Tinh thần giáo dục của Phật giáo

I. MỞ ĐẦU
– Con người là một sinh vật xã hội có văn hóa, văn minh và cuộc sống tâm linh. Qua lao động con người phát huy được tính sáng tạo, biết hợp quần sống thành xã hội để cùng nhau tồn tại và phát triển.
– Con người theo Phật giáo là một sinh vật quý vì “nhơn thân nan đắc”  con người được tiến bộ là nhờ thông qua thực tiễn, thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích, là tiêu chuẩn của nhận thức.
– Những tiến bộ về kinh tế, văn hóa của con người bao gồm những sinh hoạt vật chất và tâm linh qua nhiều thế hệ hiển nhiên, do sự truyền thọ, kế thừa và do giáo dục đào tạo.
– Giáo dục chính là một hiện tượng xã hội, một hiện tượng đặc trưng của con người. Con người do giáo dục mà văn minh. Văn hóa của con người phát triển không ngừng khác hẳn với tùy nghiệp thọ sanh của các sinh vật khác.
– Giáo dục đã được có mặt trong xã hội loài người ít ra cũng từ vài chục ngàn năm về trước.
– Giáo dục chuyển biến theo thời đại, theo chế độ xã hội cho nên có những nền giáo dục khác nhau đáp ứng những yêu cầu của con người và những mục tiêu theo
đuổi khác nhau, nội dung phương pháp phương tiện giáo dục được thay đổi và phát triển phong phú đa dạng.

II. ĐI VÀO MỘT VÀI ĐỊNH NGHĨA GIÁO DỤC
– Theo từ điển Từ Hải: “Giáo dục tức là người trên làm gì thì người dưới bắt chước làm theo, vua ra lệnh gọi là “sắc”. Thái tử vương hầu ra lệnh gọi là “giáo”. Giáo có nghĩa là dạy dỗ, lấy những gì mình biết được truyền thọ cho người. Giáo dục là giúp loài người phát triển và thích ứng với những tác động của thế giới ngày càng tiến hóa khiến cho đi đúng theo đường gọi là “giáo”.; làm cho lớn thêm một cách tự nhiên gọi là “dục”.
– Từ điển giáo dục (Dictionary of Education-cater, Good, Mc gran-Hill book Company) định nghĩa giáo dục:
*Là một tập hợp tất cả các quá trình nhờ đó một người có thể phát triển những khả năng, những thái độ và những hình thức khác của thái độ mang giá trị tích cực đối với xã hội mà người ấy đang sống.
*Là quá trình xã hội mà người ta đang chịu ảnh hưởng của một môi trường được chọn lọc và được kiểm soát (nhất là môi trường học đường) khiến cho người ta có thể đạt được khả năng xã hội và sự phát triển năng lực tốt nhất.
*Là một thuật ngữ chung theo cách thông thường giáo dục chỉ cho những khóa học “kỹ thuật” hay đặc biệt hơn đó là những khóa học được tổ chức trong các cơ sở cấp cao để đào tạo thầy giáo. Giáo dục theo nghĩa này liên hệ trực tiếp với tâm lý giáo dục, tới triết học và lịch sử giáo dục, tới khóa trình, tới các phương pháp chuyên biệt và tổng quát để điều hành sự giảng dạy. Nói chung, giáo dục là toàn bộ mẫu mực đào tạo, chính quy và không chính quy, tạo thành sự phát triển nghề nghiệp của thầy giáo.
– Với Phật giáo, như Tiến sĩ Hòa thượng Thích Minh Châu đã khái quát: ‘ý nghĩa nổi bật của giáo dục là sự thọ truyền, huấn luyện, đào tạo. Nhưng sẽ rất thiếu sót nếu chúng ta không nhấn mạnh đến sự kích thích làm phát triển khả năng tư duy, sự tinh tấn, tinh thần tự do, tính sáng tạo và thiện căn vốn có ở người được giáo dục”(Diễn văn khai mạc Hội thảo giáo dục trong thời hiện đại.) Nói đến giáo dục chúng ta cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về đối tượng giáo dục là con người, từ đó nêu rõ được mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục.

III. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

  • Nói đến mục đích giáo dục là nói đến một trong những phạm trù cơ bản nhất trong giáo dục, có ý nghĩa sâu sắc đối với hoạt động thực tiễn giáo dục.
  • Là một mô hình lý tưởng mang tính dự báo về kết quả cuối cùng của hoạt động giáo dục cần đạt tới, luôn luôn có vai trò định hướng cho mọi lĩnh vực giáo dục và mọi hoạt động, đồng thời chịu sự quy định của từng giai đoạn phát triển và tiến bộ xã hội.
  • Đối với Phật giáo, kinh Pháp hoa đã ghi lại: “Chư Phật chỉ vì một duyên cớ lớn mà xuất hiện ở đời là muốn cho chúng sanh mở cái tri kiến Phật (khai), chỉ cho thấy cái tri kiến Phật (thị), nhận rỏ tri kiến Phật (ngộ), đi vào tri kiến Phật (nhập). Ai hành theo pháp ấy đều chứng vào trí tuệ tối thượng của Phật.
  • Nói cách khác, giáo dục Phật giáo không ngoài mục đích chuyển con người từ phàm phu thành bậc Thánh hay bậc chánh đẳng chánh giác tức là Phật. Nhưng phải hiểu lời giáo huấn “Ai hành theo pháp ấy” của Đức Phật đều chứng vào trí tuệ tối thượng của Phật nghĩa là “Nhập tri kiến Phật” ấy phải tự tâm chứng lấy, ta phải tập trung hết khí lực bình sinh vào tâm nguyện tự mở trói, xả trừ vô minh.

Và, chứng nhất thiết trí tức chứng đắc vô thượng Bồ đề tất cả các pháp đều vô sở đắc, đại Bồ tát phải an trụ như chư Phật an trụ tất cả các pháp chẳng phải an trụ. Từ đó mục đích tu chứng đạt Phật quả là để độ chúng sanh nên nhất thiết trí là thành quả hay nội dung của giác ngộ vốn được thể hiện bởi Bát nhã sinh ra từ Đại Bi.

  • Từ mục đích đó có tính cách chung, lớn, các nhà giáo dục Phật giáo dựa vào đó rút ra xây dựng mục tiêu giáo dục Phật giáo cho từng cấp bậc tu chứng, từng hệ phái, từng bậc học cho xuất gia và tại gia, cụ thể cho học viện Phật giáo, các trường cao đẳng Phật giáo, các trường trung cấp Phật học, các đơn vị Phật giáo tại địa phương, các lớp đào tạo cho Gia đình Phật tử (GĐPT), các khóa tu học tại các đạo tràng, cho các vị cư sĩ để đưa đến kết quả ổn định tốt.

-Thực tế, chúng ta có thể trình bày vận dụng lý luận về mục đích giáo dục Phật giáo với nhiều cấp độ.
– Cấp độ vĩ mô (phản ánh yêu cầu của xã hội đối với một nền giáo dục, đối với toàn hệ thống giáo dục Phật giáo)
– Cấp độ vi mô (từng hệ phái, từng bậc học, từng loại hình của trường học, Học viện Phật giáo Việt nam, các đơn vị Phật giáo…..) thường dùng khái niệm mục tiêu giáo dục.
– Ở góc độ quản lý giáo dục những yêu cầu thể hiện, trong mục đích giáo dục chính là các chuẩn mực bao hàm các hệ thống giá trị về tu chứng, văn hóa, đạo đức thẩm mỹ mà xã hội cũng như thời đại đặt ra cho ngành giáo dục thể hiện tính quy định của xã hội đối với công tác giáo dục được thể chế qua các văn bản pháp quy đối với giáo dục.
– Mỗi người với tư cách cá nhân trong quá trình học tập, luôn luôn ý thức được mục tiêu cụ thể mà mình cần đạt tới trong mối tương quan chặt chẽ đối với sự tiến bộ và phát triển xã hội. Đây có thể được xem là sự biểu hiện sinh động cụ thể về mục tiêu giáo dục ở cấp độ cá nhân.
-Mục đích giáo dục phải phản ánh yêu cầu của xã hội, của thời đại về mô hình nhân cách tu tập có hiệu quả thiết thực mà xã hội mong đợi, đòi hỏi ở hoạt động giáo dục. Đó là tính dự báo, tính chất lý tưởng và tính định hướng của mục đích giáo dục đối với hoạt động thực tiển giáo dục.

IV. MÔ HÌNH MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC NHẮM TỚI:

  1. MÔ HÌNH THẬP PHÁP GIỚI
  1. Phật
  2. Bồ tát
  3. Duyên giác
  4. Thanh văn
  5. Trời
  6. Người
  7. Atula
  8. Địa ngục
  9. Ngạ quỷ
  10. Súc  sanh
  11. Phật – Bồ tát – Duyên giác – Thanh văn vượt ra khỏi luân hồi( Trường hợp Tư Đà Hàm trong 4 quả thanh văn chỉ một lần chịu thọ sanh ở nhân gian. Tu Đà Hoàn chịu 7 lần tái sanh)
  12. Trời – Người – Atula – Địa ngục – Ngạ quỷ – Súc sanh vẫn chịu đựng trong vòng sanh tử luân hồi. Ở đây, căn cứ Kinh Nhân Bản:”Diêm phù có 5 điều hơn 3 cõi thiên hạ khác, hơn cả Tha – Hóa – Tự – Tại Thiên)
  • + Dũng kiện
  • + Chính niệm
  • + Là nơi Phật xuất thế
  • + Là đất tu nghiệp

+ Là chốn tu hành phạm hạnh. và kinh A hàm “ Nam châu có 3 sự thắng”:
                   + Dũng mãnh, nhớ dai, năng tạo nghiệp hạnh
                   + Siêng tu phạm hạnh
                   + Phật xuất thế ở đó
                   (Trích Phật giáo an – lập – đồ – 1994)
MÔ HÌNH VỀ BA CÕI:
                        Dục giới, sắc giới và vô sắc giới do tu tập thiền định
          5. Pháp giới Địa – Dharma – Samapatti – Phật
4. Tịch diệt địa – Nirodha – Samapatti – Arhat – Alahán
3. Vô sắc giới:Arupya – Samapatti: Phi tưởng, phi phi tưởng xứ thiên Naivasamj fnanãsàm Jnãyatanam
* Vô sở hữu xứ thiên -A kĩncanyãytanam
* Thức vô biên xứ thiên -Vịnanatyã yatanam
2. Sắc giới -Rupasamapatti
* Tứ thiền
*Tam thiền
* Nhị thiền
* Sơ thiền
1. Dục giới: Thế giới của các loài sinh động
– Giai đoạn 1 : Tu bát chánh đạo
– Giai đoạn 2: Tu thất giác chi (Trạch pháp, Tinh Tấn, Hỷ, Khinh an, Niệm, Định, Xả
– Giai đoạn 3 : Con đường không còn gì để học hỏi( Vô học đạo) kết quả mà hành giả hướng tới khi tu tập Tứ diệu đế sẽ tự đến (Trích các tông phái Phật giáo của Juniro Takakusu Tuệ Sỹ dịch xuất bản năm 1973)
           Qua kinh điển chúng ta thấy, con người chúng ta có nhiều ưu điểm Dũng kiện, chính niệm, siêng tu phạm hạnh và qua mô hình “Thập pháp giới” và “Ba cõi” chúng ta có mục tiêu cụ thể để chuyển hóa con người chúng ta dần dấn từng bước lên đến các vị trí cao hơn và vị trí tột đỉnh là Phật.
           Mặt khác, không chỉ phải đưa những vị tu trì đạt thành chánh quả mà nâng đời sống về phẩm chất đạo đức, nhân cách của con người trong cộng đồng, làm cho đối tượng giáo dục như định hướng giá trị khả năng tự điều chỉnh để thích ứng hoàn thiện nhân cách trong đời sống thực tiễn, giữa lúc con người còn mang hai mặt tiêu cực và tích cực giữa ác và thiện, giữa Atula và con người-một đức Phật tại tiền.

V. MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VIỆT NAM QUA CÁC CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ DÂN TỘC
          1. Bước đầu của nền giáo dục PGVN: hướng dẫn, dung thông, hội nhập.
* Lớp học đầu tiên hay ngôi trường đầu tiên trong nền giáo dục Phật giáo có ngay sau khi Đức Phật còn tại thế.
– Lớp học chính là nơi vườn Lộc Uyển dưới gốc đại thọ Bồ đề.
– Thời gian sau khi thành đạo.
–  Học trò: năm vị trước cùng tu
– Nội dung giảng dạy: Tứ Chánh Đế.
– Phương pháp: từ thực tiễn.
* Đến khi bánh xe pháp được xoay vầng trên quốc độ Việt Nam khoảng cuối thế kỷ I đầu thế kỷ II nền giáo dục Phật giáoViệt Nam được hình thành qua hai loại hình.
 – Truyền bá kiến thức thông thường cho thế tục.
– Mang đặc trưng thuyết pháp thông qua ngôn từ.
          2. Bước phát huy : lấy tâm học làm mục tiêu ( triều Lý 1010- 1225)
– Dung hợp cái ý hệ dị biệt giữa Nho, Lão, Phật tạo vị thế cho quốc gia, dựng nên một triều đại thuần từ lấy đức từ bi tạo căn bản cho chính trị.
          3. Bước phát triển có tổ chức về giáo dục, lấy Phật giáo làm cơ sở để phát huy và xây dựng xã hội- Hòa quang Đồng trần – Triều trần 1225 – 1400.
– Trần Thái Tôn năm 23 tuổi đã xây dựng viện Tả Nhai. Khuyến khích các vương hầu theo học Phật.
– Phật giáo có một tổ chức vững : 3 vị lãnh đạo cao cấp của giáo hội: – Điều ngự giác hoàng Trần Nhân Tôn, Pháp Loa và Huyền Quang Thiền Sư.
– Có hai trung tâm đào tạo tài năng lớn: Trung tâm chùa Quỳnh Lâm và Báo Ân. Số tăng ni tại Thăng Long có đến 15000 vị.
– Việc học Phật được mở rộng trong giới trẻ ở triều đình cũng ở Thủ đô.
Đã lấy tự học hỏi ở kinh điển làm trọng.
– Sách kinh thuộc loại Giáo khoa đã được soạn và ấn hành rộng rãi. (Trích khoa giáo của TS Huyền Quang, Pháp – Hoa khoa sớ của TS Pháp Hoa…).
– Khắc Bản Đại Tạng kinh cuối thế kỷ 13  làm tiền đề cho nền giáo dục Phât giáo thế kỷ 14.
– Thái Tông đã mở khoa thi 1232; 1243 để kén chọn nhân tài, nền giáo dục tổng hợp tam giáo: Phật, Lão, Nho
“Nhà chính trị phải thực hiện đạo Phật trong xã hội, Giáo lý đạo Phật của chúng ta cần có những bậc tiên thánh để thực hiện trên cõi đời ” (“Thiền tông chỉ nam tự” – Trần Thái Tông)

  • Trần Nhân Tông “đi khắp mọi nẻo đường nông thôn khuyên dân phá bỏ các dâm từ và thực hiện giáo lý Phật thiện”

Tinh thần giáo dục đời Trần phản ánh trong dòng văn học một đời sống tâm linh từ ái, hòa đồng thanh thoát. Tinh thần ấy của đạo Phật không đi với khiếp nhược, yếm thế mà đã đi đôi với tinh thần tự lực, tự cường và tiến thủ.
        4.- Bước phát triển có chiều sâu rộng căn bản:  Tư tưởng lớn – tư tưởng bất nhị – Thời Hậu Lê (XV – XVIII) Trịnh Nguyễn    (XVII – XVIII).

  • Phật giáo lúc này mất đi vị trí trên vũ đài chính trị, nhưng trên lãnh vực tư tưởng, đạo đức, tình cảm, văn học, nghệ thuật, Phật giáo vẫn là nhu cầu thiết thực cho nhu cầu sinh hoạt tâm linh. Tư tưởng “Bất nhị” của Phật giáo là vũ khí sắc bén đã đưa các nhà lãnh đạo đất nước vượt qua một giai đoạn lịch sử phục quốc khó khăn gian hiểm nhất của dân tộc. Tư tưởng “Bất nhị” đó đã vượt lên mọi mâu thuẩn của Trí thức, mọi khái niệm “có” “Không ” “phải ” “trái” một cách giáo điều để hành động sống trong Xã hội. Giáo dục Phật giáo trong thời điểm này chính là hạt nhân phá vỡ mọi ách tắc của Xã hội, nhất là một xã hội giáo điều khắc khe của tư tưởng tôn quân nho giáo.
  • Mục tiêu giáo dục Phật giáo ở giai đoạn này phá vỡ tư tưởng “ Nhị nguyên” nhập vào “pháp môn bất nhị” chuyển Phật giáo và những thử thách điêu linh của vận nước đè nặng qua một hoàn cảnh trong sáng an lạc hơn đồng thời xác nhận Phật giáo tính trong dân tộc tính Việt Nam
  • Cuối thế kỷ 18, điều xác quyết và tiến bộ đó là mục tiêu Giáo dục mà Thiền Sư Toàn Nhật đã đưa ra hết sức đậm nét.
  • Thầy quan trọng hơn cả Vua và cha mẹ
  • Lao động cũng là cơ sở đạo đức con người
  • Đạo đức nhân nghĩa và tính chiến đấu trong Phật giáo qua  “Hứa sử truyện văn” đã đưa Phật giáo đại thừa vào cuộc sống xã hội.
          5.- Thế kỷ XX:
  • Dưới Triều Nguyễn vừa phục hưng vừa phát triển ý thức hệ Phật Giáo và dân tộc Nam, Trung và Bắc Kỳ khởi động mạnh việc nâng cao trình độ Phật học cho tăng ni và tín đồ. Ở mọi nơi đều có Phật học đường cho tăng ni học tập và có chương trình tương đối. Đặc biệt ở Miền Trung còn lưu tâm nhiều việc học Phật cho giới Thanh Thiếu Niên và Đoàn Thanh niên phật học đức dục ra đời (Commision d’etudes Boudhiques el de pecfectionnetmoral) do bác sĩ Lê Đình Thám hướng dẫn. Họ được học Phật theo lối tân học và tiếp thu khá nhanh.
  • Đoàn Phật học đạo đức phát triển khá mạnh đã tổ chức Phật học Tùng Thư và xuất bản một số đầu sách giáo dục Phật học cho tuổi trẻ hết sức có giá trị. Đây chính là những duyên tốt khởi đầu cho sự có mặt của Gia đình Phật tử Việt Nam .
     

* Cuối triều Nguyễn đến 1975 mục tiêu phát huy hơn nữa ý thức hệ Phật giáo và dân tộc. Xây dựng hệ thống giáo dục Phật giáo đến vùng nông thôn. Không những chú trọng về Phật học mà còn lưu tâm về thế học cho tăng ni và thông qua việc giáo dục cả đời lẫn đạo để phát huy Đạo nên hệ thống tư thục Bồ đề cấp 2 và 3 bậc trung học phổ thông được mở ra từ 1951 và lan rộng cả miền Nam, trong đó còn có hệ thống mẫu giáo tiểu học Kiều Đàm ….v.v. Đặc biệt là viện Đại Học Vạn Hạnh, mọi sinh viên đều được thi và học không phân biệt ngay cả tôn giáo.
6. Những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI – 1975 đến nay. Giáo dục Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn này chỉ lưu ý học tập cho tăng ni, các học viện Phật giáo Việt Nam tương đương với bậc Đại học, các trường trung cấp Phật học chỉ có nhiệm vụ đào tạo tăng tài thừa kế chứ chưa nói đến việc học cho vai trò của người cư sĩ Phật giáo mặc dù có các lớp học Phật pháp hàm thụ do ban Hoằng Pháp Trung Ương tổ chức, lớp học Phật pháp cho nam nữ Phật tử tại Huế, lớp đào tạo các cấp, bậc học trong GĐPTVN.

VI. NỘI DUNG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO:
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, sau khi thành đạo đã vân du hoá đạo suốt 49 năm. Lời dạy của Ngài các đệ tử ghi lại và trải qua các lần kiết tập trở thành tam tạng Giáo Điển: Kinh, Luật và Luận, một kho tàng vô cùng phong phú. Nội dung chủ yếu là tam vô lậu học: Giới – Định – Tuệ.

  • GIỚI: Pratimoksa (sk); Patimokkha (Pali): Ba-la-đề-mộc-xoa

Có nghĩa biệt giải thoát, xứ xứ giải thoát hay Tùy Thuận giải thoát (biệt giải thoát là giải thoát từng phần tùy mức độ giữ giới; Tùy Thuận giải thoát là tùy thuộc quả hữu vi hay vô vi của người hành).
Giới có nghĩa “phòng phi chỉ ác” hoặc “chỉ ác, tác thiện”.
Trong bát chánh đạo gọi giới là giới uẩn gồm có : chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng.
Giới gọi là vô lậu học vì đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc đưa đến giải thoát.

  • ĐỊNH: Thiền định có khả năng thu nhiếp những tinh thần phán tán hỗn loạn để thấy tự tính của mình (Từ điển Phật học Hán Việt Hà Nội xuất bản 1992)

Theo Trí giả đại sư thiền tiếng Phạn Dhyana có 3 cách định nghĩa:
Theo nhân mà định nghĩa Thiền là tư duy
Theo phương diện kết quả mà nói thiền là tĩnh mặc, là định tức là chú tâm suy tư trên mặt đối tượng khiến cho tâm thức được định tĩnh  và Thiền là công đức Tùng Lâm
Thiền của Phật giáo có 2 phần: chỉ samatha, và quán  ( Vipassana)
      * TUỆ :  Tác dụng phân biệt sự lý, thông đạt sự lý, Thông đạt sự tướng hữu vị gọi là trí. Thông đạt không lý vô vi gọi là Tuệ
Luận duy thức: Phân biết cảnh sở quán là tính đọan được nghi ngờ là nghiệp. Còn quán đượcv trong cảnh đắc thất đều là không thì chỉ có Tuệ mới đạt được, mới quyết định được (Từ điển Hán Việt Hà Nội –xuất bản 1992).
Tuệ học là một trong tam vô lậu học. Quán chiếu tâm lý là tuệ tĩnh, tiến tu tập là học. Cắt đứt nghi hoặc, chứng ngộ chân lý đó là tác dụng của Tuệ. Phát uy trí tuệ đó là tịnh tiến tu tập thì gọi là Tuệ học.
           GIỚI. ĐỊNH. TUỆ có liên quan mật thiết với nhau. Giới có khả năng ngăn ngừa sự tháo động của thân và khẩu đưa đến sự yên tĩnh cho tâm thức, do đó Định sẽ đạt đến một cách dễ dàng. Do Định mà phát sanh Tuệ. Định Tuệ cũng làm cho giới được thọ trì một cách chắc chắn. A-Tì-Đàm gọi đó là Định cọng giới và Đạo cọng giới.
Kinh điển của Phật giáo, qua Giới, Định, Tuệ chúng ta thấy đức Phật đã chỉ dạy về thế giới quan, nhân sinh quan về đạo đức xã hội.
Thế giới quan tức cách nhìn nhận cũa con người về thế giới. Nói cách khác đó là hệ thống các quan điểm về tự nhiên và xả hội. Theo nghĩa tổng quát đó là cách nhìn, cách đánh giá thế giới ngoại tại.
Thế giới quan chính là cơ sở của thái độ con người đối với tự nhiên, xã hội và bản thân, là cơ sở để con người suy nghĩ, hành động đúng đắn trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội đồng thời từ đó thúc đẩy con người hành động, điều chỉnh hành vi của mình trong quá trình hành động để vươn lên.
Thế giới quan là yếu tố chủ đạo xác lập cho cá nhân quan điểm, niềm tin và lý tưởng. Nó là phương pháp, tư tưởng của cá nhân, xác định phương châm hành động cho mổi cá nhân trong cộng đồng sinh hoạt, liên hệ mô hình thập pháp giới hay mô hình về  “ Ba Cỏi ”
A/ Về thế giới quan ( vũ trụ quan ) của Phật giáo
– 1 Nhìn giới góc độ của, “Thật Tướng Luận.”
Thực thể hay thật Tướng của vũ trụ dưới con mắt của, Thật Tướng Luận, trong Phật giáo được xen Chơn như. Chơn như vô sanh diệt, không còn mất, vô thỉ vô chung có đủ tất cả những diệu dụng đức  Tánh, Chơn như chỉ có giác ngộ mới chứng nhập được. Ngôn ngữ văn tự chỉ có thể diển tả được ở hiện tượng giới mà thôi.
2- Nhìn dưới góc độ của duyên khởi luận : (Patichchasamuppada,(P,)
Theo duyên khởi luận tất cả mọi sự vật điều do duyên sinh tức do các điều kiện, hoàn cảnh nào đó mà các sự vật được hình thành. Không có sự vật, một chúng sinh nào tự sinh hay tự có. Trong vũ trụ có vô số nhân tố liên hệ với nhau là nguyên nhân, là kết quả của nhau trên mỗi sự vật luôn vận động và là sự vận động thay đổi không ngừng.
      Mỗi sự vật điều do duyên sinh nên không thể có một duyên mà tạo thành được mỗi sự vật.Do vậy PG thấy rất rõ không có đấng thần linh nào tạo ra vũ trụ, không có một nguyên nhân đầu tiên và không có một kết quả nào cuối cùng vì như chúng ta đã biết mỗi sự vật được tạo thành phải do nhiều yếu tố. Nguồn gốc của mọi hiện hữu là nhân duyên. Chịu sự chi phối bởi định luật nhân quả các sự vật chi phối lẫn nhau tạo ra quả, đồng thời cũng là nhân cũng là quả của nhau.
     Con người theo Phật giáo là một phần tử của vũ trụ, của thế giới tự nhiên, con người là một chúng sinh như bao nhiêu chúng sinh khác dự phần vào sự biến đổi của tự nhiên. Vũ trụ quan đối với Phật giáo có tính cách khoa học, sự tồn tại của vũ trụ là tồn tại khách quan. Giữa vũ trụ và con người chúng sanh có mối tương quan liên hệ trong cuộc sống.
     Thế giới quan, vũ trụ quan của Phật giáo dưới ánh sáng duyên khởi đó là duyên sinh tính hay vô ngã tính. Đó chính là thực tánh của Pháp, của vũ trụ vạn vật. Ai thấy được duyên khởi là thấy Pháp, Ai thấy Pháp là thấy phật.

Theo định luật duyên khởi: Do vô minh      hành, do hành -> thức sinh, do thức          danh sắc sinh, do danh sắc     lục nhập sinh       xúc sinh, do xúc      thọ sinh, do thọ    ái sinh, do ái       có thủ sinh, do thủ      hữu sinh, do hữu      sinh, do sinh     có lão tử (Tương ưng bộ kinh II trang 2)

“Do vậy diệt vô minh một cách hoàn toàn đưa đến hành diệt; hành diệt      thức diệt .v..v lão, tử, diệt. Vậy toàn bộ khổ uẩn diệt (sđd)
“Khi 12 nhân duyên sinh khởi thì đồng nghĩa với toàn bộ khổ uẩn khởi, khi 12 nhân duyên diệt thì đồng nghĩa với toàn bộ khổ uẩn diệt” đây là sự thật.
“Pháp duyên khởi ấy dù có Như lai xuất hiện hay không an trú là giới tánh ấy, pháp quyết định tánh ấy, y duyên định tánh ấy. Như lai hoàn toàn chứng ngộ, chứng đạt. Như lai tuyên thuyết khai thị, phân biệt minh thị”
“Duyên vô minh, này các tỳ kheo, có các hành .vv…. Như vậy, này các tỳ kheo, ở đây là như tánh, bất hư vọng tánh, bất dị như tánh, y duyên tánh ấy. Này các tỳ kheo! Đây gọi là duyên khởi”
Gọi là duyên sanh pháp là các pháp được tác thành, hữu vi biến hoại, tan rã đoạn diệt vô thường.
Trong kinh Phật tự thuyết (tiểu bộ I trang 291) nguyên lý duyên khởi được trình bày:

  • Do cái này có mặt trên cái kia có mặt
  • Do cái này không có mặt trên cái kia không có mặt
  • Do cái nầy sinh nên cái kia sinh
  • Do cái nầy diệt nên cái kia diệt

Từ đó đưa đến:

  • Tất cả các biện pháp hữu vi đều do duyên sinh. Sự có mặt của một pháp thực ra chỉ là sự có mặt của nhân duyên sinh ra nó. Sự hoại diệt của một pháp cũng là sự hoại diệt nhân duyên sinh ra nó. Các pháp không có thật sinh hay thật diệt.
  • Duyên khởi trong thực tại là một hiện tượng trùng trùng một sự vật có mặt có nghĩa có tất cả nhân duyên trùng trùng ấy có mặt. Nói cách khác, không thể có một ngã tướng nào có mặt ngoại trừ pháp giới Duyên khởi.
  • Một pháp tập khởi chính là pháp giới tập khởi
  • Vì duyên sinh, vô ngã vốn không sinh, không diệt nên tự nó không có ý nghĩa thường hay vô thường, có hay không có, khứ hay lai v..v nó thoát ly mọi tướng trạng.
  • Các vấn đề siêu hình (metaphysic) bàn về nguồn gốc tự thể của các hiện hữu đều được xem là lý luận đối với giáo lý Duyên Khởi.
  • Duyên khởi luận trong Phật giáo được giải thích qua các nhận thức.
  1. Dưới góc độ nhận thức nghiệp cảm duyên khởi

Chủ  trương của tiểu thừa nguyên thủy Phật giáo nguyên nhân đau khổ và sinh tử luân hồi do “hoặc – nghiệp”. Cái vòng nhân biến đổi thì nghiệp quả biến đổi, chánh báo và Y báo biến đổi. Do nghiệp như thế nào thì cảm thọ cái thân và cảnh như thế. Diệt trừ được nghiệp là trở về với chơn như

  1. Dưới góc độ nhận thức của A-Lai-Da (Alaya)
  • Nghiệp cảm duyên khởi có 6 thức, đại thừa chỉ – giáo thêm Mạt – Na – Thức và A – lại  – Da  – Thức.
  • Mạt na thức tự cầm lấy chỗ thấy biết, tự nhận có cái ngã
  • A-Lại –Da thức tức thức thứ 8 hay Tạng Thức, có 2 công năng:
     Sanh khởi tất cả các Pháp và thu nhiếp tất cả các Pháp.
  • Khi căn thân của ta vừa phát sinh là nó đã bao hàm khách quan giới. Khách quan giới có chủ quan giới tác động.
  • A – lại – da – thức là nền móng của nhân quả luân hồi và cũng là nguyên căn của giải thoát, chủng tử hữu lậu là những hạt giống sinh ra có hiện tượng giới, chủng tử vô lậu đưa đến giải thoát.

3. Dưới góc độ chân như duyên khởi:

  • Đại thừa chung giáo: Chân như tùy duyên sinh ra muôn pháp. Tâm vị trí động thì tâm là cửa của sinh diệt, nếu ở phương diện tịnh thì tâm là cửa của chân như.

Nhưng tâm tại sao có 2 phương diện ?

  • Chân như vốn thường trụ, bất động nhưng do vô minh làm duyên nên đưa đến vọng động. Vô minh không phải vật có thật nó dựa trên tâm thể mà có. Nó là một vọng niệm. Chân gồm có chân như và vạn tượng. Tịnh là chơn như, động là vạn tượng. Động tịnh không rời nhau nhưng cũng không phải là khác nhau.

“Tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên”
Tùy duyên tịnh sinh ra tứ thánh (cửa không )
Tùy duyên nhiễm sinh ra lục phàm (vũ trụ vạn hữu)
      4. Dưới góc độ pháp giới duyên khởi:

  • Chủ trương của mật tôn hay Chơn Ngôn tôn, Lục đại, địa, thủy, hỏa, phong, không và thức.
  • “Địa, thủy, hỏa, phong và không ” thuộc sắc pháp (vật)
  • “Thức” thuộc tâm pháp (tâm)
  • Vật và tâm 2 phương diện của một bản thể nhất như.
  • Đứng về phương diện tổng quát nhìn nhận: Vũ trụ là một hoạt động không ngừng của lục đại. Lìa hiện tượng không có thực thể. Thánh phàm khác nhau ở chỗ biết hay không biết phân biệt chân như với hiện tượng.

5. Dưới góc độ lục đại duyên khởi:

  • Chủ trương của Đại thừa Viên giáo, pháp giới duyên khởi là có ý nghĩa lớn, các pháp làm nhân duyên cho nhau nương tựa, tương phản dung thông mà lập nên.
  • “Năng lực chủ động của pháp giới duyên khởi chính là do vạn pháp mỗi pháp dung thông với nhau, cùng nhau làm duyên khởi”
  • Như vậy vũ trụ vạn hữu là một hiện tượng giới hoạt động từ vô thỉ đến vô chung. Do đó có sinh nhiệt chuyển biến.
  • Đối với thế giới quan, vũ trụ quan theo Phật giáo không chỉ có hành tinh chúng ta mà còn có nhiều hành tinh khác nữa, có cả “Tam thiên, đại thiên thế giới”. Mỗi đại thiên thế giới có một ngàn triệu thế giới nhỏ như thế giới của chúng ta và không phải chỉ có một đại thiên thế giới mà còn có nhiều Đại thiên thế giới (I).
  • “Thế giới đều bị chi phối theo luật” Thành, Trụ, Hoại, Không. Sự thành tựu của một thế giới nầy là sự hoại không của một thế giới khác cứ xoay vần tiếp tục.

B/ Về nhân sinh quan:

  • Được hiểu như cách sống của mỗi người, hiểu về bản thân về sự hiện hữu của mình. Mối tương quan giữa mỗi người trong gia đình và xã hội, tương quan với thế giới.
  • Đối với Phật giáo con người được kết hợp bởi 5 uẩn: sắc, thọ, hành và thức.
  • Sắc thuộc về chất. Thọ, tưởng, hành, thức thuộc về tinh thần, về tâm lý
  • Như vậy cái thân thể, cái chủ thể tâm vật lý được coi là con người đó là sự kết hợp, do nhân duyên của các pháp hữu vi mà thành nên nó không có tự thể, không có ngã. Nói cách khác, con người hay cái tôi là vô ngã.
  • Thực thể của các pháp là không (sunyata) “không” ở đây siêu việt cả “không ” và “có”. Nó có một thực thể bất tư nghì, duy chứng tương ứng. Chơn không bất không và bất sanh, bất diệt, bất tăng, bất giảm.
  • Đối với PGhật giáo con người là một động vật quý. Trong kinh thường dạy: “Nhơn thân nan đắc” con người lại có nét đặc biệt: năng tạo hạnh nghiệp, siêng tu phạm hạnh và dũng mãnh (Kinh A hàm). Tác dụng khổ đau hay giải thoát chỉ diễn biến trên thân này.
  • Chính “tác ý” (cetanã): muốn làm động cơ phát xuất hành động qua than, khẩu,ý là kẻ tạo nghiệp và “thọ” (Vedanã)  cảm giác, là kẻ gặt quả.
  • Nếu quyết định chính đáng (yoniomanasikãra) thì tạo thiện nghiệp.
  • Nếu quyết định sai lầm  (yoniomanasikãra) thì tạo ác nghiệp.

“Làm ác do nơi ta. Làm cho ta nhơ bẩn do nơi ta”
“Không làm ác do nơi ta. Làm cho ta trong sạch cũng do nơi ta”. Không ai có thể làm cho ta trong sạch” (Dhammapada)

  • Con người chưa được giải thoát an lạc thật sự chính là vô minh (Avajja) không thấy được thực tướng của sự vật tạo ra nghiệp. Do vô minh “hành ”phát sinh, ái dục đi liền với vô minh là nguyên nhân tạo nghiệp. Do đó giáo dục Phật giáo có nhiệm vụ chuyển các sinh linh ra khỏi hang đá vô minh. Con đường có hiệu quả nhất mà chúng ta đã biết ngay mở đầu lớp học đầu tiên. Ngôi trường đầu tiên đó là vườn Lộc Uyển năm người học trò chính là 5 vị trước cùng tu khổ hạnh cùng với Ngài, và người thầy giáo chính là đức Phật và nội dung bài học là Tứ Diệu Đế, bốn đế lý chắc thật.
  • Khổ – tập của khổ
  • Diệt tập của khổ
  • Đạo diệt tập của khổ và theo lộ trình “Tam chuyển thập nhị hành pháp môn” tức pháp môn ba lần chuyển (thi chuyển, chứng chuyển, khuyến chuyển) và 12 lần làm.
  • Nói cách khác, mỗi người tự nhận biết rõ ràng.
  • Sự thật về đau khổ
  • Sự thật về nguyên nhân của khổ
  • Sự thật về tận diệt khổ
  • Sự thật về con đường đưa đến sự tận diệt khổ đau tức Niết bàn an lạc mà đức Phật là người đầu tiên đã khai lộ, đã thực tu và thực chứng.
  • Nói tóm lại, thế giới quan của Phật dưới ánh sáng duyên khởi, đó là duyên sanh tính hay vô ngã tính vô thường, biến đổi theo luật Thành Trụ Hoại. Không mỗi sự vật hiện tượng, không có đấng thần linh nào sáng tạo được, sự sự vật vật tồn tại khách quan. Lời dạy của Đức Phật là phương tiện hữu hiệu chỉ bày chân lý chứ không phải chân lý. Đức Phật đã từng ví dụ như ngón tay chỉ mặt trăng đừng lầm ngón tay là mặt trăng.
  • Nhân sinh quan, con người có khả năng giác ngộ. Là đức Phật sẽ thành nếu biết tu học như hoài bảo của đức phật. Do có một thế giới quan khách quan, thấy được sự tồn tại của sự vật hiện tượng không bị ảo giác quyền uy sáng tạo vũ trụ của đấng thần linh tối cao nào nên có đức tin ở chính mình, ở nội lực không bị tha hóa. Nhân sinh quan, trước hết đó là đức tin ở tự lực, tự lực là chủ yếu. Có tự lực, tự tin mới không bị vong thân, mới có tự chủ, tự do.
  • Vì mọi chúng sinh đều có phật tánh nên bình đẳng, “không có giai cấp trong nước mắt cùng mặn, máu cùng đỏ, cùng tham sống sợ chết, cùng tôn trọng yêu thương nhau trên tinh thần từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha”
  • Người Phật tử phải nắm vững nội dung cơ bản giáo lý về tam vô lậu học:
     Giới, Định, Tuệ. Từ đó phải sáng lên một thế giới quan như thật, một sinh quan tích cực. Con người dưới con mắt Phật giáo là trung tâm nhưng là vô ngã, là đối tượng có thể được chuyển hóa và vươn lên đỉnh cao của giác ngộ.
  • Bản chất hiện tượng con người và thế giới tự thân và tha nhân, tự biểu và cộng biểu, tất cả đều là duyên khởi. Tất cả đều mang ý nghĩa tương tức tương nhập,”một tất cả, tất cả là một”. Tất cả đều điều kiện hòa lẫn nhau như muôn loài vạn vật không thể sống và sinh trưởng mà thiếu năng lượng trong từng tia nắng của mặt trời.
     

VII/ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA PHẬT GIÁO
Nói đến phương pháp giáo dục ngày nay người ta thường quan tâm 3 lãnh vực như Tiến sĩ Lý Kim Thoa đã viết:

  • Phương pháp soạn thảo chương trình (curriculumplanning)
  • Phương pháp tổ chức các phương tiện giáo dục (Schools and facilities)
  • Phương pháp giảng huấn và học tập (teaching and learning)

Với đạo Phật rất chú trọng đến phương pháp , đức Phật đã hiểu hơn ai hết, ngay từ “Sutra ” kinh đã hàm chứa phương pháp giáo dục của đức Phật.  Kinh điều kiện ắt có: khế lý, khế cơ, khế thời.( Khế “phù hợp”)

  • Khế lý: Yêu cầu phải phù hợp với lý luận, phù hợp với sự thật và hiệu quả
  • Khế cơ: yêu cầu phải phù hợp với căn cơ, tức mức độ và trình độ của mỗi đối tượng.
  • Khế thời: yêu cầu phải đúng lúc và phù hợp với nhu cầu của thời đại

Chính từ đây chúng ta thấy có phương pháp khoa học Giáo dục đa dạng
1. Phương pháp nhận thức phổ biến:

  • Phương pháp khoa học biến chứng:

Bài thuyết pháp đầu tiên vườn Lộc Uyển căn cứ vào cơ sở thực tế đức Phật đã đặt, tìm hiểu vấn đề và giải quyết vấn đề hết sức thực tiễn rất khoa học và biện chứng. Đó là Tứ Thánh Đế (Cattariariya – sacca) mà mỗi người đều phải biết rõ:

  • Sự thật về khổ
  • Sự thật về nguyên nhân khổ
  • Sự thật về sự tận diệt của khổ
  • Sự thật về con đường đưa đến sự tận diệt khổ tức Niết bàn an lạc.
  • Thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức và là tiêu chuẩn của nhận thức
  • Chính ngay Tứ thánh đế: khổ đế đã làm bùng nổ nhận thức và cũng đánh giá mức độ nhận thức. Bát chánh đạo: con đường chánh gồm 8 nẻo, từ thực tiễn sẽ đưa ta đến giải thoát an lạc Niết bàn. Hoặc rút từ thực tiễn nhận thức của mỗi đối tượng mà chúng ta thấy:
  • Trước hết đức Phật dạy về kinh A – hàm: nói về khái niệm và ý nghĩa của  “Hữu” cho Tiểu thừa.
  • Tiếp theo dạy về kinh Bát nhã: nói về “không” cho hoàng đại thừa cuối, pháp hoa kinh được đức Phật giảng dạy về Nhất thừa (duy ma thắng ma) tức Phật thừa, phi hữu phi vô.
  • Dưới cái nhìn, cái nhận thức chung “Hữu” là sự thật, và từ đây phân tích để đưa đến cái “không” là tất yếu. Không dừng lại ở “không” mà nâng tầm nhận thức lên đạt tới nhận thức cao nhất, chuẩn nhất “Trung đạo”, phi hữu vô nhất thừa (Phật thừa, Như lai lấy pháp thân thị huyễn các huyễn tướng phàm phu chính muốn từ trên huyễn tướng thể nhận pháp thần đầy đủ)

2. Phương pháp chung nghiên cứu khoa học giáo dục họ thường áp dụng:

  • Phương pháp “logic”: so sánh, phân tích tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, tương đồng, ẩn dụ,……..
  • So sánh đối lập: Đức Thích Ca Mâu Ni Phật xuất hiện ở cõi đời theo các kinh điển ghi lại: “ngã vị đại sự nhân viên xuất hiện ư thế: khai thị, Ngộ, nhập Phật chi tri kiến”. Đó là nguyên nhân chủ quan
  • Xét một mặt khác, trên phương diện lịch sử cổ tích khách quan, ngài ra đời giữa một xã hội Ấn Độ đang bị đè nặng sự áp bức của các giai cấp, Ngài muốn xóa bỏ giai cấp đem lại sự tự do bình đẳng giữa con người trong XH . “không có giai cấp, trong nước mắt cùng mặn, máu cùng đỏ. Thực tế giai cấp lúc đó, các quyền lực của

Giáo sĩ Bà – La – Môn.  Đức Phật đã dùng phương pháp đối lập trong lối giáo dục của mình.

  • Tu Sĩ Bà – La – Môn phải là người xuất thân từ giai cấp Ba La Môn
  • Tu sĩ Phật giáo không phân biệt giai cấp
  • Để  trở thành tu sĩ Ba La Môn. Người ấy phải có vợ con
  • Tu sĩ Phật giáo cắt ái từ thân
  • Tu Sĩ Bà – La – Môn để tóc dài quấn quanh đầu, bịt khăn trắng
  • Tu sĩ Phật giáo cạo đầu
  • Nữ giới dù thuộc lòng Bà – La – Môn cũng không được làm tu sĩ
  • Nữ tu Phật giáo đủ tư cách như một nam giới (đoàn)
  • Tu Sĩ Bà – La – Môn sống tại nhà
  • Tu sĩ Phật giáo sống với Tăng già (đoàn)
  • Tu Sĩ Bà – La – Môn bắt buộc phải có kinh tế gia đình đầy đủ
  • Tu sĩ Phật giáo khất thực và không giữ tiền bạc
  • Tu Sĩ Bà – La – Môn mặc áo trắng tượng trưng sự thanh bạch
  • Tu sĩ Phật giáo mặc áo phấn tảo, áo hoại sắc (không tham đắm ……)
  • Đạo bà la môn sát tế đẫm máu
  • Đạo Phật giữ giới không sát sanh
  • Đạo bà la môn nặng nề tế lễ cầu xin
  • Đạo Phật tu tập thiền quán để tự giác ngộ
  • Phương pháp kinh nghiệm thực nghiệm:
  • Đức Thích Ca Mâu Ni đã qua quá trình hỏi đạo, tìm hiểu cũng như thực hành các phương pháp luyện tập của các nhà tu khổ hạnh trước khi thiền định dưới cây Bồ Đề – thành chánh quả.
  • Phương pháp tu của Ngài thực nghiệm sống thực mới là chủ yếu. Kinh giáo đã để lại Như người có uống mới biết nguội hay nóng (như nhơn ẩm thủy noãn tự tri)
  • Phương pháp phủ định: Kinh Bát Nhã thường dùng “Phật Thuyết Bát Nhã Ba La mật tức phi Bát Nhã Ba La mật thị danh Bát Nhã Ba la Mật”

“Như lai thuyết thế giới phi thế giới thị danh thế giới”
“Chư Phật kí đắc vô thượng Bồ Đề tất cả các pháp đều vô sở đắc Trong Bát Nhã Ba La mật, đại Bồ đề phải an trụ như chư Phật an trụ nơi tất cả pháp chẳng phải an trụ.”

  • Phương pháp của Tâm Kinh Bát nhã đề ra một tràng phủ định, chối bỏ luôn cả nhận thức hay trí vì chừng nào ý thức còn chổ bám. Đó thực là một trở ngại trên đường về giác ngộ tối thượng. Phủ định ở đây là dọn sạch; là thanh lọc; là vươn lên. Như thế phủ định chính là phương tiện nhờ đó để thành tựu cái khác. Quá trình chứng ngộ của quán Tự Tại Bồ Tát đã xuôi theo dòng phủ định bất cứ một thứ gì có thể đem trí óc mà hiểu như là một đối tượng của tư tưởng. Ngài đã từng tuyên bố: “Gate, Gate, paragate, parasamgate”. Đó chính là sự phóng xuất vọt ra từ nội tâm của Ngài khi ngài sang ngang dòng phủ định. Với sự phóng xuất đó, mọi vật bừng sáng và Quán tự tại đã tụ tập Bát Nhã đến đích (Thiền luận Suziki)
     
  • Phương pháp kết hợp giữa tâm học và tuệ học

Biểu tượng cho hình thức của phương pháp này chính là hình ảnh của Bồ tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi và Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền được thờ hai bên đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Mỗi hành động được đánh giá cao nhất là được trí tuệ chỉ đạo và từ bi hướng dẫn.
Phương pháp từ hiện thực nâng lên tầm lý tưởng chung đó là lý tưởng từ hiện thực của hiện thực.

  • Giáo lý của Phật giáo không phải từ bỏ ý thức mà đưa ý thức đến độ viên mãn. Chẳng hạn khi đôi mắt biến nhìn vào vô thường, vô ngã.

“Vô thường ” là một cách thể nhận chân được quy luật của cuộc sống, không nhìn cuộc sống là ảo ảnh mà thấy cuộc sống là vận động.
“Vô ngã” là một kết quả, một kết luận của ý niệm vô thường, nhận biết được cuộc sống vô thường mới thấy được cách thể “vô ngã”. Từ đó con người mới thoát khỏi cái “bi” của cuộc đời. “Bi” là một khái niệm triết lý hiện thực của con người. Nhận ra chính mình để trở về với chính mình là một quá trình nhận ra cái bi để đi đến cái đẹp. (Hoàng Thiệu Khang – Giác ngộ số 117 năm 1995 “Phật học và giáo dục thẩm mỹ”)
Đây là một phép biện chứng tinh khiết, nó thực thi một sự thống nhất sâu xa giữa cuộc đời có thực với cõi đạo lý tưởng. Nó nâng cái đời có thật mỗi người lên cõi đạo cao đẹp, và con người vừa sống ở Niết bàn đồng thời thực thi tinh thần siêu thoát nơi cuộc sống.

  • Phương pháp ẩn dụ: Phương pháp này kinh pháp hoa đã sử dụng (kinh Diệu Pháp Liên Hoa).
  • Liên hoa: Một loài hoa từ vũng bùn vươn lên, hoa không nở trên mặt nước mà vươn lên nở giữa hư không, nở vào lúc nửa đêm, hương thoảng nhẹ nhàng.
  • Cành, nhị, gương, hạt, đồng hiển lộ: tượng trưng cho nhân quả đồng thời quả không ngoài nhân, nhân không ngoài ngã.
  • Cánh nhị cho nhân
  • Gương hột tượng trưng cho quả
  • Nhân quả đồng hiển lộ đã cho chúng ta thấy được: dù chúng sanh đang dong ruỗi theo trần lao nhưng bản thể chân thường “hay” tri kiến Phật đã tự viên mãn vô thỉ vô chung.
  • Liên hoa dụ cho 3 phương tiện khéo léo.
  • Vì “gương hột” mà hoa sen sanh
  • Vì “hoa nở” mà hiển bày gương hột
  • Vì “cánh nhị” rụng mà chỉ còn gương hột

Với ẩn dụ:

  • Vì bậc Trung và Hạ căn muốn đạt lý chân thường mà phải lập tam thừa để dẫn dụ.
  • Vì bậc căn muốn đạt lý chân thường mà phải khai quyền hiển thật.
  • Vì hạng trung và hạ căn mà kinh đã ghi “Ta từ nhỏ xuất gia tu hành để chứng đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác “tức ” vì gương hột mà hoa sen sanh”.
  • Vì thượng hạng căn mà kinh đã ghi “Vì độ chúng sanh nên ta hiện có diệt độ, nhưng chẳng có diệt độ ta thường ở lại đây nói Pháp “tức vì” cánh nhụy” rụng mà chỉ còn gương hột.
  • Thực ra đối với đức Phật tùy cơ duyên mà hóa độ chúng sanh nên có rất nhiều phương pháp giáo dục. Kinh có ghi lại có vô biên phiền não phải được dứt trừ thì phải có bấy nhiêu pháp môn tu học khác nhau. Đây chính là phương pháp thù thắng nhất trong mọi phương pháp thù thắng của Giáo dục học Phật giáo
  • Phương pháp thuyết pháp:
    Hạnh Thuyết pháp đúng với ý nghĩa chuyển pháp luân phải toàn bị: (5 điều)
  • Phải nơi: chọn nơi chốn phù hợp trang nghiêm thanh tịnh
  • Phải thời: (lúc)
  • Phải pháp: chánh pháp (năm việc thuyết pháp không đúng)

1/ Tự nói biết tất cả Phật pháp
2/ Thuyết kinh Phật dẫn chứng sai
3/ Đối với các pháp sinh tâm nghi ngờ chẳng tin
4/ Tự nói điều mình biết chứ không nói pháp các kinh
5/ Vì lợi dưỡng:

  • Hợp căn cơ
  • Thành khẩn mong cầu và kính trọng (đối với người đầu pháp)

(Phật vì lòng cầu pháp, muốn nghe một câu kệ, nguyện hy sinh thân mạng, lột da làm giấy, lấy máu làm mực, chẻ xương làm viết. Phật pháp chỉ nói ra khi kẻ nào thành khẩn mong cầu

  • Phương pháp áp dụng luân lý học mệnh đề (Nagarjiuna)

Lý thuyết 4 phạm trù (Catuskoti)

  • Duyên sinh là không biến mất không hiện ra (1)
  • Duyên sinh là không trường tồn không tiêu diệt (2)
  • Duyên sinh là không đồng nhất không đa diệt (3)
  • Duyên sinh là không tìm đến không bỏ đi (4)

Không có hiện thể nào mà không duyên sinh

  • Do đó không có hiện thể nào mà không trưởng thành (Nagarjiuna)

Phương pháp vượt trên mọi phương pháp:  vô ngôn

  • Trực giác – Thiền
  • Theo Phật giáo giác ngộ là tuyệt lý của vũ trụ, là yếu lý của Phật tánh. Chứng đạo tức tự chứng ở trong ta cái thực tại tối thượng ấy. Giác ngộ, về trí giải, nó vượt qua tất cả thế kiệt thuộc phạm vi nhận thức và ngôn ngữ văn tự; về tâm giải nó phải là sự tải thiết toàn thể phẩm cách con người và chỉ có thể nắm lấy hành vi trực giác và xuyên qua một sự tự chứng cá nhân. Giác ngộ, người nghĩ, sự nghĩ và ý nghĩ đều hòa tan trong một hành vi duy nhất là kiến chiếu – trong thực thể của chính mình (Thiền luận ISuZuKi)
  • Trong quyết đoán có người quyết và có sự tuyên quyết trong giác ngộ, người quyết tức là sự quyết; sự quyết tức là người quyết; cả hai hòa tan làm một.
  • Đức Phật đã giảng nội dung của giác ngộ là Pháp (Dharma) – cần phải trực nhận (Sandithika) ngoài tất cả giới hạn của thời gian (akalila) tự mình thể nghiệm lấy (chipassika) và trí giả phải tự chứng tự ngộ (pacattam veditabbo vinnuhi)
     

VIII.- ĐI VÀO THỰC TIỄN CHƯƠNG TRÌNH TU HỌC – ĐÀO TẠO  GIA +ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

  • Căn cứ vào chương V, điều 19 Hiến chương GHPGVN tu chỉnh ngày 22-23/11/1997.
  • Căn cứ quy định số 045-QĐ-HĐTS ngày 29/01/2002 nhiệm vụ về việc ban hành nội quy GĐPT thuộc Ban hướng dẫn phật tử TWGHPGVN.
  • Căn cứ chương V của Nội quy GĐPT thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương GHPGVN.

* Mục tu học huấn luyện:

  • Tu học chánh pháp, trau dồi kiến thức là vấn đề trường kỳ và quan yếu hàng đầu đối với đời sống huynh trưởng GĐPT. Chương trình tu học và rèn luyện gồm các mục đích cơ bản: xây dựng nếp sống tinh thần, hoàn thiện phẩm chất đạo đức, nâng cao kiến thức tổng quát, có năng lực chuyên môn và tinh thần sáng tạo để hướng dẫn tu học cho đoàn sinh GĐPT cũng như để phụng sự cho đạo pháp và dân tộc …… Được quy định như sau: (xem điều 21 đến điều 25 và các bản “phụ đính” ghi rõ chương trình cho các bậc học).

IX/ TỔNG KẾT:

  • Tu học và phục vụ đó là hai vấn đề thiết yếu cho người Phật tử tại gia hay xuất gia. Trong sự nghiệp kế thừa của phật Tổ, của Lịch Đại Tổ sư, giáo dục và đào tạo là phương tiện có tính thực tiễn nhất. Trong môi trường đào tạo chúng ta thấy hết sức rõ “Duy tuệ thị nghiệp” có nghĩa sự nghiệp của chúng ta không ngoài trí tuệ: Văn tuệ, Tư tuệ và Tu tuệ được phát huy ở tầm cao của Tam Tạng giáo điển – Tam vô lậu học.
  • Người Phật tử phải thấm sâu kinh điển để có một thế giới quan hiện thực sinh động với chân lý khách quan trong ý nghĩa “pháp dĩ như thị”, trong định luật duyên sanh.
    • Đức Phật đã từng dạy: “Chủ trương thế giới vĩnh cửu, hay không vĩnh cửu hay bất cứ một quan điểm nào…… điều ấy không đưa lại thái độ chống đối trừ diệt tham dục, ngưng nghỉ an tĩnh hiểu biết tối cao, giác ngộ Niết bàn” (Văn 1949 kiện Nguyên Thỉ Phật giáo  Ed – Thomas Adyer Pari)

 Trong ý nghĩa cộng sinh với xã hội, người Phật tử phải có một nhân sinh quan có Phật chất, tự tin ở mình có khả năng giác ngộ, có đức Phật nơi tự thân tức Đức Phật tại triền, cần phát huy để chuyển hóa đức Phật tại triền qua vị thế xuất triền. Cần thấy rõ mọi chúng sanh đều có Phật tính như hoài bão thị hiện độ sanh của Đức Phật ở cõi Ta bà mà yêu thương tôn trọng, sống bình đẳng trong sự cộng thông vô ngã vị tha biết làm chủ mình, làm chủ tổ chức và làm chủ đất nước với sứ mệnh thiêng liêng trong sự nghiệp xây dựng và phụng sự.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.