cho Đoàn sinh.
b. Huynh trưởng Nữ và Thanh Thiếu Nữ:
– Áo sơ mi lam tay dài, cổ lật, hai túi có nắp và sống túi, có cầu vai, sống lưng.
– Quần tây dài màu xanh dương đậm (không mặc quần rin), nón Tứ ân.
- Nam Oanh Vũ:
– Áo sơ mi lam tay cụt, cổ lật, có cầu vai, sống lưng, quần sọt màu xanh dương đậm, hai túi sau, có dây đeo phía sau lưng hình chữ X, nón Tứ ân.
2/. Nữ Oanh vũ:
– Áo sơ mi lam cổ lá sen, tay phồng cụt, váy màu xanh dương đậm, có dây đeo phía sau lưng hình chữ H, nón tai bèo màu lam.
2. Lễ phục:
- Huynh trưởng Nam và Thanh Thiếu Nam:
– Áo sơ mi lam tay dài, cổ (bâu) cồn, hai túi có nắp và sống túi, có cầu vai, sống lưng.
– Quần tây dài màu xanh dương đậm, hai túi sau có nắp. Mũ (nón) Tứ ân. Riêng Huynh trưởng có cà vạt xanh theo màu quần.
2. Huynh trưởng Nữ và Thanh Thiếu Nữ:
– Áo dài lam quần trắng, nón lá.(Ghi chú: có bản Phụ đính ghi rõ cách thực hiện)
CHƯƠNG I II
THÀNH PHẦN – TỔ CHỨC – NHIỆM VỤ – LIÊN LẠC
SINH HOẠT – HỘI HỌP – TÀI CHÍNH
ĐIỀU 13: THÀNH PHẦN
Thành phần của Gia đình Phật tử bao gồm: Thanh niên, Thiếu niên, Đồng niên nam nữ có niềm tin Phật, tự nguyện tham gia tổ chức Gia đình Phật tử
ĐIỀU 14: TỔ CHỨC
Theo tinh thần hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tu chỉnh lần thứ V, tại chương V điều 26: Gia đình Phật tử là một Phân ban trong Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương trực thuộc Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Việc tổ chức, hướng dẫn sinh hoạt tu học của Gia đình Phật tử được Giáo hội tin tưởng giao cho một bộ phận Huynh trưởng tiêu biểu trực tiếp điều hành quản lý với chức danh là Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử.
– Hệ thống Tổ chức Gia đình Phật tử được quy định như sau:
Cấp Trung ương: Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử Trung ương.
Cấp tỉnh, thành: Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử tỉnh, thành
Cấp cơ sở: Ban Huynh trưởng Gia đình Phật tử… (tên của Niệm Phật đường, chùa).
A. Cấp Trung Ương:
– Thành phần nhân sự Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử Trung Ương không quá 39 Huynh trưởng gồm có: Trưởng ban, các Phó trưởng ban, Chánh thư ký, Phó thư ký, Thủ quỹ. Các Ủy viên chuyên môn: Nội vụ, Tổ Kiểm, Nghiên huấn, Tu thư, Văn nghệ, Hoạt động Thanh Niên, Từ thiện Xã hội, Doanh tế, Thông tin truyền thông; Các Ủy viên chuyên ngành: Nam Phật tử (Thanh Nam), Nữ Phật tử (Thanh Nữ), Thiếu Nam, Thiếu Nữ, Đồng Nam (Nam Oanh Vũ), Đồng Nữ (Nữ Oanh Vũ).
– Thành phần nhân sự Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử Trung Ương do tập thể Huynh trưởng cấp Dũng và cấp Tấn bình chọn, được Ban Thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chuẩn y.
Bên cạnh Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử Trung Ương có Ban cố vấn gồm: Chư tôn đức Tăng Ni cố vấn giáo hạnh, các Huynh trưởng cấp Dũng cố vấn chuyên môn, các cư sĩ Phật tử cố vấn bảo trợ. Số lượng thành viên Ban cố vấn không quá 1/3 số lượng thành viên Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử Trung Ương đương nhiệm.
Nhiệm kỳ Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử Trung Ương, Ban Cố vấn là 5 năm.
B. Cấp Tỉnh, Thành:
– Thành phần nhân sự Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử tỉnh, thành tương tự như Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử Trung ương, và có thêm một số Ủy viên Đại diện Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử tại các huyện, thị.
– Thành phần nhân sự Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử tỉnh, thành do tập thể Huynh trưởng cấp Dũng, cấp Tấn, cấp Tín bình chọn, được Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh thành chuẩn y.
– Bên cạnh Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử tỉnh, thành có Ban cố vấn và Ban bảo trợ.
– Ban cố vấn gồm: Chư Tôn Đức Tăng, Ni cố vấn giáo hạnh. Các Huynh trưởng cấp Dũng, cấp Tấn cố vấn chuyên môn. Số lượng thành viên Ban cố vấn không quá 1/3 số lượng thành viên Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử tỉnh, thành đương nhiệm.
– Ban bảo trợ gồm: Chư Tôn Đức Tăng, Ni, các cư sĩ Phật tử, các nhà hảo tâm và các Huynh trưởng Đoàn sinh Gia Đình Phật Tử.
Nhiệm kỳ của Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử tỉnh, thành , Ban cố vấn và Ban bảo trợ là 5 năm.
C.Cấp cơ sở:
– Thành phần nhân sự Ban Huynh trưởng Gia đình Phật tử gồm có: Gia trưởng, Liên Đoàn trưởng, Liên Đoàn phó, Thư ký, Thủ quỹ, các Đoàn trưởng và Đoàn phó.
– Gia trưởng là một Huynh trưởng trên 40 tuổi có đạo đức, uy tín, am hiểu mục đích Gia đình Phật tử và Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Ban Huynh trưởng Gia đình mời, được vị Trú trì hoặc Trưởng Ban hộ tự chấp thuận.
– Ban Huynh trưởng Gia đình Phật tử do tập thể Huynh trưởng cấp Tập trở lên bình chọn, và được Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử tỉnh, thành công nhận bằng quyết định.
– Nhiệm kỳ Ban Huynh trưởng Gia đình là 3 năm.
– Tại mỗi đơn vị Gia đình Phật tử có mời một vị tu sĩ làm cố vấn giáo hạnh và một số đạo hữu tham gia Ban bảo trợ.
* Thành phần nhân sự một đơn vị Gia đình Phật tử gồm có Ban Huynh trưởng và Đoàn sinh các Đoàn.
– Mỗi đơn vị Gia đình Phật tử có ít nhất là 2 Đoàn, mỗi Đoàn ít nhất là 2 Đội, hoặc 2 Chúng (ngành Thanh, Thiếu), hoặc 2 Đàn (ngành Đồng).
– Mỗi Đoàn có một Đoàn trưởng, một hoặc hai Đoàn phó điều khiển. Số lượng nhiều nhất của mỗi Đoàn là 4 Đội, 4 Chúng, hoặc 4 Đàn. Trường hợp một ngành có số lượng Đoàn sinh đông thì nên lập thêm Đoàn và có Đoàn trưởng, Đoàn phó riêng.
– Mỗi Đội, Chúng, Đàn có từ 6 đến 8 Đoàn sinh do Đội trưởng, Chúng trưởng, Đầu đàn và Đội phó, Chúng phó, Thứ đàn điều khiển.
* Lứa tuổi Đoàn sinh
-Ngành Đồng: (Nam, Nữ Oanh vũ) từ 6 đến 12 tuổi
–Ngành Thiếu: (Nam, Nữ) từ 13 đến 18 tuổi.
– Ngành Thanh: (Nam, Nữ) từ 19 tuổi trở lên.
ĐIỀU 15: NHIỆM VỤ – LIÊN LẠC
A.Cấp Trung Ương
Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử Trung ương có nhiệm vụ:
– Lập chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ, hằng năm đệ trình Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương xét duyệt.
– Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, mạn đàm, hội nghị để trao đổi kinh nghiệm bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ giáo lý, khả năng chuyên môn cho Huynh trưởng cấp tỉnh, thành trở lên.
– Tổ chức các khóa tu học huấn luyện, họp bạn liên tỉnh thành cho Huynh trưởng, khảo sát bậc Lực hằng năm và cuối khóa, tổ chức trại Vạn Hạnh và các khóa hội thảo sau Vạn Hạnh.
– Quản thủ sách tịch Huynh trưởng, quản lý, cập nhật tình hình sinh hoạt tu học, phục vụ của hàng Huynh trưởng cấp Tấn và cấp Dũng.
– Cấp thẻ Huynh trưởng (cho Huynh trưởng có cấp).
– Tổ chức xét xếp, thọ cấp cho Huynh trưởng lên cấp Tấn và cấp Dũng.
– Thực hiện các Phật sự do Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương chỉ đạo.
– Báo cáo 6 tháng, cuối năm và cuối nhiệm kỳ lên Ban Hướng dẫn Phật tử trung ương đúng thời hạn
B. Cấp Tỉnh, Thành
Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử tỉnh, thành có nhiệm vụ:
– Lập chương trình sinh hoạt tu học, hoạt động Phật sự nhiệm kỳ, hằng năm đệ trình Ban Hướng dẫn Phật tử, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, thành xét duyệt.
– Tổ chức các cuộc trại, hội thảo chuyên đề, mạn đàm, hội nghị để trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ giáo lý và khả năng chuyên môn cho Huynh trưởng .
– Tổ chức các khóa tu học dài hạn Kiên, Trì, Định, Lực cho Huynh trưởng và mở các trại huấn luyện Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang.
– Quản thủ sách tịch Huynh trưởng, quản lý, cập nhật tình hình sinh hoạt tu học, phục vụ của Huynh trưởng trực thuộc.
– Tổ chức xét xếp, thọ cấp cho Huynh trưởng cấp Tập và cấp Tín. Đề nghị Trung ương xét xếp cho Huynh trưởng cấp Tấn, cấp Dũng.
– Thực hiện các Phật sự do Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, thành và Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử Trung ương chỉ đạo.
– Báo cáo 6 tháng, cuối năm và cuối nhiệm kỳ lên Ban Hướng dẫn Phật tử, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, thành và Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử Trung ương đúng thời hạn.
C.Cấp cơ sở
Ban Huynh trưởng Gia đình có nhiệm vụ thực hiện mục đích Gia đình Phật tử theo sự hướng dẫn của Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử tỉnh, thành:
1. Gia trưởng:
– Thu nhận Huynh trưởng Đoàn sinh vào Gia đình.
– Hướng dẫn Huynh trưởng hoạt động đúng theo Nội quy Gia đình Phật tử và Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
– Giữ gìn và phát huy tinh thần Đoàn kết nội bộ Gia đình.
– Triệu tập và chủ trì các cuộc họp Ban Huynh trưởng Gia đình.
– Thay mặt Ban Huynh trưởng Gia đình về hành chính, tài chính và đối ngoại.
– Quan hệ chặt chẽ với vị Trú trì, Ban Hộ tự để báo cáo tình hình sinh hoạt tu học, và tranh thủ sự hỗ trợ cho Gia đình.
2. Liên Đoàn trưởng:
– Điều hành hướng dẫn và hỗ trợ về chuyên môn cho các Huynh trưởng làm tốt nhiệm vụ.
– Lập kế hoạch sinh hoạt, tu học hằng tháng, hằng quý, hằng năm.
– Chịu trách nhiệm thực hiện chương trình tu học của Đoàn sinh, kế hoạch hoạt động Phật sự theo chỉ đạo của Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử tỉnh, thành và những công tác Phật sự hỗ trợ Chùa, Niệm Phật đường.
– Tổ chức các cuộc lễ, trại, văn nghệ, triển lãm, công tác từ thiện xã hội…
– Phối hợp với Thư ký Gia đình báo cáo 6 tháng, cuối năm lên Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử tỉnh, thành .
3. Liên Đoàn phó:
– Phụ tá cho Liên Đoàn trưởng, thực hiện các Phật sự do Liên Đoàn trưởng phân công.
4.Thư ký:
– Trợ lý Gia trưởng về hành chính, quản lý hồ sơ Gia đình, phối hợp với Liên Đoàn trưởng triển khai công tác Phật sự và lập báo cáo.
5. Thủ quỹ:
– Phụ trách về thu chi của Gia đình, thiết lập sổ sách kế toán tài chính, giữ gìn vật dụng, tài sản và báo cáo trong cuộc họp hằng tháng của Ban Huynh trưởng Gia đình.
6. Đoàn trưởng, Đoàn phó:
– Thực hiện các phương án tu học, sinh hoạt của Ban Huynh trưởng đề ra, lên chương trình sinh hoạt hàng tuần và trực tiếp điều khiển sinh hoạt Đoàn.
ĐIỀU 16: SINH HOẠT – HỘI HỌP
A.Cấp Trung ương:
– Tại cơ sở văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Thiền viện Quảng Đức – 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP Hồ Chí Minh có văn phòng Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, trong đó có Phân ban Gia đình Phật tử Trung ương
– Hội họp: Thường trực Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử Trung ương họp sơ kết 6 tháng một lần. Toàn Ban hội nghị tổng kết mỗi năm một lần, Hội nghị Đại biểu Huynh trưởng toàn quốc 5 năm 1 lần.
B. Cấp Tỉnh, Thành:
– Văn phòng Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử tỉnh, thành được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh thành bố trí cạnh Văn phòng Ban Trị sự.
– Hội họp: Thường trực Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử tỉnh, thành họp mỗi tháng một lần. Toàn Ban họp 3 tháng 1 lần, Đại diện các Gia đình họp 6 tháng 1 lần, hội nghị tổng kết mỗi năm 1 lần, hội nghị đại biểu Huynh trưởng toàn tỉnh 5 năm 1 lần.
C.Cấp cơ sở:
– Ban Huynh trưởng và Đoàn sinh Gia đình Phật tử sinh hoạt tu học tại Chùa, Niệm Phật đường, nơi đã khai sinh Gia đình Phật tử.
– Gia đình Phật tử sinh hoạt tu học thường lệ vào các ngày chủ nhật, ngày lễ, ngày Sóc Vọng, ngày Vía Phật, Bồ tát, ngày kỷ niệm chu niên.
– Ban Huynh trưởng Gia đình mỗi tháng họp một lần.
ĐIỀU 17: TÀI CHÍNH
Sinh hoạt phí của Gia đình Phật tử gồm có:
– Tiền đóng góp của Huynh trưởng, Đoàn sinh.
– Tiền tự tạo bằng các phương cách hợp pháp.
– Tiền hỗ trợ của Giáo hội, Chư Tôn đức Tăng Ni, Ban Bảo trợ và Phật tử.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KIỆN CÔNG NHẬN – GIA NHẬP
KỶ LUẬT – TẠM NGƯNG – GIẢI TÁN
ĐIỀU 18: ĐIỀU KIỆN CÔNG NHẬN MỘT ĐƠN VỊ:
– Tối thiểu phải có hai Huynh trưởng đã qua trại huấn luyện Huynh trưởng A Dục
– Số lượng Đoàn sinh ít nhất phải đủ 2 Đoàn.
– Phải kê khai lược trình sinh hoạt và danh sách Huynh trưởng theo mẫu quy định.
– Được Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử tỉnh, thành xem xét chấp thuận trình Ban Hướng dẫn Phật tử và Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, thành ban hành quyết định công nhận.
ĐIỀU 19: GIA NHẬP:
– Đơn xin gia nhập Gia đình Phật tử do cha mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp ký tên nếu Đoàn sinh dưới 18 tuổi.
– Tự ký đơn xin gia nhập Gia đình Phật tử nếu đủ 18 tuổi trở lên và có 2 Đoàn sinh ngành Thanh hoặc 2 Huynh trưởng giới thiệu.
– Đối với các Gia đình Phật tử đã được công nhận, thì Đoàn sinh sau 3 tháng sinh hoạt tu học liên tục có tiến bộ được phát nguyện đeo Huy hiệu Hoa sen và trở thành Đoàn sinh chính thức của Gia đình Phật tử.
ĐIỀU 20: KỶ LUẬT:
1. Đối với Đoàn sinh:
– Đoàn sinh sinh hoạt không liên tục, nghỉ không có lý do, được Đoàn trưởng nhắc nhở, phê bình và liên hệ với Phụ huynh để cùng kết hợp giáo dục.
– Các vi phạm lớn khác có ảnh hưởng xấu cho Gia đình Phật tử được Ban Huynh trưởng bàn bạc trực tiếp với Phụ huynh để giải quyết.
2. Đối với Huynh trưởng :
Có quy định cụ thể tại Nội quy Huynh trưởng .
ĐIỀU 21: TẠM NGƯNG – GIẢI TÁN:
A. Tạm ngưng:
Ban Huynh trưởng Gia đình Phật tử tự thấy cần phải tạm ngưng sinh hoạt một thời gian vì lý do nào đó thì phải trình vị Trú trì hoặc Trưởng Ban Hộ tự và Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử tỉnh, thành xem xét giải quyết.
B. Giải tán:
– Một Gia đình Phật tử bị giải tán nếu vi phạm một trong các điều dưới đây:
– Một Gia đình Phật tử bị giải tán phải được Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử tỉnh, thành xem xét đầy đủ các yếu tố và trình Ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh thành quyết định.
– Những vật dụng, sổ sách tài chính của Gia đình Phật tử bị giải tán giao cho Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử tỉnh, thành quản lý.
CHƯƠNG V
TU HỌC VÀ HUẤN LUYỆN
ĐIỀU 22: TU HỌC ĐOÀN SINH
- Đoàn sinh ngành Đồng (Oanh vũ) có 4 bậc học: Mở Mắt, Cánh Mềm, Chân Cứng, Tung Bay. Mỗi bậc học 1 năm.
- Đoàn sinh ngành Thiếu có 4 bậc học: Hướng Thiện, Sơ Thiện, Trung Thiện, Chánh Thiện. Mỗi bậc học 1 năm.
- Đoàn sinh ngành Thanh có 4 bậc học: Hòa, Minh, Kiến, Trực. Mỗi bậc học 3 năm.
- Sau mỗi bậc học có thi khảo sát, nếu trúng cách Đoàn sinh sẽ được cấp chứng chỉ trúng cách để tiếp tục học bậc trên.
ĐIỀU 23: HUẤN LUYỆN ĐOÀN SINH
- Ngành Đồng có trại huấn luyện Tuyết Sơn để đào tạo Đầu Đàn – Thứ Đàn.
- Ngành Thiếu có trại huấn luyện Anoma – Ni Liên để đào tạo Đội trưởng, Đội phó, Chúng trưởng, Chúng phó
- Ngành Thanh có trại huấn luyện Tu Đạt Đa – Tỳ Xá Khư để đào tạo Đội trưởng, Đội phó, Chúng trưởng, Chúng phó
- Cuối khóa trại có thi khảo sát, nếu trúng cách trại sinh được cấp chứng chỉ trúng cách.
5. Các trại huấn luyện Đoàn sinh do Ban Huynh trưởng Gia đình Phật tử tổ chức.
ĐIỀU 24: TU HỌC VÀ HUẤN LUYỆN HUYNH TRƯỞNG
Tu học chánh pháp, trau dồi kiến thức là vấn đề trường kỳ và quan yếu đối với đời sống Huynh trưởng Gia đình Phật tử. Chương trình tu học và Huấn luyện gồm các mục đích cơ bản: Xây dựng nếp sống tinh thần, hoàn thiện phẩm chất đạo đức, nâng cao kiến thức tổng quát, có năng lực chuyên môn và tinh thần sáng tạo để hướng dẫn tu học cho Đoàn sinh Gia đình Phật tử.
Chương trình tu học và huấn luyện được ghi trong Nội quy Huynh trưởng.
CHƯƠNG VI
XÉT XẾP CẤP HUYNH TRƯỞNG
ĐIỀU 25:
Căn cứ vào trình độ tu học, phẩm chất đạo đức, năng lực sinh hoạt, tinh thần phục vụ và hội đủ thâm niên, Huynh trưởng Gia đình Phật tử được sắp xếp vào các cấp bậc: cấp Tập, cấp Tín, cấp Tấn, cấp Dũng, theo quy định cụ thể được ghi trong Nội quy Huynh trưởng.
CHƯƠNG VII
TỔNG QUÁT – SỬA ĐỔI – HIỆU LỰC
ĐIỀU 26:
– Nội quy Gia đình Phật tử được thiết lập năm 1951 tại Tổ đình Từ Đàm Huế; được tu chỉnh lần thứ nhất năm 1964 do Đại hội Huynh trưởng Gia đình Phật tử tại Sài Gòn (nay là TP Hồ Chí Minh); tu chỉnh lần thứ 2 năm 1967 do Đại hội Huynh trưởng Gia đình Phật tử tại Sài Gòn (nay là TP Hồ Chí Minh); tu chỉnh lần thứ 3 năm 1973 do Đại hội Huynh trưởng Gia đình Phật tử tại Đà Nẵng; tu chỉnh lần thứ 4 năm 2001 do Hội nghị Huynh trưởng Cấp Tấn, Cấp Dũng tại Huế; tu chỉnh lần thứ 5 năm 2011 do Hội nghị Đại biểu Huynh trưởng Gia đình Phật tử toàn quốc tại Huế.
ĐIỀU 27:
– Mọi sửa đổi hoặc bổ sung Nội quy này phải do Hội nghị Đại biểu Huynh trưởng Gia đình Phật tử toàn quốc quyết định.
– Nội quy tu chỉnh lần này gồm có Lời nói đầu, 7 chương và 27 điều, có hiệu lực kể từ ngày được Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương chấp thuận, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê chuẩn./.