Góc vườn Lam CHO ĐI LÀ CÒN MÃI

NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUYỂN SÁCH
Quyển sách gồm 5 chương:
Chưong I      Sức mạnh của sự chia sẻ 
Chuơng II    Những món quà từ trái tim
Chương III   Những người cần chia sẻ
Chương IV   Hoc cách chia sẻ
Chương V    Biết từ bỏ
      Bằng những ví dụ cụ thể 2 tác giả đã đưa người đọc từ tâm trạng hoài nghi đến thích thú  cảm phục và đặc biệt ,mỗi người có thể rút ra một bài học về Sự chia sẻ  và học được cách cho, cách đóng góp phần mình vào cộng đồng, làm giảm đi phần nào nỗi đau nhân thế .
   *GIÁ TRỊ CỦA SỰ CHIA SẺ:
Khi ta cố gắng chia sẻ,giúp đỡ người khác là ta đang tự gíúp mình, nhờ đó ta có thể được những điều sau đây:
        –  Tạo thêm  được những mối quan hệ mới.
        –  Cảm thấy an toàn
        –  Có thêm những hoạt động thú vị, phát  huy năng lực tiềm ẩn của bản thân.
        –  Có sức khoẻ tốt hơn
        –  Cảm thấy tự hào..
        –  Hạnh phúc
        –  Thanh thản và yêu thương, thấy cuộc sống thật phong phú
Động lực của sự chia sẻ hoàn toàn là do tự nguyện mà không cần đền đáp 
   Dẫn chứng thuyết phục
* Mahatma  Gandhi (1869-1946), anh hùng dân tộc Ấn Độ, chủ trương đấu tranh bất bạo động chống Thực dân Anh   từng nói “  Luôn luôn có đủ cho người nghèo nhưng không bao giờ có đủ cho người tham lam
* Mẹ Teresa người Ấn Độ là tấm gương điển hình  về sự chia sẻ hạnh phúc. Cả cuộc đời lo cho người nghèo khổ,hoạn nạn, năm 1982, Mẹ thành công trong nỗ lực giải cứu 37 trẻ em mắc kẹt trong một bệnh viện tại Beirut-Liban, bằng cách đàm phán thành công cho một cuộc ngưng bắn giữa quân đội Israel và du kích Palestin.Mẹ được tặng giải Nobel  hoà bình năm 1979.
 * Chuyện kể: một nhà doanh nghiệp từ chối mọi sự quyên góp cho người nghèo, chỉ miễn cưỡng đồng ý cho 1 nắm đất trong vườn mình theo đề nghị của ban quyên góp.
Sau đó ông tò mò hỏi  lý do xin  nắm đất mà theo ông chẳng có giá trị gì.  Người quyên góp trả lời “ chúng tôi muốn ông  cảm nhận dược vẻ đẹp của sựchia sè “
    Những điều suy  ngẫm              
– Khi ta cho đi, ta sẽ nhận lại rất nhiều:những mối quan hệ mới, tình bạn, cảm giác an toàn, mãn nguyện
– Với tinh thần tự nguyện và lòng say mê  làm việc thiện, ta sẽ phát huy được tiềm năng sáng tạo của mình
–  Ta sẽ không bao giờ cảm thấy mất đi khi yêu thương và chia sẻ
–  Sự  chia sẻ là những trải nghiệm đẹp trong cuôc sống
– Hầu hết những người sau khi làm việc thiện  (bố thí, tặng người nghèo, cúng dường…) ngày đó họ làm việc gì cũng thấy tốt hơn, khách hàng nhiều hơn, an lạc hơn !
   * NHỮNG MÓN QÙA TỪ TRÁI TIM
   Những món quà mà ta có thể chia sẻ với ngưới khác:

  • Tình yêu thương                     –  Thời gian   
  • Nụ cười                                   –  Tiền bạc                                    
  • Kiến thức                               –   Lời khuyên                    
  • Khả năng lãnh đạo                  –  Kỹ năng                  
  • Niềm hy vọng                         –  Sức khoẻ                       

–    Sự quan tâm                            –  Cuộc sống
       Sức mạnh của tình yêu thương kỳ diệu đến mức có thể biến một kẻ thù thành một người bạn.
         Hãy yêu thương con cáí,người bạn đời, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm và tất cả mọi người quanh ta. Hôn nhân chỉ bền chặt khi ta yêu thương người bạn đời một tình yêu vô điều kiện, nghĩa là ta yêu con người thật của đối tượng, yêu những gì người ấy có, chứ không yêu con người mà ta muốn họ trở thành
    Nụ cười là phương thuốc quý giá nhất, khi ta cười bộ não sẽ tiết ra chất endorphins có tác dụng làm giảm cơn đau, tăng cường sự lanh lợi, hoạt bát đồng thời  cho ta cảm giác phấn khởi vui vẻ.  
   *  Ý NGHĨA PHỔ QUÁT CỦA SỰ CHO ĐI LÀ CÒN MÃI
a – Cho đi cái gì?
– Về vật chất :  : tiền bac, đồ dùng, nhà cửa, quyên góp vào quỹ từ thiện…
Về tinh thần :  nụ cười, lời khuyên, sự tha thứ, âu yếm .
Cả tinh thần và vật chất: ví dụ   cứu người  tự vẫn  ; khuyên họ  biết quý cuộc sống, giúp họ tiền bạc để làm lại cuộc đời..
b – Còn mãi cái gì?
Sự thanh thản của tâm hồn
Niềm vui được cống hiến
Lòng biết ơn của người nhận  ( mặc dù ta không cần sự trả ơn nhưng vì người nhận  cũng muốn lòng mình thanh thản   )
Sự ghi nhận của cộng đồng, xã hôi.
 
.CHO ĐI LÀ CÒN MÃI THEO TINH THẦN PHẬT GIÁO
“Cho đi là còn mãi”  hàm chứa trong giáo lý nhà Phật: Tứ vô lượng tâm : Từ, Bi, Hỷ, Xả  và  hạnh Bố thí Ba La Mật. .
*Từ, Bi  là đem lại niềm vui, làm vơi nỗi khổ của chúng sanh trong 6 đường (Trời, Người, A tu la, Ngạ quỷ, Súc sanh, Địa ngục), bác ái là một phần của từ bi vì chỉ quan tâm đến con người’
* Hỷ : vui vẻ với lòng bao dung,  không phân biệt  sang,hèn
* Xả : từ bỏ sân hận, giận hờn.
     Thực hiện được tứ vô lượng tâm, hành giả đã hoàn thành tâm nguyện của người Phật tử và dĩ nhiên làm tốt vai trò của người đối với đồng loại  theo tinh thần  Cho đi là còn mãi
* Hạnh Bố thí Ba la Mật : cho mà không hề nghĩ  đến sự biết ơn, đền đáp, cho, tặng, cúng dường trong tinh thần Vô ngã vị tha.
      Cho đi:
      – Vật chất:  Tài thí  (nội tài và ngoại tài)
                                  Bếp ăn từ thiện, góp tịnh tài, tịnh vật (ngoại tài)
                                  Hiến máu nhân  đạo, hiến thận, gan.. (nội tài)
Tinh thần : Pháp thí và Vô uý thí
                            Giải thich  1 câu kinh, dạy cách ngồi thiền (pháp thí)     
                                  Khuyên một em bé không sợ hãi trong cơn giông bão, sấm sét; giúp một bà lão đang lo sợ không dám băng qua đường (vô uý thí)
     Còn mãi những gì  : lòng từ, niềm vui, sự an lạc .
 Chính sự yêu thương chân thành sẽ hoá giải được hận thù  từ cá nhân với cá nhân, tập thể với tập thể, quốc gia với quốc gia
      Những tấm gương sáng chói:
Đức Phật Thich Ca  bằng tình thương  đã hóa giải được thù hận của người em họ Đề Bà Đạt Đa và tên giết người như trò tiêu khiển Vô Não. Đ ức Phật  đã hoá giải mọi xung đột của các quốc gia  thuộc Ân Độ cổ
Ngài Phú Lâu Na là 1 trong 10 đại đệ tử của Đức Phật, bằng tình thương và sự chia sẻ ngài đã giáo hoá  xứ Du Na từ hung bạo trở thành hiền lương,  tín tâm Phật Pháp . Ngài được tôn xưng là Sa môn thuyết pháp đệ nhất
Ngài A-Nan  (Đa văn đệ nhất là đại  đệ tử  của Đức Phật, em ruột của Đề Bà Đạt Đa)
Quyết định nhập niết bàn, Ngài hướng về sông Hằng nơi 2 nước Ma Kiệt Đà và Tỳ Xá Ly đang khai chiến, Ngài viên tịch giữa dòng sông.Vì tôn kính Tôn giả A Nan Đa nên 2 nước đành phải giảng hòa và cởi bỏ oán thù. Thực là một chuyến ra đi vô tiền khoán hậu
. THAY LỜI KẾT:
   Cho đi là còn mãi  là bức thông điệp về sự chia sẻ, tình yêu thương  giữa những con người có nước mắt cùng mặn và dòng máu cùng đỏ, hãy chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn,công bằng hơn .
   Cho đi là còn mãi    là tập con trong toàn bộ giáo lý Phật Đà
 Là người Phật Tử việc sống  tự lợi lợi tha là mệnh lệnh từ trái tim , làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo,  hoạn nạn là việc không thể thiếu đối với chúng ta .
    Nếu thiếu tinh thần  Vô ngã vị tha và hạnh Bố thí Ba La Mật thì  Cho đi  chưa chắc đã Còn mãi
     Xin kính chúc chư vị    làm chủ thân tâm  cả 24 giờ trong mỗi ngày.
                                            Đầu hạ  2013-   thao.phanngoc@gmail.com-  đt 0919462898
                                                              Tâm Giới Phan Ngọc Thảo
             

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.